Cơn ác mộng Covid-19 trong các gia đình Nepal

Sơn Trà
Mệt mỏi vì dịch bệnh Covid-19 tấn công, thất vọng vì sự phản ứng chậm chạp của chính phủ, nhiều gia đình Nepal tỏ ra bi quan về chặng đường phía trước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Số bệnh nhân Covid-19 tăng cao khiến các bệnh viện ở Nepal rơi vào tình trạng thiếu giường bệnh và vật tư y tế. (Nguồn: The Kathmandu Post)
Số bệnh nhân Covid-19 tăng cao khiến các bệnh viện ở Nepal rơi vào tình trạng thiếu giường bệnh và vật tư y tế. (Nguồn: The Kathmandu Post)

Những thời khắc khó khăn

Ngày 6/5, anh Shanta Ratna Bajracharya đứng một mình ở cổng bên ngoài khu hỏa táng Pashupati Aryaghat. Hai tay anh Shanta nắm chặt những thanh sắt mỏng của cánh cửa ngăn cách anh và thi hài mẹ anh được bọc trong ni lông và nằm trên mặt đất.

Khu hỏa táng ngày hôm đó chạy hết công suất. Nhiều người dân tập trung tại đây để nói lời tạm biệt cuối cùng tới những người thân yêu kém may mắn.

Đau đớn và mệt mỏi, Shanta cố gắng khóc để giải tỏa dồn nén trong lòng.

Vào ngày mẹ anh được hỏa táng, Nepal ghi nhận 8.605 trường hợp nhiễm và 54 trường hợp tử vong do virus SARS-CoV-2.

Dù nỗi đau mất mẹ quá lớn nhưng tâm trí của Shanta vẫn có phần đang hướng về ngôi nhà của mình. Ngay sau khi hoàn thành nghi lễ, Shanta vội vã về nhà.

Ngoại trừ con gái, cả gia đình anh (hiện có 10 thành viên) đều phải vật lộn với Covid-19. Tệ hơn nữa, một tuần trước đó, mức oxy của ba thành viên trong gia đình anh - vợ, anh trai và em dâu - đã giảm xuống mức nguy hiểm.

Shanta nói: “Tất cả chúng tôi đều tuân thủ các quy định của lệnh phong tỏa của chính phủ. Tình hình vẫn bình thường nhưng đột nhiên mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Lần lượt các thành viên gia đình đều nhận kết quả dương tính. Triệu chứng nhiễm bệnh của mọi người khác nhau. Việc chăm sóc lẫn nhau rất khó khăn trong bối cảnh hệ thống chăm sóc sức khỏe của đất nước quá tải. Thực tế này thật khó để thừa nhận”.

"Chúng tôi cần khoảng 25.000 bình oxy ngay lập tức để cứu người. Chúng tôi cũng cần gấp các máy nén khí và giường ICU. Đây là nhu cầu cấp thiết", Samir Kumar Adhikari, quan chức Bộ Y tế Nepal.

Nhiều gia đình khác ở Nepal cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự như gia đình Shanta.

Ban đầu, khi một thành viên trong gia đình nhiễm bệnh, họ thường cách ly và tự chăm sóc để bảo vệ an toàn cho các thành viên khác trong gia đình. Một số người khác chấp nhận rủi ro để chăm sóc cho người thân. Tuy nhiên, khi cả gia đình nhiễm bệnh, nhiều người cảm thấy bất lực.

Trong gia đình của Shanta, anh là người đầu tiên có kết quả dương tính với Covid-19. Ba ngày sau, vợ anh, anh trai và chị dâu cũng cho kết quả dương tính. Vài ngày sau nữa, em dâu cũng bị nhiễm bệnh. Các thành viên trong gia đình tự cách ly trong phòng và cố gắng hết sức để không tiếp xúc với nhau.

May mắn hiếm hoi

Người mẹ 82 tuổi của Shanta, không khỏe lắm, được chuyển lên tầng cao nhất của ngôi nhà để tránh tiếp xúc với nhiều người nhiễm bệnh.

Sau khi Shanta có kết quả xét nghiệm âm tính, anh bắt đầu chăm sóc mẹ mình, lúc này sức khỏe chuyển biến xấu hơn. Bà khó thở và được hỗ trợ bằng bình thở oxy tại nhà.

Nhưng chỉ ít ngày sau, sức khỏe các thành viên khác cũng diễn biến xấu. Lượng oxy của ba thành viên khác giảm mạnh và cần được hỗ trợ oxy liên tục.

Shanta phải mất hàng giờ gọi điện đến các số điện thoại do chính phủ cung cấp với hi vọng được hỗ trợ về xe cấp cứu và bình oxy. Các đường dây nóng liên tục báo bận hoặc người này chuyển máy cho người kia.

Đến 11h đêm, một người thân đã thu xếp được xe cấp cứu và mẹ của Shanta được chuyển đến bệnh viện Vayodha. Bệnh viện từ chối tiếp nhận mẹ Shanta vì bệnh viện không còn giường. Không ai có thể hỗ trợ bà.

Shanta lo lắng nhìn bình oxy của mẹ anh đang cạn kiệt khi anh gọi điện đến từng bệnh viện lớn trong thành phố. Lúc 2 giờ sáng, anh có mặt tại bệnh viện Norvic để cầu xin các bác sĩ ở đó cho mẹ anh nhập viện.

Ngay sau khi mẹ của Shanta nhập viện, các bác sĩ thông báo với anh rằng bà cần được giữ lại trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) nhưng bệnh viện cũng không còn phòng.

Anh Shanta nói: “Cuối cùng, chúng tôi cũng nhận được phòng ICU vào 2 giờ chiều ngày hôm sau. Tôi đã ngồi với mẹ và nắm tay bà trong một giờ rưỡi trước khi bà qua đời”.

Gia đình Shanta cảm thấy may mắn khi bác sĩ Sanjiv Hyoju, một nhà nghiên cứu và phẫu thuật có trụ sở tại Mỹ, tình nguyện tư vấn y tế cho gia đình. Những hướng dẫn y tế của bác sĩ Hyoju đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại Covid-19 của gia đình anh.

Manjushree Bajracharya, anh trai của Shanta cho biết: “Chúng tôi đã rất may mắn vì nhiều người đang gặp những khó khăn tương tự và đang xoay xở để đặt lịch hẹn khám bệnh. Trong vài tuần qua, tôi đã tận mắt chứng kiến ​​sự ứng phó kém hiệu quả của chính phủ. Những người Nepal đang bị buộc phải mua thuốc với giá cắt cổ. Thật vô cùng đáng tiếc là đối với một số người, đại dịch trở thành cơ hội để tranh thủ cướp tiền của người khác”.

Khủng hoảng kép

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang trong tình cảnh khủng hoảng, nhiều lời chỉ trích về khả năng ứng phó của chính phủ thì ngày 10/5, Thủ tướng Nepal Khadga Prasad Oli đã đề nghị Quốc hội tổ chức cuộc bỏ phiếu tín nhiệm nhằm chứng minh ông vẫn nhận đủ sự ủng hộ để tiếp tục nắm quyền.

Cùng ngày, với 93 phiếu thuận, 124 phiếu chống, Quốc hội Nepal đã bác bỏ đề nghị của Thủ tướng K.P. Sharma Oli về việc tổ chức một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm.

Động thái trên đẩy Nepal vào tình trạng bất ổn chính trị và làm sâu sắc thêm những rạn nứt trong nội bộ đảng cầm quyền của Thủ tướng Sharma Oli.

Bộ Y tế Nepal hôm 12/5 thông báo ghi nhận thêm 9.238 ca nhiễm Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 422.349 ca. Ngoài ra, theo phát ngôn viên Bộ Y tế Nepal Samir Kumar Adhikari, có 168 ca tử vong trong 24 giờ, nâng tổng số người thiệt mạng vì Covid-19 lên 4.252 người.

Nepal, với khoảng 30 triệu dân, chỉ có 1.600 giường chăm sóc đặc biệt và khoảng 600 máy thở.

TIN LIÊN QUAN
Những câu chuyện chấn động thế giới của các gia đình Hoàng gia
Giáo sư Trung Quốc kêu gọi chính phủ 'thưởng nóng' 1 triệu NDT cho mỗi gia đình sinh thêm con
Kinh tế Hàn Quốc có dấu hiệu phục hồi
Chống phân biệt đối xử: Số lượng các tội ác thù hận nhằm vào người gốc Á tại Mỹ tăng gấp đôi trong một năm
'Cơn ác mộng' thiếu chip toàn cầu có thể sớm được khắc phục nhờ Intel
(theo The Kathmandu Post)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
Phiên bản di động