Các nước Đông Á có thể thúc đẩy tạo dựng thị trường chăm sóc sức khỏe chung. (Nguồn: Jorie AI) |
Kể từ khi cơ chế hợp tác Trung-Nhật-Hàn được thiết lập năm 1999, giá trị thương mại ba bên đã tăng từ 130 tỷ USD năm 1999 lên hơn 700 tỷ USD vào năm 2023. Giá trị thương mại dịch vụ giữa 3 nước tăng trưởng trung bình 4,5% trong giai đoạn 2013-2023, cao hơn tốc độ tăng trưởng của thương mại hàng hóa.
Tin liên quan |
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương |
Tuy nhiên, kinh tế Đông Á cũng có một số thách thức đáng kể. Tỷ trọng thương mại nội khối hiện chỉ đạt dưới 20%, thấp hơn nhiều so với 65,7% trong Liên minh châu Âu (EU) và 40% của khu vực Bắc Mỹ. Ba nước cần tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại để tạo sức mạnh chung ứng phó với các thách thức bên ngoài.
Ngoài ra, không thể không kể tới những tác động mạnh từ rủi ro về chuỗi cung ứng toàn cầu và bất ổn địa chính trị hiện nay. Chính vì vậy, việc củng cố liên kết kinh tế trong khu vực và mở rộng hợp tác với các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được cho là sẽ trở thành yếu tố cần thiết để duy trì và thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững.
Giới chuyên gia nhận định, để đối phó với những thách thức này, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cần tập trung đẩy nhanh tiến trình đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) 3 bên, mở rộng hợp tác với ASEAN, tận dụng Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Đồng thời, ba nước cũng cần tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực mới như dịch vụ và công nghệ cao.
Một lĩnh vực hợp tác khác mà 3 nước cũng có thể đẩy mạnh là thúc đẩy tạo dựng thị trường chăm sóc sức khỏe chung trong bối cảnh đều đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số. Ước tính, thị trường chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc sẽ đạt khoảng 22.000 tỷ USD vào năm 2030.
Theo tính toán, hiệp định FTA Hàn-Nhật-Trung khi hoàn thành sẽ giúp giảm thuế quan, thúc đẩy thương mại tự do và làm tăng GDP của 3 nước thêm 0,5-3%. Vì thế, hợp tác để giảm bớt các rào cản thương mại, cải thiện tính linh hoạt của chuỗi cung ứng và phát triển mạnh các lĩnh vực như kinh tế số hay bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ là những việc quan trọng cần làm.
Tập trung vào nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng là một hướng đi quan trọng. Ba quốc gia Đông Á cần tận dụng thế mạnh trong các lĩnh vực công nghệ cao và thúc đẩy các sáng kiến hợp tác R&D chung nhằm giữ vững vai trò dẫn đầu trong khu vực và toàn cầu.
Bên cạnh đó, phát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe, cũng có thể là động lực tăng trưởng mới trong bối cảnh dân số già hóa.
| Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu? Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh ... |
| TikTok 'gặp nạn' ở châu Âu, EU chính thức mở cuộc điều tra lớn, chú trọng ba khía cạnh Ngày 17/12, Ủy ban châu Âu (EC) chính thức mở thủ tục điều tra đối với TikTok về những cáo buộc vi phạm luật Dịch ... |
| Lo 'bão' thuế quan từ ông Trump, Italy kêu gọi EU cởi mở, ngăn chặn các tranh chấp thương mại Liên minh châu Âu (EU) cần có cách tiếp cận thực tế với chính quyền sắp tới của ông Donald Trump để ngăn chặn một ... |
| Nền kinh tế dẫn đầu châu Âu 'không sụp đổ trong một đêm'... mà đáng sợ hơn nhiều Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đang tiến đến điểm không thể quay lại khi các xu hướng kinh tế tiêu cực ... |
| Kinh tế Eurozone phủ sắc xám Nền kinh tế Khu vực đồng EUR (Eurozone) được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn so với dự đoán trước đây trong năm 2025, ... |