5 bệnh viện gồm Thanh Nhàn, Hà Đông, Đức Giang, Xanh Pôn và Sơn Tây; bệnh viện trung ương, bộ, ngành sẽ tiếp nhận trẻ em mắc Covid-19 tầng 3. |
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Thái Nguyên (-826), Quảng Ninh (-459), Bắc Kạn (-129).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Ninh Bình (+1.540), Vĩnh Phúc (+796), Lạng Sơn (+750).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 32.601 ca/ngày.
Tính từ 16h ngày 17/2 đến 16h ngày 18/2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 42.439 ca nhiễm mới, tăng 6.237 ca so với ngày trước đó, tại 63 tỉnh, thành phố (có 31.028 ca trong cộng đồng). Đây là lần đầu tiên trong hơn 2 năm qua, số mắc mới trong 1 ngày ở nước ta cao như vậy.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (4.549), Vĩnh Phúc (2.158), Quảng Ninh (2.018), Phú Thọ (1.789), Nam Định (1.678), Thái Nguyên (1.652), Hòa Bình (1.567), Bắc Ninh (1.556), Ninh Bình (1.540), Hải Phòng (1.504), Bắc Giang (1.443), Nghệ An (1.339), Lào Cai (1.310), Hải Dương (1.302), Lạng Sơn (1.175), Bình Định (1.109), Thái Bình (910), Sơn La (889), Tuyên Quang (888), Thanh Hóa (885), Yên Bái (875), Đà Nẵng (732), Hưng Yên (719), TP. Hồ Chí Minh (715), Hà Tĩnh (621), Quảng Nam (607), Đắk Lắk (600), Quảng Bình (575), Khánh Hòa (525),
Quảng Trị (458), Phú Yên (441), Lâm Đồng (365), Cao Bằng (357), Gia Lai (330), Bà Rịa - Vũng Tàu (292), Bình Dương (289), Bình Phước (273), Thừa Thiên Huế (262), Điện Biên (252), Lai Châu (231), Hà Nam (209), Đắk Nông (189), Quảng Ngãi (179), Kon Tum (146), Cà Mau (131), Hà Giang (111), Bình Thuận (97), Đồng Nai (91), Kiên Giang (89), Bến Tre (67), Bắc Kạn (53), Bạc Liêu (52), Đồng Tháp (38), Trà Vinh (35), Tây Ninh (34), Cần Thơ (27), Vĩnh Long (24), Long An (18), Hậu Giang (15), Ninh Thuận (14), An Giang (13), Sóc Trăng (13), Tiền Giang (2).
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 200 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Hưng Yên (6), Bình Phước (1).
Sở Y tế Hà Nội hướng dẫn phân luồng tiếp nhận F0 là trẻ em
Trong hai tháng gần đây, Hà Nội luôn là địa phương dẫn đầu cả nước về số ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày. Đặc biệt trong 4 ngày gần đây, số ca mắc tăng vọt lên mức 3.500-4.500 ca/ngày.
Theo báo cáo của Sở Y tế, đến hết ngày 17/2, toàn TP đang có hơn 143.500 ca đang điều trị, theo dõi. Gần 97% bệnh nhân điều trị tại nhà hoặc các cơ sở tầng 1; hơn 3% phải nhập viện (tầng 2 và 3).
Đây là lần thứ 7 Sở Y tế Hà Nội điều chỉnh phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh Covid-19. So với 6 lần hướng dẫn trước, trong lần 7 điều chỉnh phân luồng tiếp nhận F0 này, Hà Nội bổ sung chi tiết cơ sở tiếp nhận F0 là trẻ em.
Theo công văn khẩn được lãnh đạo Sở ký ngày 18/2, việc phân luồng điều trị với người bệnh Covid-19 (F0) được chia thành các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là có thêm hướng dẫn phân luồng điều trị trẻ mắc Covid-19. Cụ thể:
- F0 mức độ nặng, nguy kịch hoặc trong tình trạng cần hồi sức tích cực điều trị tại tầng 3 tại các bệnh viện: Đa khoa Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông, Xanh Pôn, Sơn Tây và Đống Đa; bệnh viện tầng 2 đáp ứng giường bệnh hồi sức tích cực đã phân công và các bệnh viện trung ương, bộ, ngành.
- F0 mức độ trung bình hoặc có triệu chứng, tuổi từ lớn hơn hoặc bằng 65, mắc bệnh lý nền không ổn định và chưa tiêm đủ liều vaccine; F0 mắc các bệnh lý có triệu chứng cấp tính cần điều trị nội trú hoặc can thiệp chuyên khoa được điều trị tại bệnh viện thuộc tầng 2.
- F0 mắc bệnh nền ổn định hoặc không ổn định nhưng chưa cần nhập viện, chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine điều trị tại cơ sở tầng 1.
- F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đủ điều kiện quản lý, cách ly, điều trị tại nhà (tầng 1).
- F0 chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng, cơ sở tiếp nhận trường hợp này ở tầng 1 và tầng 2 là các bệnh viện: Bắc Thăng Long, Đống Đa, Thanh Nhàn, Hà Đông, Đức Giang, Xanh Pôn, Thận, Sơn Tây, Mê Linh; ở tầng 3 là các bệnh viện: Thanh Nhàn, Hà Đông, Đống Đa, Đức Giang, Xanh Pôn, Sơn Tây và bệnh viện Trung ương, bộ, ngành.
- F0 có bệnh tâm thần, người đang cai nghiện tại cộng đồng, cơ sở tiếp nhận trường hợp này ở tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Tâm thần Hà Nội và Bệnh viện Tâm thần Mỹ Đức; ở tầng 3 là các bệnh viện: Thanh Nhàn, Đức Giang, Hà Đông, Xanh Pôn, Tâm thần Hà Nội và bệnh viện Trung ương.
- F0 sau ghép tạng điều trị tại tầng 1, 2, 3 tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn và các bệnh viện đang theo dõi, điều trị cho người bệnh.
Những trường hợp đặc biệt được phân tầng điều trị Đặc biệt, tại hướng dẫn này, Sở Y tế Hà Nội cũng bổ sung phân tầng điều trị đối với trẻ em mắc Covid-19 Cụ thể, trẻ trên 3 tháng tuổi sẽ được điều trị tại nhà. Nếu không đủ điều kiện điều trị tại nhà, sẽ được chuyển điều trị tại cơ sở thu dung quận, huyện. Với trẻ có bệnh nền không ổn định hoặc thể trạng béo phì, trẻ từ 3 tháng tuổi trở xuống sẽ chuyển điều trị tại bệnh viện đa khoa có giường bệnh điều trị nhi khoa. Trẻ mắc Covid-19 mức độ trung bình được điều trị tại tầng 2 (các bệnh viện đa khoa có khoa nhi); bệnh viện Trung ương, bộ, ngành. 5 bệnh viện gồm Thanh Nhàn, Hà Đông, Đức Giang, Xanh Pôn và Sơn Tây; bệnh viện trung ương, bộ, ngành sẽ tiếp nhận trẻ em mắc Covid-19 tầng 3. |
Tiêm vaccine Covid-19
Bộ Y tế đang chuẩn bị tích cực để tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi. Tuy nhiên vẫn có không ít phụ huynh băn khoăn, lo sợ việc này có gây ảnh hưởng đến hệ sinh sản, di truyền của trẻ sau này...
Tại Tọa đàm Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em - Những lưu ý quan trọng (ngày 18/2), các chuyên gia, bác sĩ đều đánh giá hiệu quả của chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi thời gian vừa qua. Vaccine đã góp phần quan trọng trong việc giảm tỉ lệ nhiễm và tử vong do Ccovid-19. Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, đến nay số mũi tiêm chủng đã đạt tới 17 triệu cho nhóm tuổi trên, trong đó mũi 1 đạt trên 97% và mũi 2 đạt 94,6%. Số liệu này chứng tỏ kết quả tổ chức tiêm chủng rất an toàn và sự chấp thuận của phụ huynh rất cao.
Chia sẻ tại buổi toạ đàm, PGS.TS Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương nói: Chúng ta nhìn giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thì Hà Nội hiện tại số mắc đang lên rất cao, nhưng tỉ lệ bệnh chuyển nặng và tỉ lệ tử vong chúng ta đang kiểm soát rất tốt. Đấy là kết quả thực tế. Đây là vai trò rộng lớn của xã hội.
Vấn đề thứ hai đó là khi một gia đình có người mắc thì sự căng thẳng, lo âu và tốn kém chi phí tiền bạc như thế nào. "Khi mắc thì hậu quả, vấn đề hậu Covid-19 với người lớn đã bắt đầu xuất hiện rất nhiều. Trẻ em cũng không ngoại lệ. Nó ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của trẻ khi mắc" - PGS.TS Trần Minh Điển nói.
Chuyên gia cũng chia sẻ thêm: Nếu có được miễn dịch bằng vaccine thì chúng ta sẽ không mắc, xã hội sẽ trở lại tình hình bình thường mới, gia đình sẽ phòng chống được Covid-19 và sẽ không tốn kém về tiền bạc, không gây ra sự lo lắng, căng thẳng, lo âu. Đặc biệt, sẽ không ảnh hưởng đến thể chất của mỗi người, nếu không may mắc bệnh.
"Với vai trò là bác sĩ nhi khoa, tôi khuyên các ông bố bà mẹ nên đồng thuận cho con mình tiêm chủng. Trong xu hướng tới đây, Tổ chức Y tế Thế giới rất mong muốn chúng ta phủ được rộng hơn nữa ở nhóm tuổi thấp hơn nữa, nếu như có các nghiên cứu của các nhà sản xuất đưa ra các vaccine ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Bởi vì đây thực sự là nhóm trẻ yếu thế, hệ thống miễn dịch chưa đầy đủ. Biến chủng mới cũng chưa xác định rõ là như thế nào...", PGS.TS Trần Minh Điển chia sẻ.
Đồng thời chuyên gia cũng chia sẻ thêm thông tin: Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế trong thời gian vừa qua, trẻ em dưới 18 tuổi mắc với tỉ lệ không nhỏ hơn so với người lớn, chiếm đến 19,3%. Tuy nhiên chúng ta thấy nổi cộm lên là lứa tuổi từ 5-11 tuổi chiếm tỉ lệ lên đến 8%. Trong 19,3%, đây là nhóm mà chúng ta hết sức lưu ý.
Tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 6.215 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.261.180 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.956 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.213 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 359 ca
- Thở máy không xâm lấn: 80 ca
- Thở máy xâm lấn: 290 ca
- ECMO: 14 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 17/2 đến 17h30 ngày 18/2 ghi nhận 80 ca tử vong tại:
+ Tại TP. Hồ Chí Minh (5) trong đó có 3 ca từ các tỉnh chuyển đến: Phú yên (1), Đồng Tháp (1), Kiên Giang (1).
+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (12), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (7 ca trong 02 ngày), Quảng Ngãi (5), Bình Định (4), Quảng Nam (4), Nghệ An (3), Bạc Liêu (2), Bình Thuận (2), Hải Phòng (2), Lạng Sơn (2), Long An (2), Nam Định (2), Phú Thọ (2), Phú Yên (2), Thái Nguyên (2), An Giang (1), Bình Phước (1), Cần Thơ (1), Đồng Nai (1), Hà Giang (1), Hà Nam (1), Ninh Bình (1), Ninh Thuận (1), Quảng Bình (1), Quảng Trị (1), Sóc Trăng (1), Thái Bình (1), Thừa Thiên Huế (1), Trà Vinh (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 82 ca.
- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.358 ca, chiếm tỷ lệ 1,5% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
| Bầu cử Tổng thống Hàn Quốc: Lộ diện các ứng cử viên 'nặng ký' Không khí cuộc đua vào Nhà Xanh trở nên vô cùng sôi nổi, sau khi các ứng viên chính thức bước vào vận động. Hai ... |
| Giá vàng hôm nay 19/2: Giá vàng được 'tài trợ' bởi lạm phát và căng thẳng địa chính trị, tìm nơi trú ẩn là thượng sách? Giá vàng hôm nay 19/2, bước vào một thị trường sốc địa chính trị, triển vọng tăng trưởng gặp rủi ro, vàng đang thu hút ... |