TIN LIÊN QUAN | |
Trân trọng sự đóng góp quý báu của Việt kiều Thái Lan | |
Người Việt ở Thái Lan: Gìn giữ truyền thống dân tộc |
Với tâm niệm “Tiếng Việt còn, người Việt còn”, ước mơ của cô giáo già là làm sao tiếng mẹ đẻ của mình được gìn giữ qua nhiều thế hệ người Việt sinh ra và lớn lên trên đất Thái Lan...
Lớp học với “kẹo Bác Hồ”
Lớp học giản dị của cô Hường có khoảng 20 học sinh và được dạy 2 buổi mỗi tuần. Cô luôn nói với các em rằng “tiếng Việt còn, người Việt còn” mỗi khi các em thờ ơ với việc học. Cô cũng truyền cảm hứng tốt đẹp cho các em khi nghĩ đến quê hương, nguồn cội, đồng thời tuyên truyền nâng cao giá trị của việc học tiếng Việt để sau này các em có thể tìm được cơ hội tốt ở Việt Nam.
Không phụ lòng của người giáo viên cao tuổi, các học sinh đã cố gắng hàng ngày để biết đọc, biết viết, biết giao tiếp và có thể hát bằng tiếng của quê hương mình, như bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” của nhạc sỹ Phong Nhã. Cô đã dạy các con cháu biết chào hỏi, biết mời cơm ông bà, cha mẹ, biết cúng lễ tổ tiên bằng tiếng Việt và không quên đi phong tục tập quán ở quê hương.
Cô giáo Lê Thị Hường. |
Bản Mạy chính là nơi Bác Hồ đã hoạt động trong quãng thời gian từ năm 1928 - 1929. Là người con quê gốc Hà Tĩnh, cô Hường còn là Hội trưởng Hội người Việt ở bản Mạy. Cô kể lại câu chuyện mà cô được nghe từ ông của mình rằng khi đó, chẳng ai biết già Chín (bí danh của Bác khi ở Thái Lan) là
Nguyễn Ái Quốc. Họ biết đó là một người đàn ông chịu thương, chịu khó, nhẹ nhàng hòa giải các khúc mắc cho bà con, luôn quan tâm tới việc dạy tiếng Việt và hướng dẫn bà con trồng trọt.
Người Việt và các em nhỏ tại đây luôn dành cho Bác Hồ một tình cảm rất đặc biệt. Vào những ngày lễ như sinh nhật Bác, cô Hường thường mua rất nhiều kẹo và gọi đó là “kẹo Bác Hồ: để cất đi và đến những ngày học đặc biệt lại phát quà cho các em. Nhắc đến kẹo Bác Hồ là các học trò của cô thích thú lắm. Đó cũng là cách cô gieo vào lòng các em tình yêu dành cho quê hương và niềm tự hào về người lãnh tụ đáng kính của dân tộc.
Nơi đậm đà tình Việt
Ở bản Mạy còn có Làng hữu nghị Thái - Việt được thành lập từ sáng kiến tại Hội nghị liên Chính phủ Việt - Thái 2004. Vì vậy, vào ngày 22/2/2004, Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải và Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawtra đã khai trương Làng hữu nghị Việt - Thái ở bản Mạy - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ở và làm việc.
Làng hữu nghị giờ đây vẫn còn ghi lại lời của Đại tướng Chavalit Yongchaiyudh, khi ông khởi xướng dự án xây dựng Làng hữu nghị Thái - Việt: “Chủ tịch
Hồ Chí Minh không những là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người đặc biệt nhận được sự tôn kính của nhân dân Việt Nam mà còn là con người kiệt xuất được cả thế giới biết đến. Sự kính trọng nhà lãnh đạo của nước Việt Nam láng giềng đã từng có lịch sử gắn bó với đất nước Thái Lan sẽ là mốc son đánh dấu mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước ngày càng bền vững và sâu sắc, đồng thời thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân hai nước”.
Ngôi làng này là nơi sum họp của bà con Việt kiều Nakhon Phanom nói riêng và cả vùng Đông Bắc Thái nói chung. Ở đây vào các dịp lễ tết, bà con Việt kiều lại tụ hội quây quần bên nhau thắt chặt tình đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau và giữ gìn bản sắc văn hóa Việt. Làng hữu nghị cũng là điểm dừng chân mà bất cứ đoàn khách Việt nào sang Đông Bắc Thái Lan đều không thể bỏ qua.
Dù sinh ra và sống tại đây đã gần 70 năm, nhưng khi nghe đến hai chữ Việt Nam là trong lòng cô Hường luôn dậy lên một cảm xúc bồi hồi khó tả. Cô cho biết, người Việt tại đây hòa nhập với nước sở tại rất tốt và luôn được người Thái kính trọng vì đức tính siêng năm, cần cù và tốt bụng.
Mang quốc tịch Thái, nhưng trong tâm thức cô Hường vẫn tâm nguyện mình là người Việt Nam. Vì vậy, cô luôn có ý thức gìn giữ tiếng mẹ đẻ cũng như duy trì phong tục của quê hương cho gia đình và cộng đồng từ những sinh hoạt hàng ngày đến việc chuẩn bị Tết Nguyên đán. Cô còn cảm thấy tự hào vì bà nội mình từng là người đùm bọc và giúp đỡ già Chín trong thời gian Người sinh sống tại đây. Không những vậy, trong gia đình cô còn có 4 người thân từng về Việt Nam làm bộ đội đánh giặc ngoại xâm.
Trong suốt những năm qua, noi gương và kính yêu Bác Hồ, kiều bào tại bản Mạy luôn chăm chỉ, siêng năng và muốn giới thiệu được nhiều du khách tới tham quan Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng tại đây.
Đất nước là niềm tin cho kiều bào Trở về tham dự chương trình Xuân Quê hương 2018 vừa qua, những kiều bào tiêu biểu đến từ khắp nơi trên thế giới đã ... |
Những giáo viên đặc biệt trên đất Thái Không bằng cấp sư phạm và không hề nhận lương, nhưng không ít kiều bào vẫn đang miệt mài với công việc của những người ... |
Nâng cao hiệu quả dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài Kết luận của tại cuộc họp về việc nâng cao hiệu quả công tác dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), ... |