Covid-19: Thế giới dò dẫm mở cửa ngành du lịch

SƠN TRÀ
Bị giáng những đòn ‘chí tử’ từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, ngành du lịch thế giới đang tìm cách gượng dậy, nhưng hồi sinh cũng không dễ dàng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngành du lịch thế giới dò dẫm mở cửa lại
Bãi biển nổi tiếng Nissi của Cyprus, chụp ngày 21/5/2021. Du khách được yêu cầu phải làm xét nghiệm Covid-19 trước khi khởi hành. (Nguồn: AP)

Các quốc gia, đặc biệt là những nước phụ thuộc lớn vào du lịch, đang chạy đua để hồi sinh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn còn hoành hành. Trong khi một số quốc gia tự tin xúc tiến mở cửa đường biên thì một số nước, kể cả tỷ lệ tiêm ngừa Covid-19 trong dân đã khá cao, vẫn còn loay hoay nên “mở toang” hay “khép hờ” đường biên giới.

Hội đồng Du lịch & Lữ hành Thế giới ước tính ngành du lịch thiệt hại gần 4,5 nghìn tỷ USD và 62 triệu việc làm vào năm ngoái. Riêng các hãng hàng không đã lỗ 126 tỷ USD trong năm 2020 và khả năng lỗ thêm 48 tỷ USD nữa trong năm nay.

“Đau đầu” vì mỗi nơi một kiểu

Việc triển khai vaccine ngừa Covid-19 đang được thực hiện tốt ở nhiều nơi trên thế giới, mang lại niềm tin cho các chính phủ và sự háo hức cho những người thích di chuyển.

Tuy vậy, những người đang lên kế hoạch cho các chuyến đi du lịch đôi lúc cảm giác như đang lạc vào ma trận các quy định bởi mỗi nơi mỗi khác và thậm chí hay đổi nhanh chóng.

Chẳng hạn, Cyprus áp đặt hạn chế đối với các quốc gia được coi là có nguy cơ cao hơn, yêu cầu hành khách đến phải làm xét nghiệm PCR âm tính có giá trị 72 giờ trước khi khởi hành và xét nghiệm thêm một lần nữa khi nhập cảnh vào nước này. Du khách cũng phải tự cách ly cho đến khi kết quả xét nghiệm được công bố.

Constantinos Victoras, Tổng giám đốc khách sạn NissiBlu tọa lạc gần bãi biển cát trắng nổi tiếng Ayia Napa, cho biết, mặc dù tỷ lệ nhiễm bệnh ở Cyprus giảm đáng kể trong hai tuần qua, nhưng phải đến cuối tháng 6 thì mọi thứ mới trở nên rõ ràng hơn. Lúc đó, các nhà điều hành tour du lịch và các hãng hàng không mới bắt đầu lên kế hoạch đặt phòng và tổ chức chuyến bay.

Victoras nói: “Hiện mọi thứ vẫn rất mông lung”.

Hai du khách Thụy Điển Agatha và Simon Godurkiewicz cho biết họ chọn đi nghỉ ở Cyprus vì mệt mỏi với đại dịch.

Agatha Godurkiewicz nói: “Chúng tôi cảm thấy chán nản với cuộc sống trong đại dịch. Khi dịch mới xuất hiện, chúng tôi đã rất hoảng loạn nhưng bây giờ bắt đầu học cách sống chung”.

Châu Âu tự tin

Kinh tế các quốc gia Địa Trung Hải, bao gồm Hy Lạp, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ, phụ thuộc nhiều vào du lịch. Những người làm du lịch của các quốc gia này bắt đầu thở phào nhẹ nhõm khi tuần trước, Liên minh châu Âu (EU) đồng ý cho phép những du khách đã được tiêm chủng ngừa vaccine Covid-19 đầy đủ hoặc đến từ các quốc gia được coi là an toàn được nhập cảnh.

Chứng nhận kỹ thuật số Covid-19 sẽ giúp người dân châu Âu đủ các tiêu chuẩn trên đi lại thuận tiện hơn vào thời điểm mùa du lịch bắt đầu mà không cần phải cách ly hay xét nghiệm khi sang nước khác

Trong khi đó, Thủ tướng Pedro Sanchez cho biết tuần trước rằng Tây Ban Nha bắt đầu cho phép du khách Anh, Nhật Bản, Mỹ và một số nước khác nhập cảnh nếu họ đã được chủng ngừa.

Khách du lịch nước ngoài đã bắt đầu xuất hiện ở Hy Lạp sau khi các nhà chức trách đồng ý những người đến từ Liên minh châu Âu và 21 quốc gia khác có giấy chứng nhận tiêm chủng và xét nghiệm được nhập cảnh.

Trên hòn đảo Naxos của Hy Lạp, các chủ doanh nghiệp đã bắt đầu kéo bàn ghế ra khỏi kho, lau chùi sàn nhà và mở lại các quán rượu ven biển từng một thời đông đúc.

Thị trưởng Naxos, ông Dimitris Lianos cho biết: “Mọi người ở đây rất lạc quan và có rất nhiều khách đặt phòng trong hai tuần qua. Từ nay đến cuối năm, triển vọng sẽ sáng sủa. Tôi tin chắc thế”.

Croatia cũng đã mở cửa trở lại. Nước này là một trong số ít địa điểm ở châu Âu mà người Mỹ dễ dàng ghé thăm. Hai hãng hàng không Delta Air Lines và United Airlines đã công bố mở các chuyến bay thẳng từ New York đến Dubrovnik vào mùa Hè này.

Châu Á thận trọng

Dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại khắp các khu vực của châu Á, khiến một số quốc gia và vùng lãnh thổ trở nên dè dặt hơn khi đưa ra các chiến lược mở cửa ngành du lịch.

Sau một đợt bùng phát mới, Hongkong và Singapore từ bỏ chích sách cho khách du lịch nhập cảnh không bị cách ly. Thậm chí, Hongkong còn kéo dài thời hạn cách ly bắt buộc đối với nhiều du khách chưa được tiêm phòng.

Trong khi đó, Trung Quốc đã thiết lập thêm các điểm kiểm soát tại các trạm thu phí, sân bay và ga tàu ở tỉnh Liêu Ninh, nơi phát sinh các ca bệnh mới trong tháng này. Khách du lịch phải xuất trình bằng chứng về kết quả xét nghiệm âm tính với virus Sars-cov-2.

Thái Lan, quốc gia đã đóng cửa biên giới và quản lý chặt chẽ nhằm kiểm soát dịch bùng phát trong năm ngoái, cho phép một số du khách nước ngoài nhập cảnh dưới sự kiểm soát chặt chẽ vào mùa Thu. Nhưng đợt bùng phát dịch tồi tệ nhất vào cuối tháng Ba khiến nước này thay đổi hoàn toàn chính sách.

Tin liên quan
Sau ‘cú đấm bồi’ Covid-19 ngành du lịch cần tiếp sức để sẵn sàng cho giai đoạn Sau ‘cú đấm bồi’ Covid-19 ngành du lịch cần tiếp sức để sẵn sàng cho giai đoạn 'lò xo giải nén'

Bangkok đã đóng cửa các địa điểm vui chơi giải trí và công viên, khuyến khích người dân làm việc tại nhà và cấm ăn uống ngoài trời. Đường phố ở thủ đô và nhiều khu nghỉ dưỡng của Thái Lan gần như vắng bóng người. Những người mất việc liên quan đến du lịch đang ngày càng nhiều.

Trung Đông và châu Phi háo hức

Khi dịch xuất hiện vào năm ngoái, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã đóng cửa biên giới và các sân bay. Thủ đô Abu Dhabi áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt, bao gồm cách ly bắt buộc ngay cả đối với những cư dân đã được tiêm phòng đầy đủ về từ một số quốc gia đang có dịch.

Nhưng thành phố lớn nhất của UAE, Dubai, đã mở cửa đón khách du lịch kể từ tháng 7 năm ngoái. Bên cạnh đáp ứng yêu cầu xét nghiệm Covid-19 âm tính, du khách chịu thêm một số hạn chế khác nhưng không quá nghiêm ngặt.

Dubai - nơi có sân bay bận rộn nhất thế giới, nơi trung chuyển khách du lịch quốc tế - đang thu hút du khách từ châu Âu đến với những bãi biển rộng mở, quán bar, hồ bơi khách sạn, nhà hàng, rạp chiếu phim, công viên giải trí và spa. Giãn cách xã hội và đeo khẩu trang là bắt buộc.

Trong khi đó, Saudi Arabia, quốc gia lớn nhất vùng Vịnh, không cho phép khách du lịch vào nước này. Công dân Saudi Arabia, những người đã bị cấm đi lại kể từ tháng 3/2020, được phép đi ra nước ngoài bắt đầu từ tháng này nếu họ được tiêm phòng hoặc gần đây đã phục hồi sau khi bị nhiễm virus Sars-Cov-2.

Dù đang chật vật đối phó với làn sóng lây nhiễm mới, Ai Cập đang cố gắng thu hút thêm khách du lịch nước ngoài. Các bãi biển, quán cà phê và nhà hàng nằm trong khách được phép mở cửa. Khách du lịch được yêu cầu trình xét nghiệm Covid-19 âm tính trước khi nhập cảnh.

Mỹ Latinh và vùng Caribbean: Nơi mở bung, nơi e dè

Du khách đến các quốc gia vùng biển Caribbean giảm 2/3 trong năm ngoái, mức thấp chưa từng thấy kể từ những năm 1980. Bermuda là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với mức giảm 84%.

Một số hòn đảo, bao gồm Bonaire, Martinique và Montserrat vẫn cấm khách du lịch từ hầu hết các quốc gia. Ở một số đảo khác, khách du lịch được phép trở lại với điều kiện chịu sự giám sát bằng các thiết bị theo dõi điện tử. Một số hòn đảo, bao gồm St. Vincent và Grenadines đã đưa ra các chiến dịch thu hút khách du lịch. Các hãng du thuyền đang được điều từ Mỹ đến các cảng Caribe vào mùa Hè này.

Quần đảo Virgin thuộc Mỹ là câu chuyện thành công của khu vực trong năm nay, với lượng khách đến chỉ giảm 27% từ tháng 1 đến tháng 3.

Trong khi đó, Mexico không cấm các chuyến bay, không yêu cầu du khách phải xét nghiệm hoặc cách ly khi đến. Điều này khiến lượng khách du lịch, dù vẫn giảm nhưng ở mức ổn định, đặc biệt là đến các điểm du lịch biển.

Tuy nhiên, chính sách thông thoáng của Mexico khiến một số dân chúng ở các các khu du lịch nổi tiếng tức giận. Tỷ lệ người nhiễm Covid-19 và nhập viện đang tăng lên. Trợ lý Bộ trưởng Y tế Hugo López-Gatell cảnh báo: “Nếu không giảm bớt các hoạt động nơi công cộng, tình hình sẽ xấu đi”.

Mỹ và Canada: Dè dặt

Mỹ tiếp tục cấm hầu hết du khách đến từ châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và những nơi khác.

Du khách quốc tế đến, bao gồm cả công dân Mỹ, phải xét nghiệm Covid-19 trước khi lên chuyến bay. Bộ Ngoại giao Mỹ không khuyến khích các chuyến công tác nước ngoài, dán nhãn nhiều quốc gia trên thế giới ở cấp độ rủi ro cao.

Biên giới giữa Mỹ và Canada vẫn bị đóng cửa cho các trường hợp đi lại không cần thiết cho đến ngày 21/6.

Du lịch hàng không nội địa ở Mỹ đã gần trở lại mức năm 2019.

Nhiều doanh nghiệp du lịch tỏ ra mất kiên nhẫn, cho rằng chính quyền Tổng thống Biden phản ứng quá dè dặt trong việc cho phép nhiều du khách quốc tế nhập cảnh hơn trong bối cảnh đa phần dân số nước này đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19.

TIN LIÊN QUAN
Tây Ban Nha hướng du khách về nông thôn thay vì các điểm đến du lịch biển truyền thống
Choáng với hình ảnh tháp Eiffel treo trên vách đá
Hy Lạp chính thức mở cửa trở lại cho khách du lịch
Trốn Covid-19, giới nhà giàu Ấn Độ chi bộn tiền du lịch Maldives
Ngắm quần thể di tích và danh thắng Yên Tử, chốn an yên từ thời nhà Trần
(theo AP)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Lễ hội Kanagawa giới thiệu những nét văn hóa độc đáo mang đậm màu sắc truyền thống Nhật Bản thông qua nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với nhiều cơ chế đặc thù.
Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Một xác tàu đắm được các nhà nghiên cứu Na Uy phát hiện ra tại Hồ Mjøsa của nước này, được xác định là có niên đại khoảng 7 thế kỷ trước.
Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên 'Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Phiên bản di động