Covid-19: Omicron 'thua' Delta một điểm cực quan trọng, Indonesia có ca đầu tiên; Anh, Nam Phi ghi nhận số ca bệnh kỷ lục

Bảo Hà
Báo Thế giới & Việt Nam cập nhật tình hình dịch Covid-19 tại một số quốc gia ngày 16/12.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Covid-19: Omicron 'thua' Delta một điểm cực quan trọng, Indonesia có ca đầu tiên; Anh, Nam Phi ghi nhận số ca bệnh kỷ lục. (Nguồn: NBC)
Một số nghiên cứu kết luận rằng, biến thể Omicron có tốc độ lây lan qua đường hô hấp nhanh hơn 70 lần so với Delta, nhưng trong phổi người, tốc độ tự nhân bản thấp hơn 10 lần. (Nguồn: NBC)

Biến thể Omicron: Bản tóm tắt một số nghiên cứu về virus SARS-COV-2 gần đây, đang trong quá trình xem xét để công bố chính thức, cho thấy, tốc độ lây truyền của biến thể Omicron nhanh theo cấp số nhân trong đường hô hấp nhưng lại chậm hơn trong môi trường phổi của con người.

Theo các nhà nghiên cứu, những khác biệt lớn giữa Omicron và các biến thể khác của virus SARS-COV-2 có thể giúp đánh giá được khả năng tác động của biến thể mới này trong tương lai.

Cụ thể, nghiên cứu cho thấy, so với biến thể Delta, Omicron tự nhân bản nhanh hơn 70 lần trong đường hô hấp, dẫn đến khả năng dễ lây lan thông qua tiếp xúc giữa người với người.

Tuy nhiên, trong môi trường phổi, Omicron nhân bản chậm hơn 10 lần so với virus SARS-COV-2 gốc, điều này có thể lý giải việc người mắc biến thể này ít có nguy cơ chuyển nặng.

Mặc dù vậy, Tiến sĩ Michael Chan Chi-wa, Trưởng một nhóm nghiên cứu ở Hong Kong, cho rằng, điều quan trọng cần lưu ý là mức độ nghiêm trọng khi nhiễm bệnh không chỉ được xác định thông qua tốc độ nhân bản của virus.

Ông cho rằng, cần phải căn cứ vào cả phản ứng miễn dịch của người bệnh, vì đôi khi điều đó có thể dẫn đến tình trạng viêm nặng, đe dọa đến tính mạng. Bằng cách lây nhiễm cho nhiều người, biến thể dễ lây truyền có thể gây bệnh nặng hơn và thậm chí là tử vong, dù bản thân nó ít có khả năng gây bệnh.

Trong khi đó, một nghiên cứu được công bố trực tuyến trên tạp chí JAMA Network Open cho hay, cứ 10 người nhiễm virus SARS-CoV-2 thì có 4 người có thể vô tình làm lây lan virus. Những người bệnh không triệu chứng có thể làm gia tăng đáng kể sự lây truyền của virus này SARS-CoV-2 vốn đang chiếm 40,5% số ca mắc bệnh truyền nhiễm trên toàn thế giới.

Theo tổng hợp dữ liệu từ 77 nghiên cứu trước đó liên quan 19.884 bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, khoảng 40% trong số này là các trường hợp không có triệu chứng, 54% là phụ nữ mang thai, 53% người từng sử dụng máy bay hoặc du thuyền, 48% là người cao tuổi hoặc nhân viên ở viện dưỡng lão và 30% là nhân viên y tế hoặc bệnh nhân nhập viện.

Tỷ lệ các trường hợp nhiễm bệnh không triệu chứng là khoảng 46% ở Bắc Mỹ, 44% ở châu Âu và 28% ở châu Á.

Nhà nghiên cứu Min Liu và các đồng sự tại Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết tỷ lệ cao của các trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng cho thấy rõ nguy cơ lây bệnh tiềm ẩn của các bệnh nhân không triệu chứng trong cộng đồng.

Theo nhà nghiên cứu, các nhà chức trách nên sàng lọc các trường hợp không triệu chứng và những người này "phải được kiểm soát giống như các trường hợp đã được xác nhận nhiễm bệnh, bao gồm cả cách ly và truy vết".

Indonesia: Ngày 16/12, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết, nước này ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron là một nhân viên làm việc tại bệnh viện ở Jakarta và không ra nước ngoài trước đó.

Ngoài ra, có 5 trường hợp nghi nhiễm biến thể này, trong đó có 2 công dân Indonesia mới trở về từ Mỹ và Anh và 3 công dân Trung Quốc đang cách ly tại Manado thuộc tỉnh North Sulawesi. Nhà chức trách Indonesia đang tiến hành giải trình tự gene của các trường hợp này.

Cuba: Giới chức y tế thông báo phát hiện thêm 4 ca nhiễm biến thể Omicron, tất cả đều là các ca nhập cảnh từ châu Phi. Cuba ghi nhận ca đầu tiên nhiễm Omicron vào ngày 8/12

Từ hôm 4/12, Cuba đã tăng cường các biện pháp giám sát và phòng ngừa đối với những hành khách đến từ các quốc gia đã phát hiện các ca nhiễm biến thể Omicron.

Nhờ chiến lược đẩy mạnh tiêm chủng sử dụng các loại vaccine tự sản xuất, Cuba đã kiểm soát được dịch bệnh khi số ca nhiễm mới mỗi ngày giảm từ mức đỉnh hơn 9.000 ca/ngày vào cuối tháng 7 xuống dưới mức 70 ca hiện nay, và số lượng người đang điều trị xuống mức dưới 300 người, thấp nhất trong nhiều tháng qua.

Anh: Ngày 15/12, Anh ghi nhận số ca dương tính với Covid-19 được khẳng định qua xét nghiệm lên đến 78.610 trường hợp, mức cao nhất trong ngày kể từ khi dịch bùng phát tại nước này đầu năm ngoái.

Sự xuất hiện của biến thể Omicron được cho là đã làm gia tăng số ca nhiễm tại Anh, thể hiện qua số ca nhiễm trong ngày 15/12 vượt xa mốc cao nhất trong ngày được ghi nhận trước đó trong tháng 1 năm nay là 68.053 trường hợp với sự lây lan của biến thể Alpha.

Nam Phi: Với 26.976 ca mắc mới, Nam Phi ghi nhận mức tăng theo ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát, chỉ sau vài tuần nước này thông báo phát hiện biến thể Omicron.

Con số này cao hơn mức tăng theo ngày cao nhất từng được ghi nhận (26.485 ca) vào ngày 3/7, thời điểm đỉnh dịch của làn sóng dịch bệnh thứ 3 do biến thể Delta gây ra.

Cùng ngày, Nam Phi cũng ghi nhận 54 ca tử vong vì Covid-19. Trước đó, số ca tử vong cao nhất trong ngày tại Nam Phi từng được thông báo là 108 ca. Với tỷ lệ tử vong này, việc tiêm vaccine vẫn được cho là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa các ca tử vong.

Lý do Ngoại trưởng Mỹ hủy chuyến thăm Thái Lan, rút ngắn lịch trình ở Đông Nam Á

Lý do Ngoại trưởng Mỹ hủy chuyến thăm Thái Lan, rút ngắn lịch trình ở Đông Nam Á

Đêm 15/12, tờ Bangkok Post dẫn nguồn Đại sứ quán Mỹ tại Bangkok cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hủy chuyến thăm tới ...

Tin thế giới 14/12: 'EU tự hại mình nếu chặn Dòng chảy phương Bắc 2'; Nga nói gì vụ phủ quyết ở HĐBA? Mỹ vững một điều với Trung Quốc

Tin thế giới 14/12: 'EU tự hại mình nếu chặn Dòng chảy phương Bắc 2'; Nga nói gì vụ phủ quyết ở HĐBA? Mỹ vững một điều với Trung Quốc

Dòng chảy phương Bắc 2, Nga phủ quyết ở HĐBA, Thượng đỉnh trực tuyến Nga-Trung, quan hệ Mỹ-Trung, Ngoại trưởng Mỹ thăm Đông Nam Á, ...

(theo AFP, Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Lễ Tết Thanh minh 2024 là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Tết Thanh minh

Lễ Tết Thanh minh 2024 là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Tết Thanh minh

Tết Thanh minh là một sự kiện tâm linh quan trọng của người Việt, thể hiện đạo lý 'uống nước nhớ nguồn', bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.
Phong phú hoạt động tại Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V

Phong phú hoạt động tại Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V

Baoquocte.vn. Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V diễn ra từ ngày 24-26/4 với sự tham dự của khoảng 200 đại biểu tiêu biểu từ 63 ...
Chuyển nhượng cầu thủ: Lý do Real Madrid lùi ngày ra mắt Kylian Mbappe

Chuyển nhượng cầu thủ: Lý do Real Madrid lùi ngày ra mắt Kylian Mbappe

Real Madrid được cho phải hoãn kế hoạch ra mắt Kylian Mbappe trước VCK EURO 2024, thay vào đó có thể phải đợi đến tháng 8.
Nhà quản lý doanh nghiệp nước ngoài được nới lỏng các quy định để cư trú tại Nhật Bản

Nhà quản lý doanh nghiệp nước ngoài được nới lỏng các quy định để cư trú tại Nhật Bản

Người sáng lập công ty khởi nghiệp có thể sử dụng vốn của nhà đầu tư để đáp ứng đủ tiêu chí về cư trú.
Nỗ lực đưa nhiệt điện than ở Việt Nam về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Nỗ lực đưa nhiệt điện than ở Việt Nam về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

UNDP và IOE phối hợp tổ chức cuộc họp thảo luận về quá trình chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam.
Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất gia hạn nhiệm vụ của Nhóm chuyên gia giám sát trừng phạt Triều Tiên thêm một năm.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động