Tháng hành động vì trẻ em: Cùng xây những 'ngôi trường hạnh phúc' cho con trẻ

Kim Thoa
Tháng hành động vì trẻ em, chúng ta muốn hướng đến là xây nên những 'ngôi trường hạnh phúc' cho con trẻ. Muốn vậy, trẻ cần được thừa hưởng một môi trường lành mạnh, không có áp lực học hành, không cần quan tâm điểm số...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giáo dục
Tháng hành động vì trẻ em, chúng ta muốn hướng đến là 'xây' nên những đứa trẻ hạnh phúc. (Nguồn: Tuổi Trẻ)

Những năm gần đây, dư luận đề cập nhiều việc học sinh gặp những áp lực học tập, áp lực thành tích bởi lịch học dày đặc, kiến thức nhiều. Đó là chưa kể không ít trẻ phải học thêm, học hè, học cả lễ tết, cuối tuần khiến các em không còn thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Như nhiều chuyên gia tâm lý đã chỉ ra, điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tâm sinh lý của các em.

Biết rằng, các em phải học thì mới có kiến thức, mới trưởng thành. Tuy nhiên, nếu áp lực việc học thành trở ngại, biến các em thành những chiếc “máy học”, mệt mỏi, có lẽ cần thiết phải xem lại để điều chỉnh hợp lý.

Thật buồn mỗi khi đâu đó lại có vụ học sinh tự tử. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hành động dại dột, tiêu cực ở trẻ em. Nhưng trong đó, hẳn là không thể loại trừ nguyên nhân đến từ việc học. Những ganh đua về vị trí trong lớp, lịch học dày đặc, kín mít khiến nhiều trẻ trở thành “gà nòi”, “ngựa chiến”…

"Cha mẹ cũng cần thay đổi tư duy, điều chỉnh về việc đặt ra các kỳ vọng, mục tiêu đối với con em. Đừng nghĩ trẻ em chỉ cần học, bởi ngoài kia có nhiều điều con cần khám phá, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách bên cạnh kỹ năng".

Đó là chưa kể, những kỳ vọng quá lớn mà phụ huynh áp đặt lên con. Sự xa cách giữa cha mẹ và con cái khiến trẻ trở nên cô đơn. Những lúc gặp khó khăn, trẻ không được lắng nghe, không được quan tâm, chia sẻ, khích lệ, để có thể tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống mà mình gặp phải như bị bắt nạt học đường, bị cô lập trong đám đông. Các em trở nên "nghèo nàn" kỹ năng mềm, kỹ năng sống.

Thử hỏi, học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay, có bao nhiêu em có thể tự nấu bữa cơm, có thể tự lập khi không có bố mẹ kề cận ở bên? Vì chạy đua với các kỳ thi, để vào trường chuyên, lớp chọn nên nhiều em không có nhiều thời gian để học và trải nghiệm kỹ năng sống, kỹ năng mềm. Đó là lý do tại sao, một bộ phận học sinh trở nên thiếu kiến thức thực tế và lúng túng không biết giải quyết vấn đề, dễ rơi vào thất vọng, trầm cảm.

Không phải chỉ thời nay mà thời nào, đứa trẻ đều cần được dạy kỹ năng, giáo dục về nhân cách từ những việc nhỏ. Làm sao để trẻ cảm thấy an toàn trong chính ngôi nhà của mình và có niềm tin vào cha mẹ mình. Cha mẹ hãy lắng lòng để thấu hiểu con. Hãy lắng nghe, hãy tôn trọng ý kiến, hãy cùng con giải quyết các vấn đề. Chỉ khi trở thành những “người bạn” với con, cha mẹ mới xóa được hàng rào ngăn cách.

Tháng hành động vì trẻ em, có lẽ điều chúng ta muốn hướng đến là “xây” nên những đứa trẻ hạnh phúc. Muốn vậy thì trẻ cần được thừa hưởng một môi trường hạnh phúc, lành mạnh. Cha mẹ cũng cần thay đổi tư duy, điều chỉnh về việc đặt ra các kỳ vọng, mục tiêu đối với con em. Đừng nghĩ trẻ em chỉ cần học, bởi ngoài kia có nhiều điều con cần khám phá, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách bên cạnh kỹ năng.

Là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Quyền trẻ em (CRC) vào năm 1990, đến nay, với những cam kết chính trị và sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cuộc sống của trẻ em Việt Nam trên mọi miền của đất nước không ngừng được bảo đảm. Ngày càng có nhiều trẻ em được bảo vệ, được sống, được chăm sóc sức khỏe, được học tập và được ưu tiên trong các chính sách phúc lợi.

Điều 100 Luật Trẻ em năm 2016 nêu rõ: Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm trau dồi kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của trẻ em; tạo môi trường an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em; phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại.

Chúng ta có thể nói rất nhiều về Quyền trẻ em. Nhưng thật buồn khi đâu đó những vụ việc bạo hành, xâm hại trẻ vẫn xảy ra và không có dấu hiệu giảm. Vẫn còn những quan điểm “thương cho roi cho vọt” và vẫn còn những ông bố, bà mẹ "sính" thành tích, "sính" điểm 10…

Hơn hết, phụ huynh hãy chủ động trong việc giáo dục con, không để bệnh thành tích chi phối. Chỉ khi phụ huynh không đo lường giá trị của trẻ qua điểm số, danh hiệu, khi đó áp lực của trẻ phần nào mới được cởi bỏ.

Tại phiên họp thứ 10 vào tháng 4/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nêu ra một hình thức bạo lực gia đình trước nay chưa nhiều người nghĩ tới. Bạo lực gia đình không chỉ là hành hạ, đánh đập, chửi bới, khủng bố tinh thần, mà còn có cả hành vi ép buộc con cái học nhiều.

"Chúng ta có thể nói rất nhiều về Quyền trẻ em. Nhưng thật buồn khi đâu đó những vụ việc bạo hành, xâm hại trẻ vẫn xảy ra và không có dấu hiệu giảm. Vẫn còn những quan điểm 'thương cho roi cho vọt' và vẫn còn những ông bố, bà mẹ 'sính' thành tích, 'sính' điểm 10…".

Theo quan điểm của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, cha mẹ kỳ vọng quá lớn vào con cái nên ép buộc các cháu phải học đến 2-3h sáng, đòi hỏi con cái cứ phải được điểm 10 chính là tạo ra áp lực, vượt quá năng lực, khả năng của trẻ em.

Trẻ em – lẽ ra đó là lứa tuổi mà các em cần được vui chơi, được trải nghiệm nhiều thì lại bị "bó chân" vào bàn học. Hiện nay, người ta nói nhiều đến cụm từ “trường học hạnh phúc”, dạy kỹ năng sống cho trẻ, giáo dục để trẻ trở thành người tử tế... Nhưng câu chuyện cân bằng giữa học lý thuyết với trải nghiệm thực tế, vui chơi ở trẻ hiện nay vẫn còn là bài toán. Và còn một thức tế khác, cải cách giáo dục là vậy nhưng áp lực học tập của trẻ vẫn chưa giảm.

Có lẽ, để cởi bỏ những áp lực cho con, chính cha mẹ hãy học cách chấp nhận những thiếu sót của con, chấp nhận những bảng điểm chưa đẹp, để trẻ được học, được trải nghiệm, được vui chơi đúng nghĩa.

Gỡ nút thắt bạo lực học đường

Gỡ nút thắt bạo lực học đường

Theo các chuyên gia, cần giáo dục để trẻ tự kiểm soát cảm xúc hành vi hơn là tìm cách để giải quyết hệ lụy ...

TS. Nguyễn Viết Chức: Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn tươi mới, sẽ không bao giờ cũ

TS. Nguyễn Viết Chức: Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn tươi mới, sẽ không bao giờ cũ

TS. Nguyễn Viết Chức cho rằng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tươi mới, bởi tư tưởng vì dân, vì nước thì ...

GS. NGND Nguyễn Lân Dũng: Cần giáo dục thế hệ trẻ khát vọng làm chủ khoa học trong thời đại số

GS. NGND Nguyễn Lân Dũng: Cần giáo dục thế hệ trẻ khát vọng làm chủ khoa học trong thời đại số

Phải coi việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên ...

Cần tạo 'vaccine số' cho trẻ em trên mạng xã hội

Cần tạo 'vaccine số' cho trẻ em trên mạng xã hội

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em – Bộ Lao động, Thương Binh ...

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 20/2: Có ai đang thương thầm tôi không?

Bài tarot hôm nay 20/2: Có ai đang thương thầm tôi không?

Hãy chọn một lá bài tarot trong bài viết dưới đây, bạn sẽ biết được liệu có ai đang thương thầm bạn hay không?
Kết quả xổ số hôm nay, 19/2: XSMN 19/2/2025 - Xổ số Đồng Nai, xổ số Cần Thơ và xổ số Sóc Trăng

Kết quả xổ số hôm nay, 19/2: XSMN 19/2/2025 - Xổ số Đồng Nai, xổ số Cần Thơ và xổ số Sóc Trăng

XSMN 19-2, Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 19-2-2025. Kết quả xổ số hôm nay 19-2, được các công ty Xổ số Đồng Nai, Cần Thơ và Sóc ...
Nhận định, dự đoán trận đấu Real Madrid vs Man City: 'Lựa gió nhưng khó bẻ măng'

Nhận định, dự đoán trận đấu Real Madrid vs Man City: 'Lựa gió nhưng khó bẻ măng'

Nhận định trận đấu Real Madrid vs Man City, diễn ra lúc 03h00 ngày 20/2, sân Bernabeu (Tây Ban Nha), lượt về vòng play-off Champions League.
Mức phạt đối với ô tô, xe máy dừng đèn đỏ chắn lối rẽ phải năm 2025

Mức phạt đối với ô tô, xe máy dừng đèn đỏ chắn lối rẽ phải năm 2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về mức phạt đối với ô tô, xe máy dừng đèn đỏ chắn lối rẽ phải năm 2025
Cuộc gặp Nga - Mỹ ở Riyadh và những bước tiến then chốt

Cuộc gặp Nga - Mỹ ở Riyadh và những bước tiến then chốt

Cuộc gặp lịch sử giữa hai ngoại trưởng Nga - Mỹ kéo dài hơn bốn giờ ở thủ đô Riyadh, Saudi Arabia đã đạt được một số kết quả bước ...
Hàn Quốc: Đề nghị bị Tòa án Hiến pháp thẳng thừng bác bỏ, Tổng thống Yoon Suk Yeol đối mặt hai phiên điều trần liên tiếp

Hàn Quốc: Đề nghị bị Tòa án Hiến pháp thẳng thừng bác bỏ, Tổng thống Yoon Suk Yeol đối mặt hai phiên điều trần liên tiếp

Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc quyết định sẽ tiến hành phiên điều trần thứ 10 về phiên tòa luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol theo kế hoạch vào ...
Xác nhận sự kiện chưa từng có - cá voi lưng gù bơi khỏe mạnh tại vùng biển của Bỉ

Xác nhận sự kiện chưa từng có - cá voi lưng gù bơi khỏe mạnh tại vùng biển của Bỉ

Một sự kiện chưa từng có xảy ra ở vùng biển của Bỉ khi một cá thể cá voi lưng gù được nhìn thấy gần công viên điện gió C-Power.
Mức phạt đối với ô tô, xe máy dừng đèn đỏ chắn lối rẽ phải năm 2025

Mức phạt đối với ô tô, xe máy dừng đèn đỏ chắn lối rẽ phải năm 2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về mức phạt đối với ô tô, xe máy dừng đèn đỏ chắn lối rẽ phải năm 2025
Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao: 6 tháng đầu vận chuyển gần 3,4 triệu lượt hành khách

Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao: 6 tháng đầu vận chuyển gần 3,4 triệu lượt hành khách

Đưa vào vận hành từ tháng 8/2024, trung bình mỗi tháng, tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao vận chuyển được hơn 480.000 lượt khách.
Năm 2025, giấy phép lái xe hạng C và hạng C1 lái được xe gì?

Năm 2025, giấy phép lái xe hạng C và hạng C1 lái được xe gì?

Nội dung bài viết là giải đáp quy định về những loại xe được lái của giấy phép lái xe hạng C và hạng C1 theo Luật mới.
Cháy nhà 4 tầng cho thuê trọ tại TP. Hồ Chí Minh

Cháy nhà 4 tầng cho thuê trọ tại TP. Hồ Chí Minh

Căn nhà 4 tầng ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh xảy ra cháy với khói bốc nghi ngút khiến gần 20 người thuê trọ hoảng loạn tìm cách thoát ra ngoài.
Năm 2025, giấy phép lái xe hạng B1, B2 được cấp đổi sang giấy phép lái xe hạng gì?

Năm 2025, giấy phép lái xe hạng B1, B2 được cấp đổi sang giấy phép lái xe hạng gì?

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về năm 2025, giấy phép lái xe (bằng lái xe) hạng B1, B2 được cấp đổi sang giấy phép lái xe hạng gì?
Anh công bố nghiên cứu nhằm bảo vệ trẻ em trước tác hại lâu dài của thuốc lá điện tử

Anh công bố nghiên cứu nhằm bảo vệ trẻ em trước tác hại lâu dài của thuốc lá điện tử

Ngày 19/2, Bộ Y tế Anh công bố một nghiên cứu kéo dài 10 năm nhằm đánh giá tác động lâu dài của thuốc lá điện tử đối với trẻ em từ 8 tuổi trở ...
Tầm quan trọng của việc tiêm vaccine cúm hằng năm

Tầm quan trọng của việc tiêm vaccine cúm hằng năm

Tiêm vaccine cúm có thể giảm nguy cơ mắc bệnh 40-60%, nhưng thường mất ít nhất hai tuần mới phát huy tác dụng.
Thái Lan: Số ca nhiễm cúm tăng mạnh trong tháng 2/2025

Thái Lan: Số ca nhiễm cúm tăng mạnh trong tháng 2/2025

Bộ Y tế Thái Lan đưa ra cảnh báo về tỷ lệ mắc bệnh cúm đang lây lan nhanh, với 4 tỉnh ở vùng Đông Bắc nước này bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Cách phòng tránh bệnh ung thư qua những vật dụng nhà bếp

Cách phòng tránh bệnh ung thư qua những vật dụng nhà bếp

Huấn luyện viên phục hồi sau ung thư Michelle Patidar thay đổi hoàn toàn không gian bếp sau khi sống sót khỏi căn bệnh quái ác.
Nghiên cứu mới về tác dụng của phô mai đối với triệu chứng tự kỷ

Nghiên cứu mới về tác dụng của phô mai đối với triệu chứng tự kỷ

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc về rối loạn phổ tự kỷ đã phát hiện lợi khuẩn có trong phô mai có thể hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng này.
Ba điều cần tránh khi ăn ốc

Ba điều cần tránh khi ăn ốc

Ốc là nguồn protein dồi dào, nhưng ăn không đúng cách có thể gây nhiễm khuẩn và ngộ độc thực phẩm.
Phiên bản di động