Covid-19: Cách virus SARS-CoV-2 tấn công và ‘phá huỷ’ cơ thể người bệnh

Trung Phan
Covid-19 có thể ảnh hưởng đến mọi người theo nhiều cách khác nhau, chúng không “phân biệt đối xử” dù bạn già hay trẻ, nam hay nữ…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Anne Elliott với đồng nghiệp tại Bệnh viện Chelsea Westminster ở London. (Nguồn: ABC News)
Anne Elliott (trái) với đồng nghiệp tại Bệnh viện Chelsea - Westminster, nơi tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19 ở London. (Nguồn: ABC News)

Trải nghiệm mới đầy ‘ám ảnh”

Năm 2019, Anne Elliott, một y tá người Australia, đã đến Anh trải nghiệm môi trường làm việc mới. Cô nhận công việc chuyên chăm sóc bệnh nhân nặng và nguy kịch tại Bệnh viện Chelsea - Westminster ở trung tâm thành phố London.

Đến tháng 12/2019, dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện tại Trung Quốc và lan rộng sang các quốc gia khác. Khi làn sóng đầu tiên đổ bộ vào Anh, Elliott thấy mình như đang ở tiền tuyến.

Hàng ngày, cô chăm sóc các bệnh nhân Covid-19 nặng trong phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện, cô cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn mất phương hướng trước sự lây lan của chủng virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 này. Số bệnh nhân nhập viện nhiều đến nỗi không đủ phòng bệnh, nên phải làm những bức tường bằng bìa cứng dán băng keo ngăn cách các trường hợp bệnh nhân cấp cứu với phòng chăm sóc tích cực cho bệnh nhân Covid-19 nặng. Các nhân viên y tế cũng không có đủ đồ bảo hộ".

Tại Bệnh viện Chelsea - Westminster, các bác sỹ buộc phải lựa chọn bệnh nhân nào sẽ được tiếp cận với mức độ chăm sóc cao nhất và đặt máy thở. Theo Elliott, do tình trạng quá tải, nguồn lực không đủ, nhiều người bệnh tại đó không được chữa trị kịp thời. Cô chia sẻ: “Có thể có hai bệnh nhân bằng tuổi nhưng một người có tiền sử bệnh tật và bạn sẽ phải nghĩ xem ai có cơ hội sống sót cao hơn?.

Cũng giống như Elliott, nhiều đồng nghiệp của cô hiện đang sống chung với chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý.

Chín tháng sau, chính Elliott đã phải tự đặt hơn 50 thi thể bệnh nhân vào túi đựng xác. Cô run rẩy hồi tưởng lại: “Số người chết đó chỉ là ở ca trực của một y tá như tôi. Điều này thực sự khó khăn và ám ảnh".

Trong số các bệnh nhân Elliott từng chăm sóc, cô ấn tượng nhất với một người đàn ông bằng tuổi mình. Cô nói: “Bệnh nhân ấy sinh trước tôi hai tuần, 31 tuổi, không có tiền sử bệnh tật. Nhưng anh ta lại mắc Covid-19 rất nặng và tim đã bị ngừng thời gian sau đó”.

Trong thời gian làm việc, Elliott đã bị nhiễm Covid-19 và được chữa trị. Phải vài tháng sau, cô mới cảm thấy khỏe mạnh trở lại.

Bức tường tưởng niệm người mất vì Covid-19 ở London, Anh. (Nguồn: Reuters)
Bức tường tưởng niệm người mất vì Covid-19 ở London, Anh. (Nguồn: Reuters)

Hiện tại, Elliott đã trở lại Australia và làm việc tại một bệnh viện lớn ở Canberra, nơi tiếp nhận và chữa trị cho bệnh nhân Covid-19. Do đã được chứng kiến tận mắt sự “tấn công khủng khiếp” của virus SARS-CoV-2, Elliott muốn chia sẻ kinh nghiệm chiến đấu với căn bệnh này đến mọi người.

Cô nói: “Tôi nghĩ điều quan trọng là phải kể câu chuyện của mình bởi vì nó hoàn toàn không thể tưởng tượng được đối với người dân Australia. Loại virus này có thể ảnh hưởng đến mọi người theo nhiều cách khác nhau, chúng không “phân biệt đối xử” dù bạn có già hay trẻ, nam hay nữ….

Vậy, virus SARS-CoV-2 tấn công cơ thể người ra sao? Và làm thế nào có thể khiến người bệnh tử vong chỉ trong hai tuần? Elliott cùng bác sĩ chuyên khoa cấp cứu ở Melbourne Stephen Parnis, những người đã chữa trị cho các bệnh nhân Covid-19, đã giải đáp thắc mắc này.

Giai đoạn 1: Nhân rộng virus

Trước hết, virus phải xâm nhập vào cơ thể, thông thường bằng cách hít thở. Các thụ thể trong mũi và miệng cho phép virus dễ dàng xâm nhập vào các tế bào của cơ thể.

Parnis cho biết, khi virus vào bên trong, nó bắt đầu nhân lên với tốc độ lớn.

Trong vòng vài ngày, số lượng virus bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng như đau họng, đau đầu hoặc mất khứu giác và vị giác. Hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động để chống lại virus, đặc biệt là những người đã được tiêm phòng.

Ngược lại, những người chưa được tiêm chủng, hệ thống miễn dịch không nhận ra SARS-CoV-2 và có thể phải mất thời gian để hệ thống miễn dịch học cách tấn công nó.

Parnis ước tính khoảng 80% người có phản ứng miễn dịch hiệu quả để giải quyết và ngăn chặn virus. Điều gì xảy ra với 20% còn lại?

Giai đoạn 2: Tấn công phổi

Nếu hệ thống miễn dịch của một người không phản ứng kịp thời, virus sẽ bắt đầu lan ra khỏi mũi, xuống khí quản và đến phổi, lây nhiễm ngày càng nhiều tế bào. Nó tiếp tục đi qua các nhánh của phổi đến các túi khí, được gọi là phế nang, nằm ở cuối các nhánh này. Đây là khi bệnh bắt đầu trở nên nghiêm trọng.

Ảnh chụp X-quang phổi của một bệnh nhân bị COVID-19 cho thấy các mảng trắng, nơi có dịch, mủ, chất nhầy và các tế bào phổi chết đang làm suy giảm quá trình vận chuyển oxy. (Nguồn: AP)
Ảnh chụp X-quang phổi của một bệnh nhân bị Covid-19 cho thấy các mảng trắng, nơi có dịch, mủ, chất nhầy và các tế bào phổi chết đang làm suy giảm quá trình vận chuyển oxy. (Nguồn: AP)

Khi một người nào đó nhiễm Covid-19, hệ thống miễn dịch sẽ gửi các tế bào bạch cầu đến để chiến đấu với virus, chúng giải phóng các phân tử gây viêm để tiêu diệt virus. Nhưng nó để lại chất lỏng và mủ làm tắc nghẽn phổi và làm gián đoạn quá trình vận chuyển oxy quan trọng.

Một bác sĩ cấp cứu như Parnis có thể nhận thấy những bệnh nhân đến khoa cấp cứu có các triệu chứng khó thở và thở nhanh khi cơ thể cố gắng cung cấp thêm oxy. Giai đoạn bệnh này đánh dấu một bước ngoặt khác: bệnh nhân Covid-19 có thể rơi vào một trong hai tình trạng sau:

Một số tiếp tục chiến đấu với virus, hệ thống miễn dịch được kích hoạt và bệnh nhân có thể được giúp đỡ bằng oxy bổ sung từ ống thông mũi hoặc thuốc steroid như dexamethasone mà Parnis nói giúp giảm "cơn bão viêm".

Nhưng những bệnh nhân khác không may mắn như vậy. "Nhiễm trùng có thể dẫn đến Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), gây ra tình trạng thiếu oxy máu. Người bệnh sẽ bị khó thở do nồng độ oxy trong máu giảm mạnh dẫn đến tinh thần lú lẫn, mê sảng.

Theo bác sĩ Parnis, một cơ thể khỏe mạnh sẽ có mức độ bão hòa oxy (SpO2) trên 95%, nhưng một bệnh nhân Covid-19 đang gặp khó khăn có thể có chỉ số oxy trong khoảng 60% - 69%. Ở mức oxy đó, người bệnh có thể ngừng tim nếu các bác sĩ không thể đẩy được mức oxy lên cao hơn.

Đó là một kịch bản quen thuộc đối với Elliott, nhiều bệnh nhân đến Phòng chăm sóc tích cực (ICU) phải “vật lộn” để thở. Cô cho biết: “Chúng tôi từng gặp những bệnh nhân từ phòng khám đến Phòng chăm sóc tích cực (ICU) trong tình trạng thiếu oxy và họ khá kích động, cố gắng xé toạc mọi thứ, thở gấp nhưng họ vẫn không thể nhận được đủ oxy cần thiết”.

Hình ảnh chụp X-quang phổi của bệnh nhân Covid-19 vào thời điểm này của bệnh, hiển thị rõ các mảng màu trắng đặc tại các khoảng chứa không khí, nơi thường xuất hiện màu đen trên phim X-quang.

Lúc này, các bác sĩ cấp cứu và y tá ICU như Parnis và Elliott sẽ đề nghị bệnh nhân đặt nội khí quản, thở máy. Elliott nhớ lại đã gọi điện cho người thân của người bệnh để nói chuyện trước khi đặt ống thở, đó có thể là lần cuối họ nói chuyện với nhau.

Parnis cho biết thêm, những bệnh nhân việc Covid-19 được đặt nội khí quản, được thở máy xâm lấn sẽ được áp dụng tư thế nằm sấp. Phần lớn bệnh nhân cải thiện oxy trong tư thế này.

Elliott cho biết, bệnh nhân được dùng thuốc an thần và giãn cơ để ngăn chặn phản xạ tự nhiên của cơ thể chống lại máy thở "Việc điều trị quá khó chịu với người bệnh. Nếu không dùng bệnh nhân sẽ không chịu được.

Giai đoạn 3: Các cơ quan quan trọng bị phá vỡ

Virus gây tổn thương phổi, các cơ quan và các bộ phận khác của cơ thể bị thiếu oxy, tình trạng hoạt động bắt đầu xấu đi. Gan, tim, thận và ruột đặc biệt dễ bị tổn thương, vai trò quan trọng của chúng trong nhiều chức năng duy trì sự sống sẽ bị gián đoạn. Nhiều bệnh nhân bị tiêu chảy từng cơn do virus xâm nhập vào các tế bào của đường ruột gây viêm và niêm mạc ruột bị 'rò rỉ", có thể tạo điều kiện cho các mầm bệnh đường ruột thoát vào khoang bụng và sinh sôi.

Bệnh nhân Covid-19 được đặt máy thở. (Nguồn: ABC News)
Bệnh nhân Covid-19 được đặt máy thở. (Nguồn: ABC News)

Giai đoạn 4: Cuộc đấu tranh cuối cùng

Giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể tăng phản ứng trong một nỗ lực tuyệt vọng để tiêu diệt virus. Nỗ lực bổ sung này tạo ra thứ được gọi là cơn bão cytokine khi hệ thống miễn dịch bắt đầu tấn công bất cứ thứ gì trong cơn tuyệt vọng, tấn công các mô khỏe mạnh cũng như virus mà nó muốn đánh bại.

Các mạch máu bị tổn thương hình thành các cục máu đông cùng với sốt cao. Chất lỏng tích tụ nhiều hơn trong phổi làm cho tình trạng thiếu oxy càng trở nên trầm trọng hơn. Cũng trong giai đoạn này, bệnh nhân Covid-19 thường được chẩn đoán nhầm là mắc chứng viêm não, co giật và đột quỵ. Tình trạng viêm tương tự cũng được thấy ở tim dẫn đến tăng tỷ lệ hình thành cục máu đông và đau tim.

Ở giai đoạn này, các cơ quan của người bệnh bắt đầu bị phá vỡ dẫn đến suy các cơ quan nghiêm trọng gọi là suy đa tạng. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh covid-19 tử vong. Diễn biến này có thể xảy ra chỉ sau một đêm.

Tín hiệu khả quan nhưng không được chủ quan

Theo bác sĩ Parnis, ở Australia, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân Covid-19 trong Phòng chăm sóc tích cực (ICU) tương đối cao, khoảng 80% (cao hơn mức 50% của các nước khác).

Tuy nhiên, Parnis cũng cảnh báo: “Không nên mất cảnh giác với chủng virus này. Khi sự lây lan càng rộng, hệ thống y tế càng phải chịu nhiều áp lực, điều đó đồng nghĩa với việc khiến tỷ lệ tử vong tăng lên do nguồn lực khám, chữa bệnh bị quá tải”.

Đối với Elliott, quãng thời gian ở Anh là một kỷ niệm đau thương, cô không hy vọng điều đó sẽ lặp lại tại đất nước của mình. Khi Covid-19 xuất hiện ở Anh, nhiều người cho rằng chủng virus này không đáng ngại. Và rồi tình trạng đó trở lên tồi tệ hơn bao giờ hết.

‘Sức khỏe’ kinh tế Trung Quốc suy yếu vì biến thể Delta

‘Sức khỏe’ kinh tế Trung Quốc suy yếu vì biến thể Delta

Chính sách quyết liệt của Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 trong mùa Hè này đã ảnh hưởng đến niềm ...

Khi nào chúng ta có thể tuyên bố đại dịch Covid-19 kết thúc?

Khi nào chúng ta có thể tuyên bố đại dịch Covid-19 kết thúc?

Một thế giới an toàn có thể sẽ vẫn còn Covid-19 và một 'bình thường mới' chưa bao giờ có nghĩa là hoàn toàn an ...

(theo ABC News)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Á hậu Ngọc Hằng 'chiếm spotlight' mỗi khi xuất hiện

Á hậu Ngọc Hằng 'chiếm spotlight' mỗi khi xuất hiện

Với chiều cao 1m74, số đo ba vòng nổi bật cùng gương mặt xinh đẹp, Á hậu Ngọc Hằng luôn chiếm trọn spotlight mỗi khi xuất hiện.
CLB Công an Hà Nội thắng trận thứ 3 tại ASEAN Club Championship

CLB Công an Hà Nội thắng trận thứ 3 tại ASEAN Club Championship

Phô diễn sức mạnh tại ASEAN Club Championship, CLB Công an Hà Nội thắng trận thứ 3 liên tiếp và dẫn đầu bảng B.
Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; cà phê rang xay có thể là động lực mới cho xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; cà phê rang xay có thể là động lực mới cho xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; Dự báo về thị trường xuất khẩu của hàng Việt?
Nỗ lực bất thành của EU, Nga vẫn đang thu được rất nhiều tiền từ bán thứ này cho châu Âu

Nỗ lực bất thành của EU, Nga vẫn đang thu được rất nhiều tiền từ bán thứ này cho châu Âu

Nỗ lực bất thành của EU, không phải khí đốt, nhưng Nga vẫn đang thu được rất nhiều tiền từ bán nguồn năng lượng này cho châu Âu
Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'.
Ba Lan tuyên bố sẽ bảo vệ ông Benjamin Netanyahu khỏi nguy cơ bị bắt giữ vì lý do đặc biệt

Ba Lan tuyên bố sẽ bảo vệ ông Benjamin Netanyahu khỏi nguy cơ bị bắt giữ vì lý do đặc biệt

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết Thủ tướng Israel sẽ không bị giam giữ mặc dù ICC có lệnh bắt ông Benjamin Netanyahu.
Cách tính điểm thi lớp 10 từ năm 2025 thay đổi thế nào?

Cách tính điểm thi lớp 10 từ năm 2025 thay đổi thế nào?

Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT từ kỳ tuyển sinh năm học 2025 - 2026 có thay đổi so với quy định hiện hành.
Quy chế về kỳ thi lớp 10 cần lưu ý

Quy chế về kỳ thi lớp 10 cần lưu ý

Phương thức thi tuyển vào lớp 10 sẽ gồm 3 môn Toán, Ngữ văn và một môn thi hoặc bài thi thứ ba do Sở GD&ĐT lựa chọn.
Văn hóa giao thông: Cốt lõi nằm ở ý thức, không chỉ vì sợ bị phạt

Văn hóa giao thông: Cốt lõi nằm ở ý thức, không chỉ vì sợ bị phạt

Ý thức của người tham gia giao thông đang có sự chuyển biến tích cực sau khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực.
Bộ GD&ĐT chuẩn bị triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bộ GD&ĐT chuẩn bị triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Năm 2025, Bộ GD&ĐT triển khai một số việc trọng tâm, trong đó có việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Nâng mức phạt giúp 'xây' văn hóa giao thông

Nâng mức phạt giúp 'xây' văn hóa giao thông

Nghị định 168 có thể coi là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao ý thức và bảo đảm an toàn giao thông.
Nhiều trường đại học tăng chỉ tiêu, điều chỉnh phương án tuyển sinh

Nhiều trường đại học tăng chỉ tiêu, điều chỉnh phương án tuyển sinh

Năm nay, nhiều trường đại học ở phía Nam tăng số chỉ tiêu và điều chỉnh các phương án tuyển sinh và mở ngành mới.
Thời tiết mùa Đông lạnh giá kéo dài tại Hàn Quốc

Thời tiết mùa Đông lạnh giá kéo dài tại Hàn Quốc

Thời tiết lạnh nhất trong mùa Đông năm nay đang bao phủ Hàn Quốc, nhiệt độ giảm xuống dưới -10 độ C ở thủ đô Seoul và các khu vực phía Bắc.
Bảng tra cứu lỗi trừ điểm giấy phép lái xe ô tô, xe máy năm 2025

Bảng tra cứu lỗi trừ điểm giấy phép lái xe ô tô, xe máy năm 2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung Bảng tra cứu lỗi trừ điểm giấy phép lái xe ô tô, xe máy năm 2025.
Khi nào người dân phải đi làm lại mẫu sổ đỏ mới từ năm 2025?

Khi nào người dân phải đi làm lại mẫu sổ đỏ mới từ năm 2025?

Từ năm 2025, mẫu sổ đỏ (tức mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất) sẽ áp dụng mẫu mới theo Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.
Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy, ô tô từ ngày 1/1/2025

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy, ô tô từ ngày 1/1/2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho tiết về mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy, xe ô tô từ ngày 1/1/2025.
Mỹ: Bão tuyết nghiêm trọng, giao thông tê liệt, cuộc sống đảo lộn

Mỹ: Bão tuyết nghiêm trọng, giao thông tê liệt, cuộc sống đảo lộn

Một cơn bão mùa Đông khắc nghiệt quét qua các khu vực Trung Tây và Trung Đại Tây Dương của Mỹ, tuyết rơi dày đặc và băng giá trên diện rộng.
Mức phạt lái xe liên tục quá 4 giờ chính thức năm 2025

Mức phạt lái xe liên tục quá 4 giờ chính thức năm 2025

Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 đã quy định người lái xe không được lái xe liên tục không quá 04 giờ và không quá 10 giờ trong một ngày.
Phiên bản di động