Các đồng nghiệp của Bệnh viện Phụ sản TW không giấu được xúc động động viên nhau trước khi lên đường vào TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam chống dịch Covid-19. (Nguồn: SK&ĐS) |
Trạm y tế lưu động thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu
Ngày 19/8, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế, TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng kế hoạch hoạt động của 389 trạm y tế lưu động để quản lý 50-100 trường hợp F0/trạm.
Hoạt động của các trạm y tế lưu động này trên nguyên tắc thực hiện chức năng chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong điều kiện tối giản, nhân lực tối giản, nhưng hoạt động phải đảm bảo các yếu tố quản lý điều trị, chăm sóc ban đầu với các bệnh lý thông thường (phục vụ khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn, khám, cấp phát thuốc cho người bệnh mạn tính) và bao gồm cả thực hiện xét nghiệm nhanh và tổ chức tiêm chủng vaccine; Quản lý, chăm sóc, điều trị các trường hợp F0 tại cộng đồng có kiểm soát và có thể chuyển tuyến.
Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành chính thức khởi động chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại Hà Nội
Sở Y tế TP. Hà Nội đã cho phép Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành chính thức khởi động chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại Hà Nội, đồng thời mở ra kênh tư vấn sức khỏe người dân thủ đô liên quan đến dịch bệnh này.
Trước đó, tối 16/8, Mạng lưới đã có buổi tập huấn thứ 5 đối với đợt tình nguyện viên (TNV) mới với sự có mặt của PGS.TS Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, TS. Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, KS. Nguyễn Thế Trung - Phó Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cùng nhiều chuyên gia y tế.
Đến nay, trên nền tảng trực tuyến mà Mạng lưới đang sử dụng, đã có gần 4.000 y bác sĩ, TNV trải qua tập huấn và chính thức hoạt động, hỗ trợ cho bệnh nhân Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, và TP. Hà Nội.
Phối hợp với Sở Y tế và Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội, Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành chính thức mở đầu số 0241022 - nhánh 3 riêng cho người bệnh Covid-19 hoặc người có nguy cơ cao.
300 y bác sĩ được huy động từ xa, chia về hai nhóm:
Nhóm Tư vấn nhận cuộc gọi đến từ nhân dân và tư vấn chăm sóc sức khỏe cộng đồng gồm các bác sỹ có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên, hoạt động 7/7 trong các khung giờ: 9:00 - 11:00; 15:00 - 17:00; và 19:00 - 21:00.
Nhóm Chăm sóc chủ động thăm hỏi sức khỏe và tư vấn các trường hợp mới phát hiện nhiễm Covid-19, hoặc đang trong các khu cách ly tập trung.
Bình Dương ghi nhận 52.346 ca mắc Covid-19 từ đầu mùa dịch
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Dương, cho biết, ngày 19/8, tỉnh này ghi nhận 2.513 ca mắc Covid-19 mới.
Trong số ca mắc mới có đến 58,2% được phát hiện qua sàng lọc từ cộng đồng. Trong đó, thị xã Bến Cát ghi nhận 998 trường hợp F0 trong cộng đồng và 101 ca trong khu phong tỏa. Như vậy, tính từ đợt dịch thứ 4, tỉnh Bình Dương ghi nhận 52.346 ca mắc Covid-19.
Hơn 2.300 nhân viên y tế bị lây nhiễm Covid-19 khi làm việc, ba người tử vong gồm hai tại TP. Hồ Chí Minh, một Bình Dương
Theo ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, thành viên Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh, 900 nhân viên y tế đã bị lây nhiễm trong quá trình làm việc trong đợt dịch này, theo báo cáo của Sở Y tế thành phố. "Song, mất đi ba nhân viên y tế là điều đau xót nhất", ông Khoa nói.
Bộ Y tế đã có nhiều giải pháp bảo vệ nhân viên như yêu cầu tập huấn kỹ, trang bị đồ phòng hộ chặt chẽ... Nhưng ông Khoa cho rằng, cán bộ, sinh viên phải làm việc tại nơi có nồng độ virus cao, nên nguy cơ lây nhiễm rất cao. Trong sinh hoạt, nghỉ ngơi, nếu nhân viên y tế sơ suất cũng có thể bị lây nhiễm.
Bộ Lao động Thương binh Xã hội đề xuất Chính phủ cấp 130.000 tấn gạo để hỗ trợ cho 8,6 triệu người nguy cơ thiếu đói tại 24 tỉnh, thành.
Ngày 19/8, theo đề xuất của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, mỗi nhân khẩu sẽ được hỗ trợ 15 kg gạo trong một tháng. Trước đó 24 tỉnh, thành đề nghị được hỗ trợ gạo cứu đói, tổng cộng hơn 216.000 tấn. Số đề xuất cấp phát đáp ứng được hơn 60% nhu cầu cấp gạo của các tỉnh trên.
Các tỉnh, thành trong danh sách đề xuất của Bộ gồm: TP HCM 71.000 tấn (địa phương đề xuất 142.000 tấn); Bình Dương 11.325 tấn; Đồng Tháp 5.883 tấn; Cần Thơ 5.015 tấn; Bình Thuận 4.018 tấn; An Giang 3.362 tấn; Đồng Nai hơn 3.100 tấn; Tiền Giang 3.000 tấn; Cà Mau 2.862 tấn; Bến Tre 2.408 tấn; Bà Rịa – Vũng Tàu 2.283 tấn; Kiên Giang 2.278 tấn; Vĩnh Long 2.103 tấn; Phú Yên 1.852 tấn; Khánh Hòa 2.000 tấn; Trà Vinh gần 1.739 tấn; Đà Nẵng 1.630 tấn; Bình Định 1.000 tấn; Long An 807 tấn; Ninh Thuận 577 tấn; Đắk Nông 577 tấn; Đăk Lăk 534 tấn; Nghệ An 341 tấn; Tây Ninh 336 tấn.
| Việt Nam trân trọng mọi sự giúp đỡ trong phòng chống dịch Covid-19 Việt Nam mong muốn các nước và các tổ chức quốc tế sẽ tiếp tục chia sẻ thông tin, công nghệ, tài chính, y tế, ... |
| Bộ Ngoại giao thông tin về quy định nhập cảnh với người tiêm đủ liều vaccine Covid-19 Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tạm thời về kiểm tra và công nhận giấy chứng nhận ... |