Trường mầm non ở Hà Nội bố trí cơ sở vật chất, vệ sinh khử khuẩn trường lớp, tăng cường các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch Covid-19. (Nguồn: TTXVN) |
Thông tin các ca mắc Covid-19 mới:
- Tính từ 16h ngày 11/4 đến 16h ngày 12/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 22.804 ca nhiễm mới, trong đó tất cả đều là ca ghi nhận trong nước (giảm 377 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 17.375 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.942), Phú Thọ (1.384), Yên Bái (1.102), Đắk Lắk (1.092), Nghệ An (1.046), Bắc Giang (1.012), Bắc Kạn (999), Lào Cai (988), Vĩnh Phúc (915), Quảng Ninh (905), Tuyên Quang (823), TP. Hồ Chí Minh (658), Thái Bình (643), Thái Nguyên (593), Hải Dương (520), Cao Bằng (489), Quảng Bình (486), Hưng Yên (462), Lạng Sơn (366), Lâm Đồng (340), Gia Lai (311), Cà Mau (296), Hà Tĩnh (290), Sơn La (287), Hòa Bình (278), Lai Châu (270), Bắc Ninh (260), Quảng Nam (253), Quảng Trị (237), Đà Nẵng (235), Tây Ninh (235), Hà Nam (230), Bình Phước (215), Hà Giang (209), Bình Định (205), Vĩnh Long (189), Quảng Ngãi (182), Nam Định (176), Thanh Hóa (161), Đắk Nông (158), Ninh Bình (157), Điện Biên (156), Bình Dương (136), Hải Phòng (123), Phú Yên (100), Thừa Thiên Huế (93), Bà Rịa - Vũng Tàu (85), Khánh Hòa (83), Bến Tre (79), Long An (57), Sóc Trăng (52), Trà Vinh (47), An Giang (45), Bình Thuận (42), Bạc Liêu (41), Kon Tum (23), Kiên Giang (16), Cần Thơ (7), Đồng Tháp (5), Tiền Giang (4), Đồng Nai (4), Ninh Thuận (4), Hậu Giang (3).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Giang (-455), Nghệ An (-424), Gia Lai (-173).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+385), Bắc Kạn (+309), Phú Thọ (+197).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 34.682 ca/ngày.
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.272.964 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 103.882 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.265.217 ca, trong đó có 8.754.290 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.526.215), TP. Hồ Chí Minh (603.128), Nghệ An (417.687), Bình Dương (381.852), Bắc Giang (376.596).
Tình hình điều trị Covid-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 202.184 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 8.757.107 ca
2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.237 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 920 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 124 ca
- Thở máy không xâm lấn: 33 ca
- Thở máy xâm lấn: 157 ca
- ECMO: 3 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 11/4 đến 17h30 ngày 12/4 ghi nhận 28 ca tử vong tại: Quảng Nam (3), Bắc Kạn (2), Gia Lai (2 ca trong 2 ngày), Hà Nội (2), Hải Dương (2), Hậu Giang (2), Kiên Giang (2), Phú Thọ (2), Bến Tre (1), Bình Dương (1), Bình Phước (1), Đắk Lắk (1), Đồng Tháp (1), Hà Nam (1), Khánh Hòa (1), Lâm Đồng (1), Phú Yên (1), Quảng Bình (1), Tây Ninh (1)
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 25 ca.
- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.858 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.094.243 mẫu tương đương 85.106.796 lượt người, tăng 25.741 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng Covid-19
Trong ngày 11/4 có 32.473 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 208.596.156 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 191.366.877 liều: Mũi 1 là 71.383.300 liều; Mũi 2 là 68.491.388 liều; Mũi 3 là 1.505.536 liều; Mũi bổ sung là 15.012.049 liều; Mũi nhắc lại là 34.974.604 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.229.279 liều: Mũi 1 là 8.823.693 liều; Mũi 2 là 8.405.586 liều.
Covid-19 ở Hà Nội: 91% người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm vaccine mũi nhắc lại
Sở Y tế Hà Nội ngày 12/4 thông báo ghi nhận 1.942 ca Covid-19. Đây là lần đầu sau hơn 100 ngày Hà Nội ghi nhận số ca mắc dưới 2.000.
Bệnh nhân phân bố tại 317 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Sóc Sơn (155), Thanh Trì (154), Hoàng Mai (151), Gia Lâm (139), Long Biên (111).
Từ 29/4/2021 đến nay, Hà Nội ghi nhận và thông báo 1.526.753 ca Covid-19 với 1.333 ca tử vong (chiếm tỷ lệ 0,08% tổng ca mắc).
Tới hết ngày 11/4, toàn thành phố còn hơn 147.400 ca Covid-19 đang điều trị, theo dõi, giảm gần 1.400 ca so với ngày trước đó. Trong đó, số ca phải điều trị ở bệnh viện chỉ còn 620 người, giảm 10 ca; số còn lại hơn 146.700 ca theo dõi cách ly tại nhà.
Về tiêm vaccine Covid-19, các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã và CDC Hà Nội báo cáo đã tiêm được gần 4,2 triệu liều nhắc lại (đạt 88%), ngoài ra, có thêm gần 140.000 mũi nhắc lại được tiêm bởi các bệnh viện trên địa bàn thành phố.
Như vậy, 91% người dân từ 18 tuổi trở lên ở Thủ đô đã được tiêm vaccine Covid-19 mũi nhắc lại. Ngoài ra, gần 100% người dân cần tiêm mũi bổ sung cũng đã được tiêm. Khoảng 99,9% trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm đủ 2 mũi.
Để chuẩn bị tốt nhất cho Chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, tuần qua, ngành Y tế nhiều địa phương ở Hà Nội đã tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các điểm tiêm cố định và lưu động về sàng lọc trước tiêm chủng và xử trí một số phản ứng sau tiêm vaccine.
Theo thống kê sơ bộ, Hà Nội có khoảng 950.000 trẻ từ 5 tới dưới 12 tuổi. Đây là các đối tượng nhỏ tuổi nên công tác tiêm chủng cần cẩn trọng từ khám sàng lọc đến chỉ định tiêm, tiêm và theo dõi sau tiêm...
TS. BS Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương, trực tiếp tập huấn cho các cán bộ y tế, nhấn mạnh với nhóm trẻ này trong quá trình khám sàng lọc cần cẩn thận.
Thầy thuốc cần thực hiện theo quy định của Bộ Y tế về khám sàng lọc trước tiêm, trong đó cần lưu ý việc trì hoãn tiêm chủng ở trẻ mắc Covid-19 phải hoãn 3 tháng kể từ ngày trẻ khởi phát bệnh...
TS. BS Đỗ Thiện Hải lưu ý, các cán bộ y tế cần giải thích lợi ích của tiêm chủng, giải thích khả năng có thể xảy ra, hỏi tiền sử bệnh tật, sức khỏe đối tượng tiêm; hướng dẫn chăm sóc sau tiêm; bình tĩnh xử lý nếu có tai biến.
Lưu ý theo dõi sát sao sức khỏe đối tượng tiêm tại điểm tiêm cũng được vị chuyên gia đưa ra; tư vấn phụ huynh theo dõi sức khỏe đối tượng tiêm tại nhà... nếu có dấu hiệu sức khỏe bất thường cần liên hệ với cán bộ y tế để được tư vấn, xử lý kịp thời.
Từ ngày mai (13/4), các trường mầm non ở Hà Nội chính thức mở cửa trở lại đón học sinh tới trường học trực tiếp sau thời gian dài tạm dừng để phòng dịch Covid-19.
| Peru ra kế hoạch 'cấp cứu' ngành du lịch hậu Covid-19 Ngày 10/4, chính phủ Peru đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với ngành du lịch (áp dụng cho đến ngày 31/12), đồng thời ... |
| Chuyên gia y tế: Cho trẻ mầm non đi học trực tiếp là hết sức cần thiết Chuyên gia y tế cho rằng, việc cho trẻ mầm non đi học trở lại là hết sức cần thiết. Trẻ ở nhà quá lâu ... |