Cơ quan y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho công nhân Công ty TNHH sản xuất giày Uy Việt cơ sở tại Khu công nghiệp Đô thị Sonadezi Châu Đức. (Nguồn: TTXVN) |
Thông tin các ca nhiễm mới Covid-19
Tính từ 16h ngày 10/11 đến 16h ngày 11/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 8.162 ca nhiễm mới, trong đó 17 ca nhập cảnh và 8.145 ca ghi nhận trong nước (tăng 227 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố (có 3.951 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.185), Đồng Nai (930), Tây Ninh (656), Bình Dương (615), An Giang (595), Tiền Giang (417), Kiên Giang (399), Đồng Tháp (352), Bạc Liêu (291), Bình Thuận (237), Bà Rịa - Vũng Tàu (185), Cà Mau (181), Đắk Lắk (162), Vĩnh Long (159), Hà Nội (154), Long An (130), Khánh Hòa (128), Trà Vinh (121), Bình Phước (108),
Hà Giang (97), Bắc Ninh (68), Hậu Giang (68), Bến Tre (64), Bình Định (63), Phú Thọ (61), Đắk Nông (60), Nam Định (59), Cần Thơ (55), Lâm Đồng (54), Thanh Hóa (49), Gia Lai (43), Quảng Ngãi (41), Hải Dương (26), Thừa Thiên Huế (41), Ninh Thuận (35), Nghệ An (32), Quảng Nam (27), Bắc Giang (26), Quảng Ninh (24), Lạng Sơn (20), Quảng Trị (18), Phú Yên (16), Điện Biên (15), Quảng Bình (15), Hưng Yên (14), Đà Nẵng (13), Hà Tĩnh (9), Thái Nguyên (5), Vĩnh Phúc (5), Kon Tum (4), Ninh Bình (4), Sơn La (4), Hà Nam (2), Tuyên Quang (1), Hòa Bình (1), Yên Bái (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (-229), Cần Thơ (-84), Bình Thuận (-50).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (+221), An Giang (+145), Đồng Nai (+82).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 7.821 ca/ngày.
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.000.897 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.159 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 995.903 ca, trong đó có 843.131 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (443.815), Bình Dương (241.589), Đồng Nai (75.843), Long An (36.252), Tiền Giang (19.516).
Tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.894
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 845.948
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.567 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.539
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 617
- Thở máy không xâm lấn: 97
- Thở máy xâm lấn: 301
- ECMO: 13
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 10/11 đến 17h30 ngày 11/11 ghi nhận 84 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (38), Bình Dương (6), Đồng Nai (6), Long An (6), An Giang (5), Tiền Giang (3), Tây Ninh (3), Kiên Giang (3), Bạc Liêu (3), Bình Thuận (2), Cần Thơ (2), Nghệ An (1), Bình Định (1), Đắk Lắk (1), Đồng Tháp (1), Vĩnh Long (1), Sóc Trăng (1), Bến Tre (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 72 ca.
- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.849 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 212.423 xét nghiệm cho 406.901 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 23.582.959 mẫu cho 63.383.732 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng Covid-19
Trong ngày 10/11 có 1.510.844 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 95.575.407 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 63.502.556 liều, tiêm mũi 2 là 32.072.851 liều.
CDC Hà Nội: 'Nguy cơ đến đâu khoanh vùng đến đó
Một tháng chuyển sang chiến lược "thích ứng với Covid-19", Hà Nội ghi nhận thêm hơn 1.500 ca nhiễm, không tính ca nhập cảnh, trung bình hơn 50 ca một ngày. Các ổ dịch lần này khó lường hơn vì ngoài số ca bệnh được ghi nhận, còn liên quan đến đặc điểm dân cư ở khu vực xảy ra dịch.
Đánh giá tình hình dịch bệnh, ông Khổng Minh Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội), cho rằng F0 tại Hà Nội sẽ gia tăng, trước mắt tiếp tục tăng cường, giám sát.
Tính đến chiều ngày 11/11, Hà Nội đang xử trí 12 chùm ca nhiễm. Ổ dịch Phú Vinh, An Khánh, ít F0 nhất với 14 ca; nhiều nhất là ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng, gần 200 F0. Một số ổ dịch có xu hướng gia tăng nhanh là ở Phú Đô, Nam Từ Liêm. Từ ngày 4/11 tới nay, Sở Y tế công bố hơn 50 ca Covid-19 thuộc địa bàn này.
Về biện pháp chống dịch, theo PGS. TS. Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, Hà Nội sẽ linh hoạt xử lý các ổ dịch theo nguyên tắc "nguy cơ đến đâu, khoanh đến đấy". Thành phố sẽ không giãn cách, phong tỏa diện rộng như trước đây. "Xác định sống chung với dịch bệnh thì số ca mắc tăng là điều khó tránh khỏi", TS. Nguyễn Việt Hùng nhận định.
Theo ông Hùng, Hà Nội là nơi có sự giao thương lớn và đông người, một khi đã nới lỏng các biện pháp giãn cách thì sẽ rất dễ lây lan mầm bệnh. Chưa kể, lượng người trở về từ vùng dịch lớn và virus vẫn âm thầm lây lan trong cộng đồng.
Chính quyền dựa vào đánh giá nguy cơ ở từng nơi để phong tỏa theo chỉ định chuyên môn, mục tiêu vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Ví dụ, tùy mối liên hệ, diện giao tiếp, sinh hoạt... của F0, vùng phong tỏa sẽ được mở rộng hay thu hẹp, có thể chỉ một tầng trong tòa nhà, một số hộ dân lân cận thay vì diện rộng như trước đây.
Theo các chuyên gia, ngoài 5K, vaccine, thành phố cần sớm có biện pháp để cách ly tại nhà cho F0, F1. Đặc biệt, cách ly tại nhà F0 triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng giúp giảm tải áp lực lên y tế tuyến đầu; tương tự với F1 sẽ giảm tốn kém và tâm lý cho người dân. Nhiều gia đình tại Hà Nội đủ điều kiện và cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu này.
| Vaccine Covid-19 cho trẻ em: Độ an toàn và hiệu quả đã đủ thuyết phục các bậc phụ huynh? Vaccine Covid-19 của Pfizer đang được chủng ngừa phổ biến cho trẻ trên 12 tuổi ở Mỹ. Nhưng với trẻ từ 5-11 tuổi, có một ... |
| Vaccine Sinopharm: Độ tin cậy, hiệu quả và khả năng chống lại biến chủng mới Covid-19? Vaccine Sinopharm là loại vaccine Covid-19 đầu tiên được phát triển bởi một quốc gia không thuộc phương Tây, được sự phê duyệt của WHO, ... |