Công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Triển khai mạnh mẽ, toàn diện, góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

Bảo Chi
Nếu coi năm 2022 là năm “khởi động” những hướng công tác triển khai KL12 và NQ169 về công tác NVNONN giai đoạn 2021-2026, thì 2023 là năm cần “tăng tốc” triển khai thực hiện những biện pháp cụ thể. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Quang Hiệu trả lời phỏng vấn báo TG&VN về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trong chương trình thăm, làm việc tại San Francisco, tiểu bang California (Hoa Kỳ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp kiều bào tiêu biểu, có đóng góp với đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn Covid-19, cùng một số du học sinh, ngày 17/5/2022. (Nguồn: TTXVN)
Trong chương trình thăm, làm việc tại San Francisco, tiểu bang California (Hoa Kỳ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp kiều bào tiêu biểu, có đóng góp với đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn Covid-19, cùng một số du học sinh, ngày 17/5/2022. (Nguồn: TTXVN)

Một năm với nhiều hoạt động sôi nổi triển khai thực hiện Kết luận 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới đã mang lại những kết quả nổi bật gì, thưa Thứ trưởng?

Năm 2022 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Kết luận 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) trong tình hình mới (KL12) và Nghị quyết 169-NQ/CP của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh công tác NVNONN giai đoạn 2021-2026 (NQ169).

Ủy ban Nhà nước về NVNONN, Bộ Ngoại giao, đã nỗ lực phối hợp với các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương tiếp tục đẩy mạnh triển khai mọi mặt công tác, tạo được sự chuyển biến trên nhiều mặt, tăng cường sự gắn bó giữa kiều bào với quê hương, góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Thứ nhất, công tác nghiên cứu, tham mưu, kiến nghị chính sách được chú trọng, bám sát với tình hình mới, đạt những kết quả nổi bật.

Tháng 6/2022, Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Ban Dân vận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai KL12 và NQ169 về công tác NVNONN trong tình hình mới. Hội nghị có sự tham dự của đại diện các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các tỉnh ủy, thành ủy trong cả nước; các cơ quan, tổ chức trong nước; các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (CQĐD); Hội liên lạc với NVNONN, đại diện một số doanh nhân, trí thức kiều bào…

Hội nghị nhằm tăng cường nhận thức và tạo sự thống nhất về hành động giữa các cơ quan, tổ chức trực tiếp tham gia công tác NVNONN, quán triệt sâu rộng tới các địa phương trên cả nước, bảo đảm tổ chức thực hiện hiệu quả công tác NVNONN trong tình hình mới.

Trong công tác giữ gìn và phát huy tiếng Việt, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN giai đoạn 2023-2030, nhằm tôn vinh sự giàu đẹp của tiếng Việt, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ngôn ngữ và văn hóa dân tộc đối với kiều bào và bạn bè quốc tế, đặc biệt là thế hệ trẻ; thúc đẩy phong trào dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng, qua đó giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc.

Nhằm triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của công tác NVNONN, Bộ Ngoại giao đã xây dựng, hoàn thiện các chương trình về tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, phát huy nguồn lực của NVNONN trong tình hình mới, chăm lo cho kiều bào ở các địa bàn khó khăn như củng cố địa vị pháp lý, hỗ trợ năng lực hội nhập vào xã hội sở tại.

Thứ hai, công tác đại đoàn kết, vận động, thu hút nguồn lực NVNONN tiếp tục được chú trọng. Nhờ đó, ngày càng nhiều kiều bào tham gia đóng góp nguồn lực kinh tế, nguồn lực tri thức và nguồn lực “mềm” cho quê hương, đất nước.

Trong khuôn khổ các chuyến thăm chính thức, thăm cấp Nhà nước của Lãnh đạo cấp cao, bà con ta có cơ hội gặp gỡ, trao đổi với Lãnh đạo cấp cao về tình hình đất nước, tình hình cộng đồng, cũng như những tâm tư, nguyện vọng của kiều bào. Những buổi gặp gỡ thân mật này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với đồng bào sống xa Tổ quốc, là nguồn động viên tinh thần vô cùng to lớn đối với bà con.

Đoàn kiều bào thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1, tháng 5/2022. (Nguồn: Báo Nhân dân)
Đoàn kiều bào thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1, tháng 5/2022. (Nguồn: Báo Nhân dân)

Năm vừa qua, Bộ Ngoại giao tiếp tục tổ chức các chương trình thường niên dành cho kiều bào như Xuân Quê hương (tháng 1/2022), Lễ Giỗ tổ Hùng Vương (tháng 4/2022), Đoàn kiều bào thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1 (tháng 5/2022), Trại hè Việt Nam (tháng 7/2022).

Từ nhiều năm nay, những chương trình này đã trở thành thương hiệu, thu hút sự quan tâm và tham gia tích cực của đông đảo NVNONN, trong đó có cả thế hệ kiều bào trẻ. Qua đó, góp phần khơi dậy mạnh mẽ và nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc, nâng cao tình cảm và trách nhiệm của kiều bào đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các hoạt động kết nối, thu hút nguồn lực kiều bào cũng tích cực được triển khai với nhiều hình thức đa dạng, gia tăng về số lượng, mở rộng về quy mô, góp phần tăng cường củng cố niềm tin và tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy trao đổi hợp tác với trong nước.

Đồng thời, Bộ Ngoại giao tích cực hỗ trợ các hội, nhóm kiều bào (như AVSE Global, Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu-VinEU, Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Nhật Bản - VJOIN, Hội Sinh viên Việt Nam tại Australia, Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ, Mạng lưới Đổi mới sáng tạo tại Australia, Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài…) tổ chức các hoạt động tại Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác với trong nước, đóng góp ý kiến cho các vấn đề trong nước quan tâm.

Thứ ba, công tác hỗ trợ cộng đồng NVNONN được triển khai tích cực, kịp thời, thể hiện rõ hơn tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng NVNONN.

Đây là một nhiệm vụ quan trọng của công tác NVNONN, góp phần hỗ trợ tích cực kiều bào đang gặp khó khăn. Nhờ sự quan tâm sâu sắc, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan ở trong và ngoài nước, cùng sự tham gia đóng góp tích cực của các hội đoàn, doanh nghiệp và cá nhân người Việt, công tác bảo hộ công dân và hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Ukraine bị ảnh hưởng bởi xung đột đã đạt được những kết quả quan trọng.

Đối với việc hỗ trợ cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia, Bộ Ngoại giao tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai công tác hỗ trợ người gốc Việt di dời, tái định cư gắn với chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sinh kế lâu dài, hòa nhập với xã hội sở tại.

Bộ Ngoại giao cũng tích cực tổng hợp các ý kiến phản hồi của cộng đồng NVNONN về các văn bản quy phạm pháp luật trong nhiều lĩnh vực như quốc tịch, hộ tịch, nhà ở-đất đai, đầu tư, lao động… hỗ trợ giải đáp thắc mắc của cộng đồng NVNONN về các quy định pháp lý liên quan. Bộ Ngoại giao và các cơ quan quan tâm nghiên cứu, điều chỉnh các quy định pháp luật để bảo đảm tốt hơn quyền lợi của bà con khi về nước thăm thân, đầu tư, kinh doanh. Hiện nay, các cơ quan trong nước đang tập trung sửa đổi Luật đất đai và Luật quốc tịch, hai lĩnh vực có liên quan đến quyền lợi của bà con NVNONN và được cộng đồng rất quan tâm.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu thăm hỏi, động viên bà con ở Ukraine sơ tán về nước, tháng 3/2022. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu thăm hỏi, động viên bà con ở Ukraine sơ tán về nước, tháng 3/2022. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Vậy năm 2023, Ủy ban Nhà nước về NVNONN sẽ có những chương trình, hoạt động trọng tâm gì, thưa ông?

Nếu coi năm 2022 là năm “khởi động” những hướng công tác triển khai KL12 và NQ169, thì 2023 là năm cần “tăng tốc” triển khai thực hiện những biện pháp cụ thể.

Về chủ trương, chính sách, chúng tôi sẽ phối hợp triển khai công tác tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với NVNONN (NQ36). Đây được coi là kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện công tác NVNONN. Đến nay, NQ36 vẫn còn nguyên ý nghĩa và giá trị, thể hiện trong quan điểm “cộng đồng NVNONN là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam” được kế thừa và phát huy trong các văn bản chỉ đạo sau này cũng như trong thực tế triển khai công tác NVNONN.

Trên cơ sở đó, việc tổng kết 20 năm thực hiện NQ36 nhằm đánh giá toàn diện về kết quả đã đạt được, những khó khăn, hạn chế; từ đó đề ra những chủ trương, đường hướng trong công tác NVNONN cho phù hợp với tình hình mới của đất nước và tình hình cộng đồng NVNONN.

Ngoài ra, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp các cơ quan liên quan rà soát các văn bản pháp luật dành cho NVNONN theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho bà con khi về nước sinh sống, học tập, làm việc, đầu tư…; bổ sung, hoàn thiện những chính sách, biện pháp mới nhằm phát huy mạnh mẽ hơn nữa nguồn lực kiều bào; thúc đẩy tiếp thu ý kiến của kiều bào để kiến nghị các chính sách phù hợp.

Công tác đại đoàn kết luôn được xác định là nền tảng quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy công tác NVNONN. Trong năm tới, công tác đại đoàn kết sẽ được đẩy mạnh triển khai và nâng cao hiệu quả về các mặt như xác định chủ trương, đề ra các chương trình, đề án cụ thể, và triển khai thực hiện một cách sát sao, hiệu quả. Trong đó, việc gìn giữ và phát huy ngôn ngữ và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong cộng đồng NVNONN tiếp tục được coi trọng nhằm xây dựng môi trường bền vững và thúc đẩy tinh thần yêu nước của NVNONN.

Trên cơ sở thành công của NQ36 và chủ trương “kiên trì vận động những kiều bào còn có định kiến để củng cố niềm tin, yên tâm hướng về Tổ quốc, hành động phù hợp với lợi ích quốc gia-dân tộc” của Đảng và Nhà nước, công tác đại đoàn kết sẽ tiếp tục được chú trọng nhằm bảo đảm tính toàn diện, đa dạng, linh hoạt và phù hợp với từng địa bàn và từng nhóm đối tượng cụ thể.

Về hỗ trợ cộng đồng, chúng tôi xác định cần đẩy mạnh các biện pháp tổng thể, lâu dài, đặc biệt ở những địa bàn kiều bào có nhiều khó khăn; hướng dẫn, hỗ trợ về pháp lý, giải quyết các đơn thư, khiếu nại của kiều bào về chính sách pháp luật…

Đối với nhóm doanh nhân, trí thức NVNONN, chúng tôi tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành trong nước, các tổ chức khoa học NVNONN tổ chức các hoạt động nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp của kiều bào đối với các vấn đề phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam; tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về thu hút, trọng dụng, đãi ngộ đối với chuyên gia, trí thức NVNONN và chính sách thu hút đầu tư, kinh doanh, chuyển giao công nghệ của NVNONN…

Chúng tôi cũng tăng cường hơn nữa công tác thông tin với NVNONN, trong đó chú trọng đổi mới nội dung, đa dạng hóa phương thức chuyển tải thông tin, tăng cường hiệu quả cơ chế phối hợp, phản ứng nhanh, kịp thời phản bác hiệu quả những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các lực lượng phản động, thù địch; hỗ trợ và phát huy hiệu quả các kênh truyền thông của kiều bào.

Một lớp học tiếng Việt tại Lào. (Ảnh: Trương Văn Phương)
Một lớp học tiếng Việt tại Lào. (Ảnh: Trương Văn Phương)

Ngày 8/9 đã chính thức được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn là Ngày Tôn vinh tiếng Việt. Để chủ trương cũng như ý nghĩa cao đẹp của ngày này thực sự lan tỏa trong cộng đồng NVNONN, cần triển khai những giải pháp thiết thực gì?

Ngày 3/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua Đề án “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN giai đoạn 2023 - 2030”.

Các hoạt động hướng tới Ngày Tôn vinh tiếng Việt sẽ được triển khai thông qua các CQĐD, kết hợp với trong nước, lồng ghép vào các hoạt động của Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan. Để tối ưu hóa hiệu quả, các hoạt động sẽ được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, đồng thời phát triển các nền tảng số, mạng xã hội để tạo điều kiện cho NVNONN dễ tìm kiếm và theo dõi.

Đề án tập trung vào các hoạt động cụ thể như tổ chức Ngày Tôn vinh tiếng Việt vào ngày 8/9 hàng năm, Hội nghị kỷ niệm Ngày Tôn vinh tiếng Việt, Cuộc thi tìm kiếm “Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài”, tổ chức “tri ân”, ghi nhận, động viên các cá nhân, gia đình, tổ chức, hội đoàn có đóng góp tích cực trong phong trào giữ gìn và lan tỏa tiếng Việt trong cộng đồng, Chương trình nghệ thuật “Tiếng Việt thân thương”.

Tại từng địa bàn, các CQĐD sẽ lồng ghép Chương trình Ngày Tôn vinh tiếng Việt với các hoạt động văn hóa đối ngoại, xây dựng Tủ sách tiếng Việt, thúc đẩy việc đưa tiếng Việt có nội dung quảng bá, giới thiệu văn hóa, truyền thống, đất nước, biển đảo, con người Việt Nam vào các thư viện, cơ sở dữ liệu ở sở tại…

Để tổ chức thực hiện Đề án Ngày Tôn vinh tiếng Việt một cách bài bản, hiệu quả, Bộ Ngoại giao đã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN năm 2023 với một số hoạt động cụ thể nhằm thu hút sự quan tâm, hưởng ứng tham gia của cộng đồng NVNONN, giúp tạo bước chuyển quan trọng nâng cao nhận thức, cổ vũ và khuyến khích bà con gìn giữ, phát huy tiếng Việt và văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam.

Xuân Quê hương hoạt động chính trị, đối ngoại, văn hóa lớn nhất đầu năm mới 2023 nhằm kết nối kiều bào với trong nước. Xin ông cho biết thêm về những nét mới và công tác chuẩn bị cho chương trình Xuân Quê hương 2023?

Xuân Quê hương là hoạt động về nguồn do Ủy ban Nhà nước về NVNONN, Bộ Ngoại giao tổ chức dành cho bà con kiều bào. Đây là kênh gặp gỡ thường niên giữa Lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cộng đồng NVNONN, là cơ hội để bà con bày tỏ lòng tri ân, sự biết ơn và tình cảm đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ, hòa mình vào không gian Xuân, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật, truyền thống của dân tộc.

Chương trình Xuân Quê hương năm nay được tổ chức với quy mô lớn và nhiều hoạt động đa dạng, ý nghĩa. Dự kiến chương trình năm nay sẽ có sự tham dự của khoảng 1000 đại biểu là NVNONN. Chương trình dự kiến tổ chức ngày 14/01/2023 (tức ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần) tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội.

Chương trình tiếp tục duy trì tổ chức các hoạt động truyền thống như dâng hương, thả cá chép tại Hoàng Thành Thăng Long; viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ; gặp gỡ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; liên hoan ẩm thực Việt; Chủ tịch nước chúc Tết bà con kiều bào tại chương trình giao lưu nghệ thuật.

Xuân Quê hương 2023 với chủ đề “Đất nước niềm tin và khát vọng” nhằm hưởng ứng tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra, thể hiện niềm tin và khát vọng chung về một Việt Nam hùng cường, phồn vinh. Đây cũng là thông điệp về tinh thần yêu nước của nhân dân trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài.

Xuân Quê hương 2023 tổ chức các chương trình gặp mặt Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Quốc hội để bà con chia sẻ tâm tư, nguyện vọng về các nội dung về chính sách pháp luật; gặp mặt Lãnh đạo UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vinh danh kiều bào tiêu biểu; các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật khác.

Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các địa phương trong nước để Xuân Quê hương trở thành hoạt động được tổ chức rộng khắp ở trong và ngoài nước, tạo hiệu ứng lan tỏa rộng khắp và ý nghĩa sâu sắc của chương trình.

Với tính chất như vậy, công tác chuẩn bị được Ban Tổ chức đặc biệt quan tâm, nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho các đại biểu tham dự, đồng thời truyền tải đầy đủ, đậm nét về mục đích, ý nghĩa của chương trình. Hiện nay, Ủy ban Nhà nước về NVNONN, Bộ Ngoại giao đang tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan để hoàn thiện công tác tổ chức chương trình.

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và thu hút nguồn lực kiều bào tại địa phương

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và thu hút nguồn lực kiều bào tại địa phương

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại một số tỉnh phía Nam, từ ngày 12-13/2, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, Chủ nhiệm Ủy ...

Đắk Lắk: Tăng cường đổi mới công tác người Việt Nam ở nước ngoài

Đắk Lắk: Tăng cường đổi mới công tác người Việt Nam ở nước ngoài

Hiện nay toàn tỉnh Đắk Lắk có trên 5.000 người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập ở 29 quốc gia và ...

Công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn như yêu cầu của Đại hội XIII của Đảng

Công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn như yêu cầu của Đại hội XIII của Đảng

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Ngô Trịnh Hà khẳng định, chưa bao giờ công tác người ...

Công tác người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn mới: ‘Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng’

Công tác người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn mới: ‘Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng’

Chiều 29/6, Hội nghị quán triệt, triển khai Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài ...

Thông báo số 2 về chương trình Xuân Quê hương 2023

Thông báo số 2 về chương trình Xuân Quê hương 2023

Tiếp theo Thông báo số 1, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao thông tin chi tiết về ...

(thực hiện)

Đọc thêm

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4 - Vietlott Power 20/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4 - kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. trực tiếp xổ số miền Nam 20/4/2024. xổ số miền Nam thứ 7. SXMN 20/4/2024. xổ số hôm nay ...
XSBP 20/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 20/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 20/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 20/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 20/4/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. kết quả xổ số Bình Phước ngày 20 ...
XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 20/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 20/4. Lịch âm hôm nay 20/4/2024? Âm lịch hôm nay 20/4. Lịch vạn niên 20/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4 - Kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. SXMT 20/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4. xổ số miền ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động