Nhỏ Bình thường Lớn

Có thêm hai nghệ thuật của người Mông ở Yên Bái được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối 23/12, tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Nghệ thuật Khèn; Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; Khai mạc Festival khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023.
Có thêm hai nghệ thuật của người Mông ở Yên Bái được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Buổi lễ có sự tham dự của Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội Y Thanh Hà Nie K’đăm; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Đoàn công tác của Quốc hội; lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Y tế; cùng lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban ngành của tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Sơn La.

Lễ công bố Quyết định và đón nhận Chứng nhận 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là dịp để tôn vinh giá trị văn hóa của di sản, cũng như tri ân những nỗ lực thầm lặng, bền bỉ của cộng đồng, của các nghệ nhân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản; đồng thời thúc đẩy trách nhiệm trao truyền di sản giữa các thế hệ và thực hành di sản trong cộng đồng, để di sản tiếp tục được lan tỏa hôm nay và mai sau; “biến di sản thành tài sản” phục vụ quá trình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi lễ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố và trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Nghệ thuật Khèn và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn. (Nguồn: TTXVN)

Có thêm hai nghệ thuật của người Mông ở Yên Bái được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Chương trình diễu diễn đường phố với sự tham gia của 250 diễn viên quần chúng, nghệ nhân. (Nguồn: TTXVN)
Có thêm hai nghệ thuật của người Mông ở Yên Bái được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Các nghệ nhân tham gia hội thi vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong.Yên Bái hiện có 3/7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, là các di sản văn hóa phi vật thể được khởi nguồn, sinh ra từ cuộc sống, lao động, sản xuất. Những di sản này được sáng tạo, bồi tụ trong quá trình lịch sử hình thành cộng đồng, gắn liền với đời sống, sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Mông từ ngàn đời nay. Trong đó, “Nghệ thuật khèn” và “Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải” của đồng bào dân tộc Mông là những di sản mang đậm sắc thái văn hóa; thể hiện sự sáng tạo, trình độ nghệ thuật cũng như bản lĩnh, cốt cách, văn hóa ứng xử của người Mông trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên. (Nguồn: TTXVN)
Có thêm hai nghệ thuật của người Mông ở Yên Bái được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Hơn 80 nghệ nhân, diễn viên đến từ 5 huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái), Bắc Yên, Mường La (tỉnh Sơn La) tham dự Hội thi múa Khèn tốp. Buổi lễ còn diễn ra chương trình còn nghệ thuật với chủ đề “Thanh âm giữa ngàn mây” với 3 chương. Chương 1: Khát vọng non cao; Chương 2: Âm vang mây ngàn; Chương 3: Điệu khèn hội tụ. Tham gia biểu diễn là các nghệ sỹ, diễn viên đến từ Hà Nội và Yên Bái, cùng hơn 1000 diễn viên quần chúng, nghệ nhân, các em học sinh của huyện Mù Cang Chải. (Nguồn: TTXVN)
Có thêm hai nghệ thuật của người Mông ở Yên Bái được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Nằm trong khuôn khổ Lễ hội, để giới thiệu tới du khách trong và ngoài nước các sản phẩm du lịch độc đáo, huyện Mù Cang Chải tái hiện Không gian Văn hóa Dân tộc Mông từ ngày 22-24/12. Ngoài ra, còn có các hoạt động giao lưu hội thi múa khèn tốp, trải nghiệm giã bánh giầy và bay dù lượn tại đèo Khau Phạ. (Nguồn: TTXVN)

(Nguồn: TTXVN)

Điệu nhảy Garba của Ấn Độ đươc ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại

Điệu nhảy Garba của Ấn Độ đươc ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại

Việc UNESCO công nhận Garba là Di sản văn hóa phi vật thể không chỉ là tôn vinh di sản của bang Gujarat mà còn ...

Nghi lễ vòng đời và nghề dệt thổ cẩm người Chăm là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia

Nghi lễ vòng đời và nghề dệt thổ cẩm người Chăm là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia

Nghi lễ vòng đời và nghề dệt thổ cẩm của người Chăm ở An Giang có giá trị lịch sử, cố kết cộng đồng và ...

Những nghệ nhân giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào Khmer

Những nghệ nhân giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào Khmer

Cùng với phát triển kinh tế, tỉnh Sóc Trăng luôn xác định bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa là yếu tố không ...

Mưa lớn làm sập một di sản văn hóa thế giới ở Tunisia

Mưa lớn làm sập một di sản văn hóa thế giới ở Tunisia

Nhà chức trách Tunisia cho biết trong quá trình trùng tu, tôn tạo, một phần bức tường bao quanh Thành cổ Kairouan đã đổ sập ...

Nâng tầm di sản văn hoá phi vật thể ở Việt Nam

Nâng tầm di sản văn hoá phi vật thể ở Việt Nam

Được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 là một tín hiệu mạnh mẽ về sự ủng hộ, ghi ...