Nhỏ Bình thường Lớn

Công trình kiến trúc Điện Kiến Trung sẽ hoàn thiện tu bổ, phục hồi vào cuối năm 2023

Điện Kiến Trung là một trong những công trình kiến trúc độc đáo và quan trọng nằm trên trục thần đạo của khu Tử cấm thành dưới triều nhà Nguyễn.

Điện Kiến Trung là nơi làm việc và sinh hoạt của hai vị vua cuối triều Nguyễn là Khải Định và Bảo Đại. Công trình được xây dựng trong giai đoạn 1921-1923 dưới thời vua Khải Định.

Công trình kiến trúc Điện Kiến Trung sẽ hoàn thiện tu bổ, phục hồi vào cuối năm 2023
Dự án tu bổ, phục hồi di tích Điện Kiến Trung ở Đại Nội Huế sắp được hoàn thành. (Nguồn: Báo Văn hóa)
Tin liên quan
Phát huy giá trị danh hiệu UNESCO tại Việt Nam: Góc nhìn từ chuyên gia quốc tế Phát huy giá trị danh hiệu UNESCO tại Việt Nam: Góc nhìn từ chuyên gia quốc tế

Đến năm 1932, vua Bảo Đại cho cải tạo lại nội thất của ngôi điện và lắp đặt thêm nhiều tiện nghi của phương Tây. Năm 1947, do chiến tranh tàn phá, ngôi điện này đã bị phá hủy hoàn toàn chỉ còn nền móng.

Dự án Tu bổ, tôn tạo và phục hồi Điện Kiến Trung được khởi công từ năm 2019, với kinh phí gần 124 tỉ đồng, tập trung trùng tu, tôn tạo các hạng mục công trình trong khuôn viên di tích Điện Kiến Trung như tường bao nền, hệ thống lan can, tu bổ lầu Kiến Trung; sân Tiền Viên và Hậu Viên; cùng các công trình nhỏ xung quanh và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh…

Đến nay, công trình đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính và phần ngoại thất; đội ngũ thi công đang tiến hành hoàn thiện và trang trí nội thất, đảm bảo chất lượng và tiến độ của dự án.

Theo các chuyên gia về kiến trúc, Điện Kiến Trung là công trình có nghệ thuật kiến trúc độc đáo và đặc sắc với đầy đủ những đặc điểm của một công trình phong cách Đông Dương với sự kết hợp giữa Á và Âu.

Trên hình khối bố cục đậm chất Âu châu, Điện Kiến Trung được tô điểm bởi các chi tiết trang trí hoa văn, họa tiết, con giống mang đậm bản sắc của họa tiết cung đình, tạo nên xu hướng thẩm mỹ đặc trưng. Đây chính là phong cách kiến trúc Đông Dương do người Việt Nam sáng tạo.

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết khi công trình hoàn thành, Trung tâm sẽ triển khai công tác trưng bày hiện vật, tổ chức các không gian triển lãm mỹ thuật, không gian trưng bày và trải nghiệm với ứng dụng sản phẩm công nghệ hiện đại, tạo điểm nhấn về sản phẩm văn hóa phục vụ khách du lịch.

Phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam

Phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam

Hội nghị quốc tế 'Phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam' dự kiến được tổ ...

Hoàn thiện Hồ sơ đề cử 'Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà' ghi danh Di sản thế giới

Hoàn thiện Hồ sơ đề cử 'Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà' ghi danh Di sản thế giới

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 4877/VPCP-KGVX ngày 3/7/2023 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về khuyến ...

Tạp chí du lịch Anh chọn 3 di sản Việt Nam vào danh sách đáng thăm nhất Đông Nam Á

Tạp chí du lịch Anh chọn 3 di sản Việt Nam vào danh sách đáng thăm nhất Đông Nam Á

Đầu tháng 7 này, tạp chí du lịch Wanderlust của Anh đã lựa chọn 16 di sản để gợi ý độc giả nên ghé thăm, ...

Ba đại diện của Việt Nam lọt top di sản UNESCO ấn tượng nhất Đông Nam Á

Ba đại diện của Việt Nam lọt top di sản UNESCO ấn tượng nhất Đông Nam Á

Tạp chí du lịch nổi tiếng Wanderlust (Anh) bình chọnVịnh Hạ Long, Hội An và Phong Nha - Kẻ Bàng là 3 đại diện của ...

Tìm hiểu kiến trúc Pháp-Đông Dương từ góc nhìn di sản

Tìm hiểu kiến trúc Pháp-Đông Dương từ góc nhìn di sản

Ngày 22/7, Tọa đàm “Kiến trúc Pháp - Đông Dương: Từ góc nhìn di sản” đã được Viện Pháp Việt Nam tổ chức tại Trung ...

(theo Báo Văn hoá)