Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng: Đưa vaccine Covid-19 vào chương trình tiêm chủng mở rộng là cần thiết

Nguyệt Anh
Thượng tá, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp Việt-Nga, Bộ Quốc phòng cho rằng, Covid-19 vẫn rất nguy hiểm, bởi khả năng lây truyền nhanh, có thể gây tử vong, nhất là đối với người cao tuổi, người có bệnh nền. Vì vậy, việc đưa vaccine Covid-19 vào chương trình tiêm chủng mở rộng là cần thiết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng:
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng cho rằng, đưa vaccine Covid-19 vào chương trình tiêm chủng mở rộng là cần thiết. (Ảnh: NVCC)

Chiều 3/6 vừa qua, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Bác sĩ đánh giá thế nào về tầm quan trọng của quyết định này?

Theo tôi, đây là một quyết định rất quan trọng. Thứ nhất, Chủ tịch UBND cấp tỉnh công bố dịch theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế; Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch UBND cấp tỉnh khi có từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố dịch. Trước đây, thẩm quyền công bố dịch là của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai, khi chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, những người mắc Covid-19 không còn phải cách ly hay điều trị bắt buộc nữa, có thể tự do đi lại.

Thực tế, khi số lượng bệnh nhân Covid-19 có chiều hướng tăng trong dịp đầu tháng 4/2023 vừa qua, rất nhiều người thắc mắc, là F0 thì có phải cách ly hay không? Quy định lúc đó là phải cách ly song thực tế vẫn có rất nhiều vẫn đi làm, đi học… do bản thân họ không có triệu chứng, không biết mình bị Covid-19 hoặc triệu chứng nhẹ, cho rằng chỉ là cảm lạnh thông thường.

Do vậy, quyết định này sẽ giúp các cơ sở tập trung đông người như xí nghiệp, nhà máy, trường học… không rơi vào tình trạng lúng túng khi có người mắc Covid-19.

Thứ ba, chi phí để đảm bảo cho phòng chống và điều trị Covid-19 giờ đây không còn do ngân sách Nhà nước đảm bảo nữa. Việc tiêm phòng vaccine, nếu không đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ phải mất phí. Các cơ sở y tế trong và ngoài công lập có thể chủ động xây dựng các gói dịch vụ về tiêm chủng vaccine và điều trị Covid-19, dựa trên nhu cầu và khả năng chi trả của người dân.

Trước đó, ngày 5/5, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Covid-19 không còn là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu. Vậy theo ông, Việt Nam có cần thiết phải xây dựng các kịch bản phòng chống linh hoạt với dịch hay không?

WHO đã tuyên bố rằng, Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Tuy nhiên, WHO vẫn khuyến cáo các quốc gia cần thận trọng và chuyển từ việc phòng, chống dịch khẩn cấp sang chiến lược kiểm soát dịch bền vững, lâu dài, với một số điểm nhấn mạnh như sau:

Không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, tiếp tục duy trì năng lực quốc gia, các thành tựu đã đạt được và chuẩn bị cho những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, tránh việc có thể bị quá tải hệ thống y tế.

Đồng thời, tập trung giám sát trọng tâm, trọng điểm để phát hiện sớm các biến thể mới; nâng cao năng lực điều trị để giảm số ca tử vong, giám sát chặt chẽ thay đổi trong mức độ lây truyền, mức độ nặng của ca bệnh.

Tiếp tục rà soát, cập nhật kế hoạch đáp ứng quốc gia, sẵn sàng, linh hoạt, nếu cần thiết có thể tái thiết lập các biện pháp y tế công cộng và xã hội, dựa trên tình hình dịch và đánh giá nguy cơ.

Tiếp tục các nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vaccine và tìm hiểu các tình trạng liên quan hậu Covid-19, cần giám sát chặt chẽ trong bối cảnh ca nhiễm tăng lên, sẵn sàng nâng cao năng lực chăm sóc đặc biệt để đảm bảo khi số ca tăng lên, hệ thống y tế không bị quá tải.

Thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện "Chiến lược thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19" theo Nghị quyết 128/NQ-CP từ tháng 10/2021.

Như vậy, thời gian tới, các cơ quan chức năng cần cập nhật, xây dựng chiến lược đáp ứng phù hợp, không bất ngờ, vừa kiểm soát được dịch trong mọi tình huống nhưng không tốn kém, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người dân.

Thực tế, Covid-19 vẫn còn là bệnh mới và Covid-19 vẫn chưa chấm dứt, người dân cũng không được chủ quan. Sự cần thiết đưa vaccine Covid-19 vào chương trình tiêm chủng mở rộng dưới góc nhìn của ông?

Trong 7 khuyến nghị mà Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam đưa ra trong buổi họp ngày 6/5/2023 do Bộ Y tế chủ trì có một nội dung rất quan trọng, đó là: Đưa tiêm chủng vaccine Covid-19 vào tiêm chủng quốc gia (tiêm chủng suốt đời), tăng cường việc tiêm các mũi tăng cường, nhất là cho nhóm nguy cơ cao.

Covid-19 vẫn rất nguy hiểm, bởi khả năng lây truyền nhanh, có thể gây tử vong, nhất là đối với người cao tuổi, có bệnh nền. Hơn nữa, virus SARS-CoV-2 liên tục có sự biến đổi với các biến thể mới, biến thể phụ của virus tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh, né tránh miễn dịch, giảm hiệu quả điều trị.

Khi Covid-19 được xếp vào nhóm các bệnh truyền nhiễm nhóm B, vai trò của y tế cơ sở, y tế dự phòng là rất quan trọng. Tuy nhiên, thực tế cho vai trò của y tế dự phòng vẫn còn hạn chế, chưa được quan tâm đầy đủ và toàn diện.

Trong khi đó, người dân còn chủ quan, không đeo khẩu trang ở những nơi có nguy cơ cao, như bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà ga, sân bay… dù đó là biện pháp rất hiệu quả để phòng Covid-19 cũng như các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp khác.

Vì vậy, theo tôi, việc đưa vaccine Covid-19 vào chương trình tiêm chủng mở rộng là cần thiết, tuy nhiên, đưa vào như thế nào, áp dụng với những nhóm nguy cơ ra sao, là vấn đề cần bàn thảo kỹ càng.

Đối với nhóm người có nguy cơ cao thì thế nào, theo ông?

Với nhóm nguy cơ cao, như phụ nữ có thai, người cao tuổi, người có bệnh nền thì cho dù không bị Covid-19, mà bị cúm mùa hay một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác, cũng đều có thể diễn biến nặng, thậm chí tử vong, hoặc để lại nhiều di chứng.

Không chỉ với nhóm nguy cơ cao, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến những người thường xuyên tiếp xúc gần với họ. Đó có thể là đồng nghiệp ngồi làm việc cùng phòng, các thành viên trong gia đình, hay người giúp việc, người chăm sóc… Nếu những người này chẳng may mắc Covid-19 thì rất có thể sẽ khiến cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc theo.

Do đó, việc tiêm đủ vaccine phòng Covid-19 cũng như định kỳ tiêm nhắc lại là vấn đề quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ nhập viện cũng như tử vong do Covid-19 ở nhóm nguy cơ cao này.

Theo tôi, nên áp dụng việc tiêm chủng vaccine miễn phí với các nhóm nguy cơ cao này, thậm chí tiêm mũi nhắc lại hàng năm như với cúm mùa.

Ngoài Covid-19 và cúm mùa thì hiện tại cũng đã có vaccine phòng phế cầu, hemophilus influenza hay não mô cầu… là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm không kém gì Covid-19.

Bác sĩ có lời khuyên gì cho người dân trong việc cảnh giác với dịch bệnh vào thời điểm này?

Việc phòng chống dịch bệnh luôn là vấn đề mỗi cá nhân cần quan tâm trong các thời điểm giao mùa.

Ngoài các bệnh thường xảy ra như cúm mùa, sốt xuất huyết, thủy đậu, tay chân miệng… thì bây giờ chúng ta có thêm Covid-19. Tương lai biết đâu sẽ có thêm nhiều bệnh truyền nhiễm mới nữa. Do đó, điểm quan trọng nhất là chúng ta cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể, bằng cách hạn chế rượu bia, chất kích thích, không ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn, tăng cường rau củ quả trong khẩu phần ăn, tăng cường thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên, kiểm soát tốt stress, đảm bảo ngủ đủ giấc…

Bên cạnh đó, chúng ta cần chủ động phòng tránh bằng việc đeo khẩu trang và khử khuẩn, tiêm phòng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Ngoài ra, người dân cũng cần chọn lọc trong việc tiếp nhận thông tin, nên theo dõi các nguồn tin chính thống, tránh nghe theo những tin đồn thất thiệt, vô căn cứ trên mạng xã hội.

Xin cảm ơn bác sĩ!

Khi dịch Covid-19 xảy ra, Thượng tá, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng (Trung tâm oxy cao áp Việt-Nga, Bộ Quốc phòng) là thành viên nhóm "Bác sĩ Quân y hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà" và nhóm “Cộng đồng kết nối y khoa phòng chống Covid-19”.

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Chuyên gia y tế khuyến cáo gì về biện pháp phòng dịch Covid-19?

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Chuyên gia y tế khuyến cáo gì về biện pháp phòng dịch Covid-19?

Chuyên gia y tế, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng (Giám đốc Trung tâm oxy cao áp thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ ...

WHO tuyên bố đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu

WHO tuyên bố đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu

Ngày 5/5, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus chính thức tuyên bố đại dịch Covid-19 không còn là tình ...

Rút ra bài học từ dịch Covid-19, WHO có quyết định quan trọng ứng phó tận gốc bệnh truyền nhiễm

Rút ra bài học từ dịch Covid-19, WHO có quyết định quan trọng ứng phó tận gốc bệnh truyền nhiễm

Ngày 20/5, tại Geneva, Thụy Sỹ, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các đối tác thiết lập Mạng lưới giám sát mầm bệnh ...

Thống nhất chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Thống nhất chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Chiều ngày 3/6, tại Phiên họp thứ 20 Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế báo cáo về công tác ...

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Nga-Belarus 'hứa' bảo đảm an ninh chung, Moscow 'mở lòng' chốt triển khai tên lửa Oreshnik cho đồng minh, Kursk có lãnh đạo mới

Nga-Belarus 'hứa' bảo đảm an ninh chung, Moscow 'mở lòng' chốt triển khai tên lửa Oreshnik cho đồng minh, Kursk có lãnh đạo mới

Nga-Belarus ký 'hứa' bảo đảm an ninh chung, Moscow mở lòng chốt triển khai tên lửa Oreshnik vào cuối năm 2025.
Sức ép gia tăng, 3 tướng quân đội bị xử lý, Tổng thống Hàn Quốc cam kết lắng nghe ý kiến từ đảng cầm quyền

Sức ép gia tăng, 3 tướng quân đội bị xử lý, Tổng thống Hàn Quốc cam kết lắng nghe ý kiến từ đảng cầm quyền

Sức ép gia tăng, 3 tướng quân đội bị xử lý, Tổng thống Hàn Quốc cam kết lắng nghe ý kiến từ đảng cầm quyền...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 7/12/2024: Song Tử sự nghiệp khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 7/12/2024: Song Tử sự nghiệp khá tốt

Tử vi hôm nay 7/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 7/12/2024, Lịch vạn niên ngày 7 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 7/12/2024, Lịch vạn niên ngày 7 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 7/12. Lịch âm hôm nay 7/12/2024? Âm lịch hôm nay 7/12. Lịch vạn niên 7/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/12/2024: Tuổi Tý kinh tế vững bền

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/12/2024: Tuổi Tý kinh tế vững bền

Xem tử vi 7/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 7/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Báo Ấn Độ ‘mách nước’ bí quyết du lịch tiết kiệm với trải nghiệm mê ly ở Việt Nam

Báo Ấn Độ ‘mách nước’ bí quyết du lịch tiết kiệm với trải nghiệm mê ly ở Việt Nam

Những thành phố nhộn nhịp, cảnh quan tuyệt đẹp, hang động kỳ vĩ, thành phố cổ, làng dân tộc…, Việt Nam là điểm du lịch tiết kiệm và thuận tiện.
Một trường đại học cho sinh viên nghỉ Tết Nguyên đán 6 tuần

Một trường đại học cho sinh viên nghỉ Tết Nguyên đán 6 tuần

Sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng (Đồng Nai) được nghỉ Tết trong thời gian từ 5-6 tuần...
Khoá học 'Kiến thức tài chính cá nhân' miễn phí giúp nâng cao năng lực tài chính cá nhân cho người Việt

Khoá học 'Kiến thức tài chính cá nhân' miễn phí giúp nâng cao năng lực tài chính cá nhân cho người Việt

Trong thời đại mà kỹ năng quản lý tài chính cá nhân ngày càng trở nên quan trọng, khóa học trực tuyến “Kiến thức tài chính cá nhân” ra đời như một giải pháp thiết ...
TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất tăng ngày nghỉ Tết Nguyên đán cho học sinh

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất tăng ngày nghỉ Tết Nguyên đán cho học sinh

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đề xuất thay đổi lịch nghỉ Tết Nguyên đán cho học sinh. Lịch nghỉ Tết dự kiến sẽ thay đổi.
Để dạy thêm, học thêm không bị biến tướng và học sinh không trở thành 'cỗ máy học'

Để dạy thêm, học thêm không bị biến tướng và học sinh không trở thành 'cỗ máy học'

Dạy thêm, học thêm cần giúp học sinh có khả năng tự học, tự giải quyết các vấn đề thay vì chỉ chạy theo điểm cao trong các kỳ thi.
Lý do các trường đại học lớn không xét tuyển học bạ

Lý do các trường đại học lớn không xét tuyển học bạ

Hiện nay, nhiều trường đại học 'nói không' với xét tuyển học bạ, bỏ hoặc giảm chỉ tiêu xét tuyển với phương thức này từ năm 2025.
Mức lương của giảng viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Mức lương của giảng viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Lương giảng viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2023 là 245,3 triệu đồng/năm, tương đương 20,4 triệu đồng/tháng.
Nguyễn Văn Bình - Chàng trai trẻ sinh năm 2003 nhiệt huyết với ước mơ đi muôn nơi

Nguyễn Văn Bình - Chàng trai trẻ sinh năm 2003 nhiệt huyết với ước mơ đi muôn nơi

Nguyễn Văn Bình có niềm đam mê mãnh liệt dành cho du lịch và mong muốn chia sẻ những trải nghiệm tuyệt vời của mình với mọi người.
Homestay ở nông thôn - Từ con số 0 đến mô hình kinh doanh bền vững

Homestay ở nông thôn - Từ con số 0 đến mô hình kinh doanh bền vững

Tại thung lũng Liên Minh (Cát Bà), anh Thiện Trần xây dựng mô hình kinh doanh độc đáo, chứng minh sức mạnh của sự sáng tạo và đam mê trong hành trình khởi nghiệp.
Lương ngành logistics có thật sự cao? Tìm hiểu mức lương chi tiết

Lương ngành logistics có thật sự cao? Tìm hiểu mức lương chi tiết

Bạn đang cân nhắc có nên theo ngành Logistics hay không? Một trong những yếu tố quan trọng mà bạn quan tâm chắc chắn là mức lương. Hãy cùng giải đáp thắc mắc này về ...
Nhìn lại đất nước năm 2024 qua những ‘Khoảnh khắc báo chí’

Nhìn lại đất nước năm 2024 qua những ‘Khoảnh khắc báo chí’

Giải ảnh 'Khoảnh khắc báo chí' năm 2024 vinh danh 50 tác phẩm ảnh ghi lại những sự kiện quan trọng của đất nước trong năm qua.
Mức hưởng bảo hiểm y tế từ năm 2025

Mức hưởng bảo hiểm y tế từ năm 2025

Sau đây là quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024.
Không khí lạnh từ Bắc Cực gây tuyết rơi dày và gió giật mạnh ở Đông Bắc Mỹ

Không khí lạnh từ Bắc Cực gây tuyết rơi dày và gió giật mạnh ở Đông Bắc Mỹ

Theo Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ, đợt không khí lạnh từ Bắc Cực tiếp tục quét qua Đông Bắc Mỹ ngày 5/12, gây tuyết rơi dày và gió giật mạnh.
Phiên bản di động