Covid-19: Lebanon phong tỏa toàn quốc, 90% số khu vực ở Đức là điểm nóng dịch bệnh, kỷ lục buồn tại Ukraine

Chu An
TGVN. Ngày 14/11, lệnh phong tỏa trên toàn quốc tại Lebanon trong vòng 2 tuần bắt đầu có hiệu lực từ ngày 14/11 sau khi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 ở nước này vượt trên 100.000 ca, khiến các bệnh viện bị quá tải.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(Nguồn: DW)
Tính tới ngày 14/11, Đức đã có 371/412 khu vực vượt quá giới hạn 50 ca nhiễm mới trên 100.000 dân trong vòng 7 ngày, mức tương đương 90% số khu vực ở Đức được coi là các điểm nóng Covid-19. Trong ảnh: Bác sĩ chăm sóc bệnh nhân Covid-19 nặng tại một bệnh viện ở Đức.

Theo đó, người dân không được phép ra ngoài trong ngày, trừ phi họ được cấp giấy phép ngoại lệ, chỉ có những ô tô với biển số xe nhất định được phép lưu thông trên đường. Tuy nhiên, sân bay và các cơ sở kinh doanh thiết yếu vẫn hoạt động. Một lệnh giới nghiêm ban đêm sắp có hiệu lực, từ 17h hôm trước đến 5h hôm sau.

Bộ Y tế Lebanon ngày 12/11 cho biết ghi nhận trung bình khoảng 11.000 ca nhiễm/tuần. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 2 đến nay, Lebanon có tổng cộng 102.607 ca mắc Covid-19, trong đó có 796 ca tử vong.

Lebanon áp đặt lệnh phong tỏa đầu tiên hồi tháng 3 nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Sau đó, nước này dần nới lỏng các biện pháp hạn chế vào mùa Hè. Tuy nhiên, số ca nhiễm đã gia tăng sau khi vụ nổ kinh hoàng tại cảng Beirut ngày 4/8 làm hơn 200 người thiệt mạng và ít nhất 6.500 người bị thương, đẩy các bệnh viện của nước này vào tình trạng quá tải.

* Cùng ngày, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết sẽ áp đặt các biện pháp hạn chế siết chặt hơn, bắt đầu từ ngày 21/11 trong bối cảnh quốc gia Trung Đông này đang chịu tác động nghiêm trọng của làn sóng dịch Covid-19 thứ ba.

Các biện pháp siết chặt nhất này sẽ được áp đặt tại thủ đô Tehran và gần 100 thị trấn và thành phố khác của Iran. Các dịch vụ và cơ sở kinh doanh không thiết yếu sẽ phải đóng cửa trong khi ô tô không được ra vào các thành phố và thị trấn này.

Trước đó, ngày 10/11, chính phủ Iran đã áp đặt các biện pháp hạn chế trong 1 tháng tại các thành phố lớn, yêu cầu đóng cửa vào lúc 18h các cơ sở kinh doanh không cần thiết.

Iran ghi nhận 452 ca tử vong do Covid-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong lên 41.034 ca trong tổng số 749.525 ca nhiễm.

* Cũng trong ngày 13/11, nhiều hiệp hội bác sĩ Đức đã kêu gọi tạm ngừng tiến hành các ca phẫu thuật chưa cấp bách ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 trong bối cảnh hầu hết các bệnh viện sắp quá tải khi số bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 ngày càng tăng mạnh.

Liên đoàn bác sĩ Marburg đại diện cho 127.000 thành viên trên toàn nước Đức cùng nhiều hiệp hội y tế cảnh báo rằng, nếu các bệnh viện không tạm ngừng tiến hành các ca phẫu thuật chưa cần kíp, các cơ sở điều trị tích cực sẽ bị quá tải và không thể tiếp nhận thêm bệnh nhân mắc Covid-19 nặng đang ngày một gia tăng. Trong khi đó, hiện nhiều bệnh viện, xuất phát từ lý do tài chính, không sẵn sàng thực hiện việc trì hoãn này.

Theo các hiệp hội bác sĩ, cần phải điều chỉnh lại chính sách y tế tại các bang có số ca lây nhiễm cao, cụ thể là giảm hoặc tạm ngừng các trường hợp can thiệp nội trú có thể trì hoãn, cũng như hỗ trợ tài chính cho các bệnh viện liên quan.

Liên quan tình hình dịch bệnh ở Đức, Viện Robert Koch (RKI) ngày 14/11 thông báo trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm gần 22.500 ca nhiễm mới, giảm nhẹ so với một ngày vốn đạt mức cao kỷ lục trước đó (gần 23.600).

Tính tới thời điểm này, Đức đã có 371/412 khu vực vượt quá giới hạn 50 ca nhiễm mới trên 100.000 dân trong vòng 7 ngày, mức tương đương 90% số khu vực ở Đức được coi là các điểm nóng Covid-19.

Trong khi đó, tình hình dịch bệnh tại các trường học hiện đang ở mức đáng báo động khi có tới khoảng 350.000 giáo viên và học sinh phải cách ly vì Covid-19.

Chuyên gia y tế của đảng Dân chủ Xã hội (SPD) Karl Lauterbach đã lên tiếng cảnh báo việc tiếp tục duy trì mô hình học tập như hiện nay. Theo ông Lauterbach, các trường học đang rơi vào tình huống rủi ro cao đối với học sinh, giáo viên và người thân.

Ông kêu gọi cần chia lại lớp học ở các trường, thay đổi hằng tuần giữa học ở trường và học ở nhà, đồng thời tuân thủ đeo khẩu trang ở trường cũng như tăng cường trang bị thiết bị lọc không khí cơ động. Chuyên gia này cũng cảnh báo việc sớm nới lỏng các quy định phòng chống Covid-19 hiện nay.

Trong một thông điệp qua video ngày 14/11, Thủ tướng Đức Angela Merkel một lần nữa cảnh báo dân chúng về những ngày tháng khó khăn phía trước do sự lây lan của dịch Covid-19. Trong bối cảnh tình hình lây nhiễm chưa thuyên giảm, nhiều khả năng Thủ tướng Merkel và các thủ hiến bang của Đức sẽ phải xem xét siết chặt thêm các biện pháp phòng ngừa trong cuộc thảo luận trực tuyến vào đầu tuần tới.

Cùng ngày, Hy Lạp thông báo đóng cửa các trường tiểu học cơ sở, vườn trẻ và các trung tâm chăm sóc trẻ và người già ban ngày cho đến ngày 30/11 do số ca nhiễm gia tăng đang gây quá tải đối với hệ thống y tế của nước này.

Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Y tế Vassilis Kikilias nêu rõ: "Chính phủ Hy Lạp quyết định ngừng hoạt động của các trường học cho đến ngày 30/11. Biện pháp này cho thấy tình hình dịch bệnh đang diễn biến nghiêm trọng". Việc học từ xa đã được áp dụng đối với học sinh trung học cơ sở và sinh viên đại học.

Kể từ cuối tháng 10, số ca tử vong trong ngày do Covid-19 tại Hy Lạp đã tăng gấp 4 lần với một số ngày ghi nhận có 50 ca tử vong, trong khi số ca nhiễm mới tăng gấp đôi lên tới khoảng 3.000 ca/ngày.

Chính phủ Hy Lạp đã áp đặt trở lại các biện pháp hạn chế và ban hành lệnh phong tỏa lần thứ hai trên toàn quốc kéo dài đến ngày 30/11, trong đó có một lệnh giới nghiêm ban đêm từ 21h hôm trước đến 5h hôm sau, ngoại trừ lý do thiết yếu như công việc hay vấn đề về sức khỏe.

Ngày 13/11, Ukraine thông báo ghi nhận số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua ở mức cao nhất từ trước đến nay, với 12.524 ca, nâng tổng số ca bệnh lên 525.176 ca, trong đó có 9.508 ca tử vong.

Số ca nhiễm mới tại Ukraine bắt đầu gia tăng hồi tháng 9, buộc chính phủ quyết định áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc vào các ngày cuối tuần nhằm kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh.

Lệnh phong tỏa vào cuối tuần sẽ có hiệu lực từ ngày 14-30/11, theo đó phần lớn các cơ sở kinh doanh phải đóng cửa hoặc hạn chế hoạt động, ngoại trừ các cửa hàng tạp phẩm, hiệu thuốc, bệnh viện và các phương tiện giao thông.

Trong khi đó, Ukraine cũng ghi nhận số ca tử vong do Covid-19 ở mức cao kỷ lục trong 24 giờ qua, với 548 ca, nâng tổng số ca tử vong lên 10.000 ca. Quốc gia châu Âu cũng có thêm 25.571 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc Covid-19 lên 691.118 ca.

Tình người thời đại dịch Covid-19 ở Preah Sihanouk, Campuchia

Tình người thời đại dịch Covid-19 ở Preah Sihanouk, Campuchia

TGVN. Khi dịch Covid-19 bùng phát, người gốc Việt tại tỉnh Preah Sihanouk (Campuchia) bị mất việc làm hàng loạt, mất thu nhập vì tác ...

Hungary sẽ là nước EU đầu tiên hợp tác với Nga sản xuất vaccine Covid-19 Sputnik V

Hungary sẽ là nước EU đầu tiên hợp tác với Nga sản xuất vaccine Covid-19 Sputnik V

TGVN. Bộ trưởng Công Thương Nga Denis Manturov tối 13/11 cho biết, các mẫu vaccine Sputnik V ngừa Covid-19 của Nga sẽ được chuyển đến ...

Brazil tuyên bố chính thức thoát khỏi suy thoái kinh tế do Covid-19, nêu những thách thức mới

Brazil tuyên bố chính thức thoát khỏi suy thoái kinh tế do Covid-19, nêu những thách thức mới

TGVN. Ngày 13/11, Bộ trưởng Kinh tế Brazil Paulo Guedes tuyên bố quốc gia lớn nhất Mỹ Latinh này đã chính thức thoát khỏi suy ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Cách tặng gói cước cho thuê bao khác qua ZaloPay với vài bước đơn giản

Cách tặng gói cước cho thuê bao khác qua ZaloPay với vài bước đơn giản

Ngoài việc đăng ký data cho bản thân thì bạn còn có thể tặng gói cước 4G cho thuê bao khác qua ZaloPay. Nếu bạn chưa biết cách làm thế ...
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo ...
Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất trong mùa ...
Giá heo hơi hôm nay 27/4: Tăng giảm rải rác; phòng tránh mầm bệnh vật nuôi phát triển trong thời tiết nắng nóng

Giá heo hơi hôm nay 27/4: Tăng giảm rải rác; phòng tránh mầm bệnh vật nuôi phát triển trong thời tiết nắng nóng

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng giảm rải rác 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Xác định 2 cặp bán kết vòng chung kết U23 châu Á 2024

Xác định 2 cặp bán kết vòng chung kết U23 châu Á 2024

U23 Indonesia tiếp tục hành trình giải U23 châu Á khi thi đấu với U23 Uzbekistan ở bán kết, nếu thắng đội bóng xứ vạn đảo sẽ có vé Olympic ...
Khám phá 'tình yêu ẩn giấu' của tượng đài thi ca Tây Ban Nha

Khám phá 'tình yêu ẩn giấu' của tượng đài thi ca Tây Ban Nha

Trong khuôn khổ Những ngày Văn học châu Âu 2024, Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam tổ chức sự kiện đàm thoại 'Lorca: Thơ và tình yêu ...
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động