Covid-19 thế giới 13/9: Số ca ở Mỹ giảm mạnh hai ngày cuối tuần; Trung Quốc có ổ dịch mới; vaccine Pfizer gây nguy cơ viêm cơ tim với trẻ em nam

Việt Hà
Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận gần 225,5 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có hơn 4,64 triệu bệnh nhân tử vong và hơn 202 triệu bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Covid-19 thế giới 13/9: Số ca ở Mỹ giảm mạnh hai ngày cuối tuần; Trung Quốc có ổ dịch mới; vaccine Pfizer gây nguy cơ viêm cơ tim với trẻ em nam
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, tỷ lệ trẻ em trai từ 12-15 nhập viện do tác dụng phụ liên quan vaccine Pfizer-BioNTech hay Moderna cao hơn tỷ lệ trẻ này nhập viện do Covid-19. (Nguồn: ABC 7 News)

Tình hình dịch Covid-19

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 373.216 ca mắc, trong dó có 5.913 trường hợp tử vong do Covid-19.

* Châu Mỹ ghi nhận 50.976 ca mắc mới trong 24 giờ qua, trong đó có 1.605 ca tử vong. Đến nay, toàn châu lục này ghi nhận hơn 87,5 triệu người mắc Covid-19, trong đó có hơn 2,16 triệu người không qua khỏi.

Mỹ là nước ghi nhận số ca mắc mới cao nhất thế giới, với 35.450 ca, giảm mạnh so với một ngày trước đó (72,088 ca). Số trường hợp tử vong ghi nhận trong 24 giờ qua ở Mỹ là 251 trường hợp.

Ngày 12/9, Tổng Y sĩ Mỹ Vivek Murthy thông báo, Tổng thống nước này Joe Biden sẽ công bố các bước đi mới nhằm làm chậm lại tốc độ lây lan của dịch Covid-19 trước khi Đại hội đồng Liên hợp Quốc khai mạc ngày 14/9.

Phát biểu với CNN, ông Murthy cũng khẳng định, ủng hộ các nỗ lực của Tổng thống Biden nhằm mở rộng tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại Mỹ, đồng thời cho biết, Washington sẽ tiếp tục thực hiện thêm nhiều biện pháp nữa, đặc biệt là trên mặt trận toàn cầu, nhưng không nêu cụ thể các biện pháp mới là gì.

* Trong 24 giờ qua, châu Á ghi nhận số ca mắc và tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới, với lần lượt 187.725 và 2.746 ca. Đến nay, châu lục này ghi nhận hơn 72,8 triệu bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó có gần 1,1 triệu người tử vong.

Trung Quốc đại lục thông báo ghi nhận 20 ca lây nhiễm mới trong cộng đồng tại tỉnh Phúc Kiến, miền Đông nước này và 26 ca nhập cảnh, không có ca tử vong mới.

Chính quyền huyện Tiên Du, tỉnh Phúc Kiến, miền Đông Trung Quốc, đã khoanh vùng thị trấn Fengting là vùng có nguy cơ cao về Covid-19 sau khi ghi nhận các ca mắc mới Covid-19 tại đây.

Trong khi đó, chính quyền thành phố Phủ Điền của tỉnh thông báo đã giải trình tự bộ gene của 19 ca mắc Covid-19 cho thấy các bệnh nhân đều nhiễm biến thể Delta.

Đông Nam Á, trước nguy cơ bùng phát đợt dịch mới, một số tỉnh của Lào đã siết chặt các biện pháp phòng dịch sau khi ghi nhận nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng như cấm người dân ra vào vùng đỏ, đặt lệnh giới nghiêm ban đêm...

Ngày 12/9, Lào thông báo ghi nhận 217 ca mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm lên là 17.357 ca, trong đó có 16 ca tử vong.

Malaysia thông báo ghi nhận thêm 592 ca tử vong - mức cao nhất trong một ngày từ trước đến nay, đưa tổng số người không qua khỏi tại quốc gia Đông Nam Á này lên 20.419. Malaysia cũng ghi nhận thêm 19.550 ca mắc, nâng tổng số ca mắc lên là 1.960.500 ca.

Từ ngày 3/10 tới, Bộ Giáo dục Malaysia sẽ thực hiện hệ thống đến trường luân phiên theo tuần đối với học sinh tiểu học và trung học để các em có thể trở lại trường học. Các trường học sẽ được mở cửa trở lại dựa trên tiêu chí đánh giá của Kế hoạch Phục hồi Quốc gia (NRP) gồm 4 giai đoạn.

* Tại châu Âu, hơn 94.000 ca mắc mới được ghi nhận trong 24 giờ qua, trong đó có 1.178 người tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh và thiệt mạng do Covid-19 ở châu lục này lên lần lượt hơn 56,8 triệu và xấp xỉ 1,2 triệu.

* Châu Đại Dương đến nay ghi nhận 186.248 người nhiễm bệnh, trong đó có 2.409 ca tử vong.

Tại New Zealand, số ca mắc mới là 23 ca, trong đó có 20 ca lây nhiễm trong cộng đồng tại Auckland và 3 ca ghi nhận ở biên giới.

Nhằm khống chế sự lây lan của dịch bệnh, Thủ tướng Jacinda Ardern cho biết, đã ký thỏa thuận với Đan Mạch mua bổ sung 500.000 liều vaccine ngừa Covid-19 của hãng Pfizer/BioNTech. Dự kiến, số vaccine này sẽ được chuyển tới New Zealand trong những ngày tới.

* Châu Phi hiện có hơn 8,1 triệu người mắc Covid-19, trong đó có 203.315 người tử vong.

Tại Nam Phi, trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 3 với sự hoành hành của biến thể Delta đang có dấu hiệu "hạ nhiệt" trong hai tuần qua, chính phủ nước này đã hạ mức cảnh báo toàn quốc, đồng nghĩa với việc nới lỏng thêm một số quy định giãn cách phòng chống Covid-19.

Nam Phi là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng dịch bệnh nặng nề nhất ở châu Phi. Đến nay, nước này ghi nhận 2,85 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có 84.877 ca tử vong.

Vaccine và tiêm chủng

Anh quyết định bỏ kế hoạch bắt buộc mọi người dân phải trình "hộ chiếu vacicne" nếu muốn tham gia các sự kiện đông người như các buổi tập trung tại các câu lạc bộ đêm do nhận thấy, biện pháp trên là không cần thiết trong bối cảnh tỷ lệ người đi tiêm phòng Covid-19 thời gian gần đây tăng đều đặn.

Hiện Anh đã tiêm đủ 2 mũi vaccine cho hơn 80% người dân trên 16 tuổi và dự kiến sẽ sớm công bố quyết định về việc có tiêm cho trẻ từ 12-15 tuổi hay không.

Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi người dân nước này hưởng ứng chiến dịch tuần lễ tiêm phòng Covid-19 để đến tiêm miễn phí tại nhiều địa điểm công cộng trên cả nước.

Hiện chính phủ Đức đang triển khai chiến dịch thúc đẩy tiêm chủng quy mô lớn để khuyến khích những người dân vẫn còn do dự đi tiêm phòng Covid-19.

Còn tại Algeria, Tổng thống Abdelmadjid Tebboune yêu cầu tiêu tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho tất cả nhân viên trong ngành giáo dục trên toàn quốc trước khi năm học bắt đầu, dự kiến vào ngày 21/9 tới.

Trong khi đó, Iraq đã tiếp nhận hơn 100.000 liều vaccine của hãng AstraZeneca do Italy hỗ trợ thông qua cơ chế COVAX. Đây là lô vaccine thứ ba mà nước này tiếp nhận trong khuôn khổ cơ chế COVAX.

Hơn 4 triệu người ở Iraq, khoảng 10% dân số nước này, đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa Covid-19. Iraq bắt đầu chương trình tiêm chủng vào tháng 3, sử dụng các vaccine của hãng Pfizer/BioNTech, AstraZeneca và Sinopharm.

Ở châu Á, Myanmar cũng đã tiếp nhận thêm 4 triệu liều vaccine phòng Covid-19 của công ty dược phẩm Trung Quốc Sinopharm. Cho đến nay, Trung Quốc đã cung cấp 12,6 triệu liều vaccine phòng Covid-19 cho quốc gia Đông Nam Á này.

Theo Bộ Y tế Myanmar, tính tới ngày 11/9, hơn 3,23 triệu người dân nước này đã được tiêm chủng đủ liều vaccine, trong khi 1,7 triệu người đã được tiêm mũi đầu tiên vaccine phòng Covid-19.

Ngày 13/9, Australia sẽ mở rộng chương trình tiêm chủng để tiêm cho 1 triệu thanh thiếu niên từ 12-15 tuổi sau khi nước này có được nguồn cung vaccine bổ sung của Moderna từ Liên minh châu Âu (EU).

Cùng ngày, các bác sĩ Australia cho biết, các bệnh viện của nước này cũng đã có một số phương pháp điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân mắc Covid-19. Theo đó, loại thuốc điều trị hiệu quả nhất, dễ sử dụng nhất hiện nay là Dexamethasone, một loại thuốc chống viêm.

Các loại thuốc khác cũng được sử dụng bao gồm Remdesivir, Tocilizumab và một vài loại khác, tất cả đều có bằng chứng rõ ràng về tính hiệu quả dựa trên các kết quả thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn.

Liên quan các nghiên cứu về phản ứng phụ sau tiêm vaccine, The Guardian đưa tin, các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết, phân tích dữ liệu y tế cho thấy, các bé trai 12-15 tuổi, không có bệnh lý nền, có nguy cơ mắc viêm cơ tim liên quan vaccine Pfizer-BioNTech hay Moderna cao gấp 4-6 lần so với việc phải nhập viện vì Covid-19 trong khoảng thời gian 4 tháng.

Các nhà khoa học cho biết, khoảng 86% bé trai bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của vaccine cần phải được chăm sóc tại bệnh viện.

Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, đối với các bé trai khỏe mạnh trong nhóm tuổi 12-15 và 16-17, tỷ lệ viêm cơ tim sau khi tiêm hai mũi vaccine Pfizer-BioNTech lần lượt là 162,2 trên một triệu và 94 trên một triệu. Tỷ lệ trên ở các bé gái trong độ tuổi tương ứng lần lượt là 13,4 trên một triệu và 13 trên một triệu.

Nghiên cứu này hiện vẫn chưa được bình duyệt.

Covid-19 ở Việt Nam sáng 13/9: Tổng số hơn 15.000 ca tử vong; TP. HCM không kiểm soát được dịch trước 15/9; Hà Nội không thể giãn cách mãi

Covid-19 ở Việt Nam sáng 13/9: Tổng số hơn 15.000 ca tử vong; TP. HCM không kiểm soát được dịch trước 15/9; Hà Nội không thể giãn cách mãi

5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (298.029), Bình Dương (157.018), Đồng Nai (34.816), Long An (28.159), Tiền ...

Bất chấp Covid-19, người dân Mỹ vẫn hào hứng đi du lịch

Bất chấp Covid-19, người dân Mỹ vẫn hào hứng đi du lịch

Đối với ngành du lịch của Mỹ, chỉ cách một năm đã có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn.Vào tháng 9/2020, ngành du ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Manjusha Agarwal, Bệnh viện Gleneagles Parel Mumbai Ấn Độ chia sẻ một số cách để đánh bại nắng nóng trong mùa Hè này.
Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Báo TG&VN cập nhật những tin tức xuất khẩu mới nhất trong tuần từ 22-28/4.
Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Cuộc họp đặc biệt của về 'Hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của ...
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) Hàn Quốc đang chuẩn bị thành lập một trung tâm an ninh vũ trụ.
Top 3 mẫu xe sang Đức có giá dưới 1 tỷ đồng dành cho người dùng Việt

Top 3 mẫu xe sang Đức có giá dưới 1 tỷ đồng dành cho người dùng Việt

3 mẫu xe sang Đức dưới đây sẽ là lựa chọn hợp lý dành cho người dùng Việt có tài chính dưới 1 tỷ đồng, đời xe không sâu và ...
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động