"Con đường để phát triển kinh tế biển Việt Nam chưa rõ ràng"

 Việt Nam đã có định hướng chính sách rõ ràng, quyết tâm trở thành một quốc gia mạnh về phát triển kinh tế biển nhưng con đường để đạt được mục tiêu đó chưa rõ ràng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
con duong de phat trien kinh te bien viet nam chua ro rang Cà Mau khai thác thế mạnh kinh tế biển
con duong de phat trien kinh te bien viet nam chua ro rang Chiến lược Phát triển các ngành Kinh tế Biển: Kinh nghiệm của Na Uy và Triển vọng ở Việt Nam

Cùng với xu hướng chung của các quốc gia có biển trên thế giới, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, Việt Nam đã có định hướng chính sách rõ ràng, quyết tâm trở thành một quốc gia mạnh về phát triển kinh tế biển...Tuy nhiên, PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, chúng ta vẫn chưa có quy hoạch rõ ràng để vạch rõ con đường đi.

Thưa ông, rõ ràng nước ta có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế biển, vậy Việt Nam đã có định hướng chính sách gì để huy động tối đa nguồn lực kinh tế biển?

Chiến lược phát triển kinh tế biển đến năm 2020 đã thể hiện rất rõ quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước.

Thứ nhất, Chiến lược chỉ rõ xây dựng Việt Nam thành một quốc gia mạnh về biển, làm giàu về biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng của biển. Phát triển toàn diện ngành nghề biển, tái cơ cấu ngành phong phú hiện đại tạo ra tốc độ tăng nhanh, bền vững hiệu quả và có tầm nhìn dài hạn.

Thứ hai, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, hợp tác quốc tế. Kết hợp phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo, vùng nội địa… theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ ba, khai thác mọi ngư trường để phát triển kinh tế biển trên tinh thần chủ động, phát huy nguồn lực bên trong, tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.

con duong de phat trien kinh te bien viet nam chua ro rang
PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. (Nguồn: TTXVN)

Ông đánh giá thế nào về quy mô cũng như vai trò của kinh tế biển trong nền kinh tế quốc dân?

Hiện quy mô kinh tế biển trong GDP của Việt Nam còn thấp, chỉ khoảng 23% GDP. Tuy nhiên, dự kiến trong tương lai đóng góp của kinh tế biển trong nền kinh tế sẽ khoảng trên 50%. Điều này là do xu thế phát triển chung kinh tế biển ngày càng quan trọng và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này khi sẽ đẩy mạnh khai thác tiềm năng kinh tế biển.

Bên cạnh đó, trước đây chúng ta chỉ khai thác ở thềm lục địa vì trình độ sản xuất lạc hậu thì nay chúng ta cũng đã hướng tới khai thác, đánh bắt xa bờ với trình độ khai thác hiện đại hơn. Như vậy có thể thấy, phát triển biển là xu thế tất yếu của quá trình phát triển nhất là trong hướng có tầm nhìn về không gian.

Có ý kiến cho rằng, hiện nay, công tác quy hoạch phát triển kinh tế biển vẫn chưa thực sự tốt nên kinh tế biển chưa phát triển toàn diện và không bền vững. Ông đánh giá như thế nào về nhận định này?

Vấn đề quy hoạch hết sức quan trọng vì muốn phát triển thì cần rõ con đường đi. Việt Nam đã có Chiến lược phát triển biển nhưng chúng ta vẫn chưa có quy hoạch rõ ràng. Các quy hoạch chủ yếu mới chỉ có ở các nghiên cứu nhỏ lẻ và còn chồng chéo. Thực tế hiện nay cho thấy, mỗi tỉnh ven biển đều có một cảng, như vậy liệu có hợp lý không? Điều này cần có quy hoạch tổng thể rõ ràng.

Trong Luật Bảo vệ môi trường biển mới cũng đã nhấn mạnh điều này. Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng Luật Quy hoạch, với luật này, hi vọng sẽ khắc phục được những điểm yếu trong quy hoạch thời gian tới.

Có thực tế rằng, hiện còn thiếu sự liên kết hợp tác giữa các tỉnh, thành phố có biển, đảo trong cả nước. Theo ông, giải pháp nào để tăng cường sự liên kết này?

Sau Đại hội Đảng lần thứ XII, Đảng ta đã nhận thấy vấn đề này. Hiện các liên kết chưa phù hợp, nhất là liên kết giữa các địa phương ven biển. Ngoài ra, không những liên kết giữa các địa phương, cần đẩy mạnh sự liên kết vùng nữa.

Hiện Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã rất sát sao trong vấn đề này. Tại Viện chúng tôi cũng đang thực hiện đề án Liên kết giữa các địa phương và các vùng trong sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.  

Du lịch là một trong những ngành kinh tế biển có tiềm năng rất lớn ở Việt Nam, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa phát huy được. Nguyên nhân do đâu thưa ông?

Biển Việt Nam có tiềm năng rất lớn về du lịch nhưng hiện chúng ta chưa phát huy được. Điều này do vấn đề quy hoạch vẫn chưa rõ ràng. Thứ hai là cách chúng ta quảng bá du lịch vẫn chưa thực sự hiệu quả. Nội tại phát triển du lịch của chúng ta chưa tốt như cơ sở hạ tầng còn kém, các sản phẩm du lịch thiếu đa dạng và các dịch vụ du lịch chưa phát triển. Ngoài ra, nguồn nhân lực phát triển du lịch hiện nay vẫn chưa cao.

con duong de phat trien kinh te bien viet nam chua ro rang
Tương lai đóng góp của kinh tế biển trong nền kinh tế sẽ khoảng trên 50%. (Nguồn: Vasep)

Thưa ông, sự cố môi trường ở khu vực miền Trung vừa qua là hồi chuông cảnh báo cho sự phát triển kinh tế biển thiếu bền vững. Làm sao để các địa phương giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái và phát triển bền vững kinh tế biển?

Sự cố môi trường Formosa là một bài học đắt giá phải trả cho việc quản lý môi trường. Chúng ta cần xem xét lại quy hoạch tất cả các dự án đang hoạt động hoặc sẽ hoạt động trong các vùng ven biển; tuyệt đối không cho xả thải ra môi trường nếu chưa được kiểm duyệt. Ngoài ra, địa phương cũng như người dân cần nâng cao vai trò của mình trong việc giám sát, phát hiện các dự án trên địa phương mình.

Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định kinh tế trên biển và ven biển sẽ đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước. Theo ông, đâu là giải pháp tổng thể để có thể hoàn thành mục tiêu này?

Đầu tiên chúng ta cần đảm bảo an toàn, an ninh trên biển. Chúng ta cần xem xét lại vấn đề quy hoạch, xem cái gì cần ưu tiên làm trước, cái nào làm sau. Thứ hai, chúng ta cần tập trung đẩy mạnh khai thác thủy hải sản đây là thế mạnh của Việt Nam. Những ngành công nghiệp nào cần phải tập trung và cũng cần đẩy mạnh khai thác tài nguyên dưới đáy biển. Bên cạnh đó, chúng ta cần phát triển hiệu quả các khu kinh tế ven biển. Cuối cùng rất quan trọng, đó là Việt Nam cần khai thác các dịch vụ biển, nhất là dịch vụ vận chuyển, logistic vì Việt Nam nằm trên ngã sáu của đường hàng hải quốc tế.

Xin cảm ơn ông!

con duong de phat trien kinh te bien viet nam chua ro rang Thúc đẩy hợp tác kinh tế biển Việt Nam – Bồ Đào Nha

Tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Bồ Đào Nha, chiều 4/6, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Lisbon, Thủ tướng Chính phủ ...

con duong de phat trien kinh te bien viet nam chua ro rang Việt Nam hướng tới nền kinh tế biển xanh

Ngày 7/6/2013, Diễn đàn Kinh tế biển Việt Nam lần thứ 4 với chủ đề “Phát triển kinh tế biển xanh: Triển vọng và thách ...

PV. (theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, tại Nhà hát Hồ Gươm.
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thừa Thiên Huế đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho 'Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế'.
Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, chương trình biểu diễn cổ phục 'Theo sợi chỉ vàng'đ ã diễn ra vào ngày 23/11 tại TP.HCM.
Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Baoquocte.vn. Các công trình kiến trúc lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời khiến Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Báo Văn hoá tổ chức Hội thảo 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi'.
Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Việt Nam sở hữu kho tàng di sản văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử mà còn chứa đựng giá trị tinh thần vô cùng phong phú.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Tối 23/11, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Phiên bản di động