Ngồi trên tầng 59 của tòa nhà chọc trời VTB lấp lánh, nhìn ra phía Nam Moscow, Andrei Kostin - vị CEO ngân hàng quyền lực hàng đầu nước Nga cho rằng, "kỷ nguyên lịch sử lâu dài giữ vị thế thống trị của đồng USD sắp kết thúc và đã đến lúc Trung Quốc mở bung cửa, dần dỡ bỏ các hạn chế về tiền tệ". Nhân dân tệ của Trung Quốc đang tăng giá và phần còn lại của thế giới dần nhận thấy mối nguy hiểm từ những nỗ lực thất bại của phương Tây trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Cộng sự thân cận của Tổng thống Putin: Kinh tế Nga đã thích nghi, đồng USD thành ‘nạn nhân’ của cuộc xung đột nóng. Trong ảnh: Tòa nhà chọc trời VTB Capital. (Nguồn: VTB Capital) |
CEO Andrei Kostin của Ngân hàng VTB do nhà nước kiểm soát, cũng là ngân hàng lớn thứ hai của Nga, bình luận, cuộc khủng hoảng địa chính trị, kinh tế hiện nay đang mở ra những thay đổi sâu rộng đối với nền kinh tế thế giới, làm suy yếu toàn cầu hóa, ngay cả khi Trung Quốc đang đảm nhận tốt vai trò của một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
Tin liên quan |
Giá cà phê hôm nay 20/6/2023: Giá cà phê robusta giữ vững đà tăng, trong nước vượt ngưỡng 67.000 đồng/kg; Nguồn cung nhận 'tin xấu' liên tiếp |
Khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng thế giới đang ở trong một cuộc Chiến tranh Lạnh mới hay không, ông Kostin nói rằng, hiện giờ là một "cuộc xung đột nóng" và nó còn nguy hiểm hơn cả Chiến tranh Lạnh.
Theo CEO của VTB, trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) thua thiệt ngay từ các động thái đóng băng hàng trăm tỷ USD tài sản có chủ quyền của Nga; hệ quả là nhiều quốc gia đã thẳng thừng từ chối sử dụng đồng tiền của Mỹ và đồng Euro để thanh toán trong các giao dịch thương mại và đầu tư của họ; trong khi đó, Bắc Kinh đang tiến tới việc loại bỏ những hạn chế trong đồng nội tệ của nước này.
“Trung Quốc hiện đã hiểu rằng, họ sẽ không thể trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới nếu họ giữ đồng Nhân dân tệ như một loại tiền tệ không thể chuyển đổi", ông Kostin phân tích. Và cũng thật nguy hiểm khi Bắc Kinh tiếp tục đầu tư vào trái phiếu có chủ quyền của Mỹ.
Đồng USD đã chiếm ưu thế kể từ đầu thế kỷ 20 khi nó vượt qua đồng bảng Anh để trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu, nhưng ngay trong tháng trước, JPMorgan cho biết, các dấu hiệu phi USD hóa đang diễn ra mạnh mẽ trong nền kinh tế thế giới.
Sự trỗi dậy kinh tế ngoạn mục của Trung Quốc trong 40 năm qua, hậu quả của cuộc xung đột Nga-Ukraine và những tranh cãi về trần nợ của Mỹ đã đặt đồng USD dưới những cân nhắc mới. Vị CEO của VTB cho biết, họ đang thảo luận về việc sử dụng đồng Nhân dân tệ trong trao đổi kinh tế với nước thứ ba.
Ông Kostin là một cựu nhà ngoại giao từng phục vụ ở Australia và Anh. Ông bắt đầu chuyển sang làm việc trong lĩnh vực ngân hàng ngay sau khi Liên Xô sụp đổ. Hiện ông là một trong những chủ ngân hàng quyền lực và giàu kinh nghiệm nhất ở Moscow, ông cũng từng là người đứng đầu Ngân hàng Phát triển Nga Vneshekombank, hiện được gọi là VEB.
Sau khi Tổng thống Vladimir Putin khởi động chiến dịch quân sự tại Ukraine (2/2022), Mỹ và phương Tây đã liên tiếp áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất đối với các quan chức Nga, những tổ chức và cá nhân được cho là thân cận của Tổng thống Putin và nhằm làm suy yếu nền kinh tế Nga.
Vào năm 2018, ông Kostin từng bị Washington áp lệnh trừng phạt. Sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, ông tiếp tụ bị EU và Anh trừng phạt với lý do là "cộng sự thân cận của Tổng thống Putin".
Giám đốc điều hành của Ngân hàng VTB Andrei Kostin nhận xét rằng, các lệnh trừng phạt là không công bằng và là một quyết định chính trị, sẽ "phản tác dụng" đối với phương Tây. "Chúng tôi đã bước vào một cuộc xung đột nóng", ông Kostin nói về cuộc khủng hoảng với Ukraine.
"Thật không lạnh chút nào, khi có quá nhiều vũ khí phương Tây và rất nhiều dịch vụ, cố vấn quân sự phương Tây tham gia. Tình hình còn tồi tệ hơn cả trong Chiến tranh Lạnh, rất khó khăn và đáng báo động", ông Kostin nói.
Tuy nhiên, CEO VTB Kostin tiết lộ, VTB sẽ vẫn đạt lợi nhuận 400 tỷ Ruble (4,9 tỷ USD) vào năm 2023 sau 5 tháng đầu năm bội thu và mức lỗ kỷ lục vào năm ngoái. Ông nói, nền kinh tế Nga sẽ không bị phá vỡ bởi phương Tây. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vào tháng 4 đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Nga từ 0,3% lên 0,7%, nhưng hạ dự báo năm 2024 xuống 1,3% từ 2,1%.
"Các biện pháp trừng phạt là tồi tệ và tất nhiên chúng tôi đang chịu đựng chúng. Nhưng nền kinh tế Nga đã thích nghi", ông Andrei Kostin khẳng định.
"Chúng tôi hy vọng rằng, trong thời gian này, khi các biện pháp trừng phạt có thể tăng thêm, các hạn chế ngày càng thắt chặt, một số “cửa sổ” sẽ tiếp tục đóng lại, nhưng chúng tôi vẫn sẽ tìm thấy các cơ hội khác".
Khi được hỏi, liệu nền kinh tế Nga có tiếp tục là nền kinh tế tự do hay không, vị CEO của ngân hàng hàng đầu nước Nga nói "Tôi rất hy vọng như vậy".
Giá cà phê hôm nay 20/6/2023: Giá cà phê robusta giữ vững đà tăng, trong nước vượt ngưỡng 67.000 đồng/kg; Nguồn cung nhận 'tin xấu' liên tiếp Đà tăng giá cà phê robusta được dự báo sẽ còn tiếp diễn, khi sản lượng cà phê của Việt Nam năm nay thấp nhất ... |
Giá vàng hôm nay 19/6/2023: Giá vàng khó vượt ngưỡng 2.000 USD, nhà đầu tư thất vọng, thị trường 'thiếu lửa'; Giá tuần này tăng hay giảm? Giá vàng hôm nay 19/6 có thể khó vượt qua mốc 2.000 USD/ounce do thị trường nhận thấy tâm lý lạc quan rất mờ nhạt. ... |
Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg: Những ‘chân trời’ hợp tác mới Thường được gọi là “Davos của Nga”, Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg (SPIEF) 2023 diễn ra từ ngày 14-17/6 tập trung vào ... |
Khoảng trống 23,8 tỷ USD đã được lấp đầy, Tổng thống Putin 'vẽ' tương lai cho nền kinh tế Nga Nền kinh tế Nga phải trở thành nền kinh tế trả lương cao với những yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục chuyên ... |
RCEP chính thức có hiệu lực đầy đủ, toàn diện - tất cả 15 nước thành viên 'mở toang cửa' và tăng cường hợp tác Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực toàn diện từ ngày 2/6/2023. Sự kiện này đánh ... |