Nhỏ Bình thường Lớn

Covid-19: Đức lo sợ hệ thống y tế quá tải, chuẩn bị phong tỏa nghiêm ngặt trở lại

TGVN. Tốc độ lây lan nhanh chóng, đặc biệt số ca mắc Covid-19 do biến thể mới rất cao khiến Đức ‘rục rịch’ áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt.
Covid-19: Đức lo sợ hệ thống y tế quá tải, chuẩn bị phong tỏa nghiêm ngặt trở lại
Đức lo sợ hệ thống y tế quá tải trước làn sóng Covid-19 thứ ba, chuẩn bị phong tỏa nghiêm ngặt trở lại. (Nguồn: DW)

Bộ trưởng Y tế liên bang Đức Jens Spahn ngày 27/3 kêu gọi tiến hành "phong tỏa cứng" từ 10-14 ngày nhằm kiểm soát sự bùng phát của đại dịch Covid-19 ở nước này.

Phát biểu trong cuộc đối thoại trực tuyến với người dân, Bộ trưởng Spahn cho rằng Đức thực sự cần ít nhất từ 10 đến 14 ngày ngừng mọi tiếp xúc và đi lại để có thể kiểm soát được tình trạng bùng phát đang tiếp tục gia tăng mạnh.

Theo ông Jens Spahn, Đức cần áp đặt phong tỏa qua kỳ nghỉ Phục sinh vào tuần tới, tương tự như đã thực hiện hồi năm ngoái khi người dân Đức được yêu cầu ở nhà và tránh mọi tiếp xúc.

Bộ trưởng Spahn nhấn mạnh nếu xu hướng gia tăng không kiểm soát, hệ thống y tế Đức sẽ đạt tới hạn trong tháng 4 tới. Ông Spahn cũng kêu gọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng dịch, chỉ nên gặp gỡ ở ngoài trời trước kỳ nghỉ Phục sinh từ ngày 2-5/4 tới.

Viện Robert Koch (RKI) ngày 27/3 thông báo chỉ số lây nhiễm trung bình 7 ngày/100.000 dân ở Đức đã lên tới 124,9 - mức cao nhất từ giữa tháng 1/2021.

Trrong 24 giờ qua, Đức ghi nhận thêm gần 18.000 ca nhiễm mới và 127 ca tử vong. Hiện tỷ lệ số ca mắc biến thể phát hiện ở Anh trong số các ca nhiễm mới ở Đức chiếm trên 71%.

Các nhà dịch tễ học hiện cảnh báo về sự xuất hiện những biến thể mới, kể cả ở Đức.

TIN LIÊN QUAN
Những bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong phòng, chống Covid-19
New Zealand phong tỏa thành phố lớn nhất để phòng dịch Covid-19
Lôi kéo Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân, Iran lại tập trận bộ binh
Chính sách phong tỏa thời Covid-19: ‘Công thần’ hay ‘tội đồ’?
Trung Quốc tiếp tục phong tỏa thịt bò nhập khẩu của công ty Australia

(theo TTXVN)