Covid-19 thế giới 14/10: Kêu gọi phê chuẩn tất cả vaccine hiệu quả; Ấn Độ trở lại ngoại giao vaccine; Indonesia đứng đầu Đông Nam Á về điều gì?

Huyền Trâm
Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận gần 240 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có xấp xỉ 4,89 triệu ca tử vong và gần 217,3 triệu bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Covid-19 thế giới 14/10: Kêu gọi tránh thành kiến về chính trị khi phê chuẩn vaccine; Indonesia đứng đầu Đông Nam Á về khôi phục, ngăn chặn dịch
Nikkei Asia xếp hạng Indonesia đứng nhất về khôi phục và ngăn chặn Covid-19 ở Đông Nam Á. (Nguồn: Reuters)

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của dịch Covid-19 với 45.545.405 ca mắc, trong đó có 739.757 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng số ca mắc nhiều thứ hai thế giới, với 34.019.680 ca, trong đó có 451.469 ca tử vong. Brazil ghi nhận tổng cộng 21.597.949 ca mắc và 601.643 ca tử vong.

* Tại châu Mỹ

Tổ chức Y tế toàn châu Mỹ (PAHO) đánh giá tích cực về nỗ lực tiêm chủng tại các nước Mỹ Latinh với tỷ lệ hiện ở mức 39%, trong đó 26 quốc gia và vùng lãnh thổ đạt tỷ lệ tiêm chủng từ 40%.

Song một số nước vẫn tụt hậu trong công tác tiêm chủng với tỷ lệ dưới mức 20% dân số, bao gồm Jammaica, Saint Lucy, Saint Vincent và Grenadines, cùng Haiti tại Caribe, Guatemala và Nicaragua tại Trung Mỹ.

Theo thống kê của PAHO, trong tuần qua châu Mỹ ghi nhận 1,1 triệu ca nhiễm mới và hơn 24.000 ca tử vong do Covid-19.

Ngày 13/10, Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador đã kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẩn trương phê chuẩn tất cả các loại vaccine đã chứng minh được hiệu quả trong ngăn ngừa Covid-19.

Phát biểu trước báo giới, nhà lãnh đạo Mexico cũng kêu gọi WHO hành động một cách thận trọng, tôn trọng bằng chứng khoa học và tránh thành kiến về chính trị và tư tưởng trong việc phê duyệt vaccine.

Chính phủ Mỹ và Mexico vừa đạt thỏa thuận mở cửa biên giới trên đất liền vào tháng 11 tới cho mọi hoạt động đi lại của công dân đã tiêm các loại vaccine được WHO phê chuẩn.

Trong khi đó, hãng sản xuất máy bay Boeing đã gửi một thông điệp nội bộ tới tất cả các nhân viên của hãng ở Mỹ, yêu cầu phải tiêm vaccine Covid-19 trước ngày 8/12, nếu không có thể bị chấm dứt hợp đồng lao động.

Hãng chỉ cho phép một số trường hợp ngoại lệ, đồng thời nhấn mạnh “tuân thủ yêu cầu này là một điều kiện tuyển dụng”.

Boeing cho biết, động thái trên được đưa ra nhằm thực hiện lệnh hành pháp của Tổng thống Joe Biden yêu cầu các công ty là nhà thầu và nhà thầu phụ của chính phủ liên bang tiêm vaccine cho nhân viên.

Tại Canada, các nhà khoa học cho rằng, hiện chưa có đủ bằng chứng cho thấy người lớn khỏe mạnh cần tiêm mũi vaccine tăng cường và việc tiêm mũi vaccine thứ 3 quá sớm có thể sẽ gây hại nhiều hơn lợi.

* Tại châu Phi -Trung Đông

Theo thống kê, tính đến 13/10, tổng số ca nhiễm đã lên tới 8.402.139 ca, trong đó có 214.656 ca tử vong. Trong đó, Nam Phi, Morocco, Tunisia và Ethiopia là những nước có số ca mắc nhiều nhất.

Khu vực miền Nam châu Phi chịu tác động nặng nề nhất, tiếp đến là các vùng Bắc và Đông Phi, trong khi vùng Trung Phi ít chịu tác động nhất.

Cùng ngày, Bộ Y tế Israel ra thông báo kêu gọi người dân hạn chế di chuyển tới Belarus, Moldova, Romania, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ do làn sóng lây lan dịch bệnh tại các quốc gia này đang ở mức cao.

Những quốc gia nêu trên bị Israel xếp vào danh sách màu đỏ, đồng nghĩa với việc công dân Israel muốn đi tới hoặc trở về từ các nước đó sẽ cần phải có giấy phép đặc biệt.

* Tại châu Âu

Ngày 13/10, Anh ghi nhận 42.766 ca mắc mới trong 24 giờ qua, mức cao nhất kể từ giữa tháng 7, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 8.272.883 ca.

Ngoài ra, Anh cũng ghi nhận thêm 136 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số lên 138.080 ca.

Số liệu thống kê mới nhất cho thấy hơn 85% số người từ 12 tuổi trở lên ở Anh đã tiêm chủng mũi đầu tiên và hơn 78% đã tiêm đủ 2 liều.

Ba Lan ghi nhận hơn 2.600 ca mắc mới và 40 ca tử vong trong 24 giờ qua. Hiện quốc gia Trung Âu này có hơn 2.700 ca bệnh phải nhập viện, trong đó hơn 230 ca nghiêm trọng.

Giới chức y tế Ba Lan cảnh báo số ca nhiễm mới sẽ tăng trong những tuần tới do biến thể Delta bắt đầu lây lan nhanh hơn.

Theo Bộ trưởng Y tế Ba Lan Adam Niedzielski, làn sóng dịch lần thứ 4 tại Ba Lan có thể sẽ đạt mức đỉnh điểm 40.000 ca mắc mới mỗi ngày vào tháng 11 hoặc tháng 12 tới.

* Tại châu Á

Theo công bố ngày 30/9 của Nikkei Asia, Indonesia được xếp hạng nhất về khôi phục và ngăn chặn Covid-19 ở Đông Nam Á, xếp trên cả Singapore đứng thứ hai.

Indonesia cũng đứng ở vị trí thứ 54 trên thế giới cùng với Jordan, Mexico và Hàn Quốc. Đây là vị trí là khá tốt vì vào tháng 7/2021, trong số 121 quốc gia, Indonesia được xếp hạng thứ 92.

Tính đến ngày 12/10, trong số 208,3 triệu người được tiêm vaccine, đã có 101,4 triệu người tiêm mũi thứ nhất, 58,4 triệu người được tiêm mũi thứ hai và 1,1 triệu người là nhân viên, cán bộ y tế được tiêm mũi thứ ba

Tính đến ngày 11/10, Indonesia được xếp hạng thứ sáu trên thế giới với tư cách là quốc gia cung cấp nhiều vaccine nhất cho người dân.

Ấn Độ đã nối lại xuất khẩu một lượng nhỏ vaccine Covid-19 và sẽ gia tăng đáng kể hoạt động xuất khẩu trong vài tháng tới khi nguồn dự trữ trong nước tăng và nhu cầu tiêm chủng giảm dần.

Đến nay, Ấn Độ đã xuất khẩu trở lại khoảng 4 triệu liều vaccine Covid-19. Con số này khá khiêm tốn so với nỗ lực ngoại giao vaccine tích cực được phát động đầu năm nay, trước khi làn sóng Covid-19 thứ hai bùng lên, buộc nước này phải đình chỉ xuất khẩu.

Giờ đây khi 3/4 số người trưởng thành đã tiêm một mũi vaccine và 1/3 đã tiêm mũi hai, Ấn Độ sẵn sàng đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vaccine của các nước.

Dự kiến, Ấn Độ sẽ vượt mốc tiêm 1 tỷ liều trong 2-3 ngày tới kể từ khi triển khai chiến dịch tiêm chủng cho tất cả người trưởng thành, hồi tháng 1.

Ngày 13/10, Trung Quốc đã viện trợ thêm 1 triệu liều vaccine Sinopharm cho Lào, nâng tổng số vaccine Covid-19 mà Trung Quốc tặng cho Lào trong gần 2 năm qua lên trên 4,3 triệu liều.

Lô vaccine này sẽ đóng góp đáng kể cho mục tiêu tiêm chủng cho 50% dân số của chính phủ Lào vào cuối năm nay. Hiện các cơ quan y tế Lào đang thúc đẩy chương trình tiêm chủng, coi đây là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

* Tại Australia, bang Victoria ngày 14/10 ghi nhận 2.297 ca trong 24 giờ qua, số ca mắc mới cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này.

Số liệu trên được công bố trong bối cảnh bang Victoria gần đạt ngưỡng tiêm chủng đầy đủ cho 70% người trưởng thành, ngưỡng tiêm chủng đủ để chấm dứt lệnh phong tỏa kéo dài nhiều tháng qua.

'Hậu trường' ngoại giao vaccine: Thành công nhờ vận động toàn diện

'Hậu trường' ngoại giao vaccine: Thành công nhờ vận động toàn diện

Theo Đại sứ Việt Nam tại Australia Nguyễn Tất Thành, công tác ngoại giao vaccine của Việt Nam bước đầu thành công là nhờ sự ...

Ngoại giao vaccine: Xây dựng kế hoạch tổng thể cho năm 2022, gồm cả vaccine cho trẻ em

Ngoại giao vaccine: Xây dựng kế hoạch tổng thể cho năm 2022, gồm cả vaccine cho trẻ em

Sáng ngày 13/10, tại Trụ sở Bộ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Tổ trưởng Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

'Vũ khí AI' ở thuở sơ khai, giới phân tích cảnh báo sự nguy hiểm cho tương lai nhân loại, điều cần làm là gì?

'Vũ khí AI' ở thuở sơ khai, giới phân tích cảnh báo sự nguy hiểm cho tương lai nhân loại, điều cần làm là gì?

Giới phân tích cho rằng, thế giới nên thiết lập một bộ quy tắc để quản lý 'vũ khí AI' (trí tuệ nhân tạo) khi chúng vẫn còn ở giai ...
Hạ viện Argentina cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Hạ viện Argentina cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Dự luật Cơ bản, với 232 chương, sẽ tiếp tục được thảo luận ở Hạ viện Argentina để thông qua từng chương, trước khi gửi tới Thượng viện.
Kiều bào từ 22 quốc gia với hành trình vì biển, đảo quê hương năm 2024

Kiều bào từ 22 quốc gia với hành trình vì biển, đảo quê hương năm 2024

Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm cán bộ, chiến sĩ và người dân Trường Sa và ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Cộng đồng người Việt tại Romania hòa chung không khí kỷ niệm những ngày lễ lớn

Cộng đồng người Việt tại Romania hòa chung không khí kỷ niệm những ngày lễ lớn

Đại sứ quán khẳng định luôn nỗ lực sát cánh cùng cộng đồng người Việt, ủng hộ các hoạt động cộng đồng, làm tốt công tác bảo hộ công dân.
Đại sứ UAE: 'Dữ liệu là định mệnh’

Đại sứ UAE: 'Dữ liệu là định mệnh’

Đối với Trung Đông, dữ liệu là nguồn dầu mỏ mới, theo Đại sứ UAE tại Mỹ Yousef Al Otaiba.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động