Con đường hội nhập thế giới của ASEAN

Diễn đàn Đông Á (EAS) số mới ra có bài viết "Con đường hội nhập thế giới của ASEAN" của đồng tác giả Joko Siswanto và Alwin Adityo (Cơ quan dịch vụ tài chính Indonesia). Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả nội dung bài viết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
con duong hoi nhap the gioi cua asean Nhật Bản cam kết hợp tác với ASEAN duy trì trật tự quốc tế cởi mở và tự do
con duong hoi nhap the gioi cua asean Shangri-La 2017 tìm nền tảng chung cho an ninh khu vực Đông Nam Á

Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Manila vào tháng 4 vừa qua, Tổng thống Philippines, Chủ tịch ASEAN 2017 Rodrigo Duterte, đã tuyên bố ASEAN đang đứng ở trung tâm và là tương lai của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuyên bố này phản ánh kế hoạch và phương châm hoạt động của ASEAN trong năm nay - "Đối tác cho sự thay đổi, hội nhập với thế giới", cho thấy ASEAN mong muốn đóng vai trò lớn hơn trên trường quốc tế.

Đẩy mạnh quan hệ ngoài khối

Để có thể đạt được tham vọng đó, ASEAN cần chứng minh vai trò toàn cầu của mình thông qua việc cam kết can dự mạnh mẽ hơn với các đối tác bên ngoài khối. Trong vòng 15 năm trở lại đây, kim ngạch thương mại ngoại khối của ASEAN tăng gấp 3 lần so với thương mại nội khối. Tầm quan trọng của thương mại ngoại khối khiến một số người tự hỏi liệu đã đến lúc các nước ASEAN theo đuổi một chương trình nghị sự thương mại đối ngoại chủ động, tích cực hơn.

con duong hoi nhap the gioi cua asean
Phương châm hoạt động của ASEAN trong năm 2017: "Đối tác cho sự thay đổi, hội nhập với thế giới".

Các quốc gia thành viên ASEAN thực hiện các cuộc đàm phán thương mại dựa trên nguyên tắc "trung tâm ASEAN". Theo Hiến chương ASEAN, trung tâm ASEAN đóng vai trò là "lực đẩy quan trọng trong hợp tác với các đối tác bên ngoài". Cách tiếp cận này đòi hỏi bất kỳ lợi ích hoặc cam kết nào được đưa ra trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) ASEAN+1 không được vượt quá những ưu tiên trong FTA nội khối của ASEAN.

Điều này ngụ ý rằng chương trình nghị sự thương mại nội khối của ASEAN được ưu tiên cao hơn chương trình nghị sự thương mại ngoại khối. Ví dụ, trong các FTA nội khối của ASEAN, Indonesia cho phép thành lập các trụ sở ngân hàng nước ngoài ở tất cả các thành phố để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Nhưng trong FTA ASEAN + 1, chẳng hạn như FTA ASEAN - Australia - New Zealand hay FTA ASEAN - Hàn Quốc, các ngân hàng từ các nước đối tác chỉ có thể thiết lập chi nhánh ở một số tỉnh thành nhất định.

Thời gian tới, ASEAN có thể không gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm sự tham gia tích cực hơn với các đối tác ngoài khối. Với tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và gần 400 triệu người ở độ tuổi dưới 35, ASEAN sẽ là khu vực rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Không quá ngạc nhiên khi nhiều quốc gia, trong đó có cả Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, sẽ hoạt động tích cực hơn với ASEAN, bao gồm cả các vấn đề thương mại và đầu tư.

"Đầu tàu" trong đàm phán RCEP

ASEAN cũng đang đóng vai trò "đầu tàu" trong việc đàm phán thỏa thuận thương mại khu vực lớn nhất thế giới, đó là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). 16 quốc gia thành viên của RCEP chiếm 46% dân số thế giới và 24% GDP toàn cầu. Hiệp định này sẽ cung cấp những điều kiện tốt hơn về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư cho ASEAN cũng như 6 nền kinh tế bên ngoài khu vực của RCEP.

Ngoài RCEP, ASEAN đang nhìn vượt khỏi khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm mở rộng, tham gia tích cực hơn nữa trong lĩnh vực thương mại. Tháng 5 vừa qua, các quốc gia ASEAN đã nhất trí khôi phục các cuộc đàm phán FTA với Liên minh châu Âu (EU) - nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai của khối - sau những thảo luận ban đầu bị ngưng trệ vào năm 2009.

ASEAN nên tìm cách tối đa hóa bất cứ cơ hội đàm phán FTA với các quốc gia bên ngoài khối, gồm EU và cả 6 nước tham gia RCEP cùng ASEAN: Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Việc ký nhiều FTA với các đối tác thương mại sẽ giúp ASEAN có cơ hội lớn để hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo các chuyên gia, việc hạn chế các quan hệ kinh tế đối ngoại đối với các hiệp định mở rộng của ASEAN sẽ rất bất lợi vì nó có thể làm giảm khả năng tối đa hóa lợi nhuận từ thương mại và đầu tư của các quốc gia thành viên.

con duong hoi nhap the gioi cua asean
Các nguyên thủ quốc gia tại trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 tại Manila, Phillipines. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Phillipines)

Trong FTA ASEAN+1, các đàm phán tiếp cận thị trường với các đối tác thương mại tương ứng được thực hiện song song giữa đối tác đó và mỗi nước thành viên ASEAN, chứ không phải với toàn bộ khối. Như vậy, mỗi quốc gia thành viên ASEAN có cơ hội cạnh tranh với nhau nhằm chuyển hướng thương mại và đầu tư từ đối tác thương mại sang các quốc gia tương ứng của họ.

Tuy nhiên, một số quốc gia có động cơ hành động khác. Là nước lớn nhất trong ASEAN, Indonesia có tiềm năng to lớn để trở thành điểm đến hấp dẫn của đầu tư và thương mại. Để thu hút các đối tác thương mại, Indonesia có thể xem xét đối xử với họ tốt hơn, hoặc ít nhất cùng mức độ như với các nước thành viên khác của ASEAN.

Việc ASEAN tích cực tham gia với các đối tác thương mại có thể gặt hái được những lợi ích kinh tế đáng kể. Từ góc nhìn kinh tế thuần túy, điều này sẽ có lợi cho ASEAN thông qua việc tăng thương mại ngoại khối. Cách tiếp cận như vậy chắc chắn sẽ phù hợp với  phương châm của ASEAN trong năm 2017 là "hội nhập với thế giới".

Thật vậy, ASEAN đang có cơ hội tốt để gặt hái nhiều lợi ích về thương mại và đầu tư thông qua việc tăng cường sự tham gia của mình với các nước khác. Nhưng trước hết, ASEAN cần phải thay đổi quy tắc cho rằng các điều khoản tốt nhất nên được dành riêng cho các nước thành viên. Khi đó, ASEAN mới có thể tối đa hóa lợi ích từ việc hội nhập với thế giới. 

con duong hoi nhap the gioi cua asean

Mỹ và ASEAN đồng thuận cao về các vấn đề an ninh khu vực

Ngày 4/6, bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 đang diễn ra tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã có cuộc gặp với ...

con duong hoi nhap the gioi cua asean

ASEAN - trung tâm dẫn dắt các cơ chế hợp tác an ninh khu vực

Là một thành viên tích cực của Đối thoại Shangri-La, Việt Nam đã có nhiều sáng kiến quan trọng đóng góp vào việc duy trì ...

con duong hoi nhap the gioi cua asean

Thời điểm vàng cho quan hệ ASEAN - EU

Năm 2017, Liên minh châu Âu (EU) và ASEAN kỷ niệm 40 năm hợp tác chặt chẽ và hiệu quả, cùng với các mục tiêu ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động