Nhỏ Bình thường Lớn

Vì sao trong lịch sử thường xảy ra tranh chấp ngôi thứ ngoại giao?

TGVN. Ngôi thứ ngoại giao ra đời cùng với sự hình thành các quốc gia và có sự bang giao giữa các quốc gia đó. Trong đó nhiều thế kỷ, ngôi thứ là vấn đề đã đưa đến nhiều sự tranh chấp, làm tốn nhiều giấy mực và có trường hợp đổ máu.
TIN LIÊN QUAN
Nước tiếp nhận có quyền khám xét hành lý của viên chức ngoại giao không?
Nước sở tại có quyền không cho túi thư ngoại giao vào hay ra khỏi đất nước mình không?
vi sao trong qua trinh phat trien lich su thuong xay ra nhung tranh chap ngoi thu
Vì sao trong quá trình phát triển lịch sử thường xảy ra những tranh chấp ngôi thứ?

Trong thực tế, có rất nhiều khó khăn để đi đến việc thống nhất một quy định ngôi thứ, vì mỗi quốc gia đều có những kỳ vọng, nhất là thời gian trước đây quan hệ giữa các quốc gia là quan hệ không bình đẳng.

Ở châu Á, vua chúa phong kiến Trung Hoa tự đặt cho mình là Thiên tử và xưng là Hoàng đế, còn các nước nhỏ là chư hầu vua chỉ được xưng Vương. Chính vì vậy, vua chúa Trung Quốc đòi hỏi các nước nhỏ đón tiếp sứ thần của mình với những nghi lễ rất cao, các sứ thần rất ngạo mạn, và ngược lại khi Triều đình Trung Quốc đón tiếp sứ thần của các nước nhỏ, nước chư hầu, thậm chí còn tìm cách hạ nhục.

Ở châu Âu, có thời kỳ ảnh hưởng của thần quyền và giáo hội rất mạnh, việc đặt ngôi thứ cho các nước do Giáo hoàng quyết định. Nhưng cũng có thời kỳ thực lực là yếu tố quyết định ngôi thứ. Ngôi thứ và địa vị của quốc gia như thế nào thì ngôi thứ và địa vị của người đại diện của quốc gia đó ở nước ngoài là như vậy. Đã có giai đoạn trong lịch sử sứ thần Pháp ở tất cả các triều đình nước ngoài đều đứng trước sứ thần các nước khác, vì lúc đó Pháp là nước mạnh nhất.

Từ 1814 -1821 đã có 5 Hội nghị quốc tế để thảo luận về vấn đề ngôi thứ giữa các quốc gia, nhưng đều không đi đến nhất trí, vì các quốc gia đưa ra những cơ sở khác nhau để đòi ưu tiên trong vấn đề ngôi thứ như niên hiệu triều đại, hình thức quốc gia, tước hiệu người đứng đầu, dân số,ngày tuyên bố độc lập, trình độ văn minh… Các nhà thương thuyết đành tạm gác vấn đề ngôi thứ quốc gia, ngôi thứ của vua chúa và tập trung vào việc thảo luận vấn đề ngôi thứ ngoại giao giữa các đại diện ngoại giao – đại diện cho quốc gia ở nước ngoài. Bản thân vấn đề ngôi thứ của các dại diện ngoại giao trong nhiều thế kỷ đã đưa đến nhiều cuộc tranh cãi vì vị đại diện nào cũng cho mình có quyền đòi hỏi được dành chỗ trang trọng hơn trong các buổi lễ chính thức của nước sở tại.

Nước sở tại có quyền không cho túi thư ngoại giao vào hay ra khỏi đất nước mình không?

Nước sở tại có quyền không cho túi thư ngoại giao vào hay ra khỏi đất nước mình không?

TGVN. Nếu nhà cầm quyền nước sở tại cho rằng túi thư ngoại giao có chứa đựng những đồ vật cần xuất nhập khẩu thì có ...

Viên chức ngoại giao có bị truy tố, xét xử trước pháp luật nước sở tại?

Viên chức ngoại giao có bị truy tố, xét xử trước pháp luật nước sở tại?

TGVN. Chẳng hạn, một viên chức ngoại giao gây ra tai nạn giao thông làm chết người, có bị truy tố xét xử trước pháp ...

Trụ sở Cơ quan đại diện có được cho phép người tị nạn chính trị trú ngụ?

Trụ sở Cơ quan đại diện có được cho phép người tị nạn chính trị trú ngụ?

TGVN.Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở có cho phép nhà ngoại giao cho phép những kẻ phạm pháp, những người xin tị nạn ...

Cục Lễ tân Nhà nước