Alibaba Cloud cung cấp hệ thống ghi hình đa camera tích hợp AI tại Thế vận hội Paris. (Nguồn: Alibaba Cloud) |
Các công ty công nghệ Trung Quốc đang sử dụng điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến để nâng cao trải nghiệm phát sóng trực tiếp và hiệu suất của các vận động viên tại Thế vận hội Paris 2024. Đây là động thái thể hiện sự phát triển vượt bậc về công nghệ và khả năng đổi mới của Trung Quốc.
Alibaba Cloud, công ty điện toán đám mây của Alibaba, là đối tác toàn cầu của Thế vận hội Paris, cùng với tập đoàn Olympic Broadcasting Services (OBS) đã ra mắt OBS Cloud 3.0 để giúp phát sóng hình ảnh và video các môn thi đấu.
Alibaba Cloud cung cấp hệ thống ghi hình đa camera tích hợp AI tại Thế vận hội Paris. Các hệ thống này ghi lại chuyển động chậm của các màn trình diễn, mang đến khán giả trải nghiệm tốt hơn bằng cách chuyển đổi cảnh quay trực tiếp thành các mô hình 3D chính xác. Hơn 2/3 tín hiệu phát sóng trực tiếp hiện do dịch vụ của Alibaba Group phân phối.
Tin liên quan |
Dựng biểu tượng Olympic Paris 2024 nặng 13 tấn trên Tháp Eiffel |
Với lợi ích về độ trễ thấp và khả năng phục hồi dữ liệu nhanh chóng, việc truyền tải nội dung qua nền tảng đám mây vượt trội hơn các phương pháp phân phối khác về khả năng mở rộng, tính linh hoạt và chi phí, đồng thời cải thiện sự ổn định khi phát sóng sự kiện thể thao lớn nhất thế giới. 11.000 giờ nội dung Olympic sẽ phân phối đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với sự trợ giúp của cơ sở hạ tầng đám mây toàn cầu tại Alibaba Cloud, giúp tiếp cận hàng tỷ khán giả trên thế giới.
Công ty AI Trung Quốc SenseTime đang hợp tác với đội bóng rổ Trung Quốc để cung cấp phân tích dữ liệu thể thao dựa trên AI và tư vấn chiến lược cho cuộc thi.
Bên cạnh đó, công ty công nghệ Trung Quốc Baidu Inc đang cung cấp một hệ thống đào tạo phụ trợ AI, dựa trên mô hình Chat GPT và mô hình ngôn ngữ Ernie Bot để hỗ trợ đội tuyển lặn Bắc Kinh. Hệ thống này có thể hiểu các hướng dẫn phức tạp từ huấn luyện viên, ghi lại tư thế và hành động lặn của các vận động viên, cũng như chấm điểm động tác của họ theo thời gian thực, nhằm cung cấp đánh giá chính xác và hướng dẫn huấn luyện, thi đấu một cách khoa học.
Ông Vương Bằng, nhà nghiên cứu tại Viện Hàn lâm khoa học xã hội Bắc Kinh, cho biết: “Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số tiên tiến của Trung Quốc tại Thế vận hội Paris đã cải thiện trải nghiệm xem cho khán giả trên toàn thế giới và thể hiện vị thế dẫn đầu của các công ty Trung Quốc".
Bằng cách cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Thế vận hội, các công ty công nghệ Trung Quốc đang nâng cao độ nhận diện về thương hiệu và ảnh hưởng trên toàn cầu. Sự tham gia của các doanh nghiệp này sẽ giúp nhiều khán giả nước ngoài biết đến tiến bộ nhanh chóng của Trung Quốc trong công nghệ điện toán đám mây và AI.
| Chảo lửa Trung Đông: Houthi công khai vũ khí tấn công 'có sức công phá cao', Hezbollah-Israel 'ăn miếng trả miếng' Ngày 30/6, tình hình căng thẳng ở Trung Đông chưa hạ nhiệt với các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ và các đòn ... |
| Ngoại giao khí hậu của Ấn Độ: Khẳng định vị thế dẫn đầu công nghệ xanh ở Nam bán cầu Ngoại giao khí hậu của Ấn Độ nổi lên như học thuyết đối ngoại chiến lược, thể hiện thông qua những thành tựu lớn mà ... |
| Cách đăng nhập cổng dịch vụ công Quốc gia bằng VNeID nhanh chóng Làm sao đăng nhập vào Cổng Dịch vụ công Quốc gia bằng VNeID trên điện thoại và máy tính? Dưới đây là hướng dẫn chi ... |
| Kế hoạch đặc biệt đưa Trung Quốc trở thành ‘miền đất hứa’ hàng đầu thế giới về công nghệ AI Báo cáo theo dõi nhân tài trí tuệ nhân tạo toàn cầu (AI) năm 2024 của McCopolo Think Tank thuộc Viện Paulson (Mỹ) đánh giá ... |
| Các ca sĩ Việt Nam và cuộc đua MV bằng công nghệ AI Việc các ca sĩ Việt Nam bắt đầu cuộc đua làm MV bằng công nghệ AI không chỉ đem lại những cơ hội mới mà ... |