Nhỏ Bình thường Lớn

“Con ngựa” lạm phát ở Nga đã bớt bất kham?

Sau 5 năm chống chọi với lạm phát cao, kinh tế Nga vừa ghi nhận tuần giảm phát đầu tiên. 
TIN LIÊN QUAN
con ngua lam phat o nga da bot bat kham Tại sao giới đầu tư đặt niềm tin vào đồng Ruble ?
con ngua lam phat o nga da bot bat kham Nga đã thoát ác mộng kinh tế?

Ngày 3/8, Cơ quan Thống kê Nga công bố đã ghi nhận chỉ số giảm phát 0,1% trong tuần từ 26/7 đến 1/8 - lần đầu tiên kể từ tháng 9/2011. Dù phần nhiều do yếu tố mùa vụ, song Bộ Kinh tế Nga hy vọng giảm phát sẽ tiếp diễn trong tháng 8 và đầu tháng 9. 

con ngua lam phat o nga da bot bat kham
Nga hy vọng xu thế giảm lạm phát sẽ duy trì. (Nguồn: Irishtimes)

Bộ Kinh tế Nga vẫn giữ nguyên đánh giá lạm phát tháng 7 ở mức 0,5 -0,7%. Với mức này, lạm phát lũy kế tính đến hết tháng 7/2016 giảm còn 7,2 – 7,4% từ mức 7,5% vào cuối tháng 6. 

Trong khi đó, Ngân hàng Nga dự báo lạm phát năm tính đến hết tháng 7 ở mức 7,3%, sẽ giảm xuống 5-6% cho đến cuối năm 2016. Theo Ngân hàng Trung ương Nga, các yếu tố đã kéo lạm phát chậm lại là giá dịch vụ dân sinh thấp hơn, vụ mùa thu hoạch và tâm lý tiêu dùng kiềm chế.

Cả Bộ Kinh tế và Ngân hàng Trung ương Nga đều cho rằng, còn quá sớm để sửa đổi dự báo về lạm phát, khi mới chỉ dựa vào con số giảm phát của một tuần. Bởi vậy, Ngân hàng Trung ương Nga vẫn giữ nguyên dự báo lạm phát năm 2016 ở mức 5-6%.

Bộ Kinh tế Nga cho biết, vào tháng 8-9 tới sẽ xem xét lại các con số lạm phát dựa vào thông tin thống kê mới. Hiện dự báo của Bộ này về lạm phát 2016 là 6,5%. Tuy nhiên, Bộ trưởng Aleksey Uliukaiev không loại trừ mức tăng giá sẽ không vượt 6%.

Chuyên gia phân tích của Ngân hàng Nordea Bank (top 30 ngân hàng hàng đầu của Nga) Dmitry Savchenko tỏ ra dè dặt với kỳ vọng của Bộ trưởng Kinh tế Uliukaiev. Ông này cho rằng, lạm phát năm 2016 của Nga khó dưới mức 6%, mà phải là 6,3%. Song, xu thế giảm lạm phát vẫn sẽ duy trì và cho phép Ngân hàng Trung ương Nga hạ lãi suất then chốt 0,5 điểm phần trăm vào cuối năm. Tháng 7 vừa qua, Ngân hàng Nga đã giữ nguyên lãi suất then chốt ở mức 10,5%.

Trong khi đó, sau một thời gian ngắn bớt phụ thuộc vào giá dầu, trong tháng 7, giá đồng Ruble đã quay lại xu hướng giảm theo giá "vàng đen".

Theo kịch bản của ngân hàng dầu khí Nga Gasprombank, với mức giá 45-50 USD/thùng dầu trong quý II/2016, đồng Ruble sẽ ở mức 70-75 Ruble/USD. Đồng Ruble chỉ có thể tăng giá trong trường hợp giá dầu tăng hoặc xuất hiện thêm dòng đầu tư, có thể đạt 50-55 Ruble/USD. Tuy nhiên, kịch bản này không mấy khả quan, thậm chí, không loại trừ khả năng giá dầu có thể phá đáy 40 USD/thùng. Nếu như vậy, Nhà kinh tế trưởng Quỹ Capital Evgheny Nadorshin cho rằng, Ruble có thể xuống còn 70 Ruble/USD. 

Theo chuyên gia kinh tế hàng đầu của ngân hàng phát triển Eurasia Yaroslav Lisovolik, sức ép đặc biệt lên đồng Ruble sẽ rơi vào quý IV/2016, thời kỳ Nga phải thanh toán nợ nước ngoài. Dầu vẫn là một trong những nhân tố then chốt tác động đến tỷ giá đồng Ruble. Cũng theo chuyên gia này, giá trung bình của Ruble so với USD trong sáu tháng cuối năm 2016 sẽ vào khoảng 67 Ruble/USD, còn giá dầu trung bình sẽ ở mức 45 USD/thùng.

con ngua lam phat o nga da bot bat kham Vận đen của kinh tế Nga

Những cảnh báo liên tục được phát đi từ nền kinh tế Nga.

con ngua lam phat o nga da bot bat kham Giá dầu giảm – thách thức lớn đối với ông Putin

Kinh tế Nga phụ thuộc rất lớn vào dầu mỏ, nhưng với lượng dầu dự trữ vốn có và kế hoạch thả nổi nội tệ, ...

An Sinh (theo TTXVN, TASS)