Nhỏ Bình thường Lớn

Covid-19 tối 15/12: Thêm 15.527 ca nhiễm mới trong 24 giờ; F0 tăng nhanh Hà Nội ráo riết tăng giường thu dung; TP. HCM lên phương án ứng phó Omicron

24 giờ qua, cả nước có thêm 15.522 ca mắc mới Covid-19, tăng 319 ca so với ngày trước đó, tại 61 tỉnh, thành phố; trong đó có 9.940 ca trong cộng đồng, 283 ca tử vong. F0 tăng nhanh, Hà Nội đang tổ chức điều trị bệnh nhân Covid-19 như thế nào? TP. HCM xây dựng thế trận y tế ứng phó biến chủng Omicron.
Ký túc xá ĐH Thủy Lợi có 11 tầng, mỗi tầng 25 phòng được trưng dụng làm nơi điều trị F0 thể nhẹ/không triệu chứng không có điều kiện điều trị tại nhà. (Nguồn: SK&ĐS)
Điều trị bệnh nhận Covid-19 thể nhẹ/không triệu chứng không có điều kiện điều trị tại nhà, Hà Nội quyết định trưng dụng ký túc xá ĐH. Thủy Lợi. (Nguồn: SK&ĐS)

Thông tin các ca nhiễm mới Covid-19:

- Tính từ 16h ngày 14/12 đến 16h ngày 15/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 15.527 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 15.522 ca ghi nhận trong nước (tăng 319 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 9.940 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.270), Cà Mau (1.072), Bến Tre (1.035), Hà Nội (1.024), Tây Ninh (922), Đồng Tháp (732), Cần Thơ (720), Vĩnh Long (594), Khánh Hòa (593), Sóc Trăng (579), Bạc Liêu (505), Đồng Nai (464), Tiền Giang (411), Bình Dương (371), Trà Vinh (360), Kiên Giang (353), Hậu Giang (341), Thừa Thiên Huế (329), Bình Phước (316), Bắc Ninh (300), An Giang (294), Bình Thuận (266), Lâm Đồng (257), Bà Rịa - Vũng Tàu (238), Đà Nẵng (236),

Bình Định (190), Gia Lai (164), Phú Yên (135), Thanh Hóa (129), Hải Phòng (116), Quảng Nam (115), Nghệ An (113), Hưng Yên (96), Long An (82), Thái Bình (62), Quảng Ngãi (60), Hà Giang (53), Hòa Bình (52), Ninh Thuận (51), Đắk Lắk (51), Lạng Sơn (50), Quảng Ninh (49), Đắk Nông (49), Phú Thọ (41), Hải Dương (41), Nam Định (36), Vĩnh Phúc (33), Thái Nguyên (33), Quảng Bình (26), Kon Tum (23), Sơn La (23), Bắc Giang (16), Tuyên Quang (12), Hà Nam (11), Hà Tĩnh (9), Lào Cai (7), Điện Biên (4), Quảng Trị (3), Yên Bái (3), Bắc Kạn (1), Lai Châu (1).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Phước (-591), Bình Định (-278), Hải Phòng (-266).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bến Tre (+462), TP. Hồ Chí Minh (+279), Hà Nội (+187).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 15.274 ca/ngày.

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.459.175 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 14.798 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.453.729 ca, trong đó có 1.060.611 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (490.435), Bình Dương (288.279), Đồng Nai (93.375), Tây Ninh (41.468), Long An (39.474).

Tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 2.992 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.063.428 ca

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.822 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 5.332 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.343 ca

- Thở máy không xâm lấn: 160 ca

- Thở máy xâm lấn: 967 ca

- ECMO: 20 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 14/12 đến 17h30 ngày 15/12 ghi nhận 283 ca tử vong tại:

+ Tại TP. Hồ Chí Minh (74) trong đó có 11 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tây Ninh (4), Đồng Nai (3),Long An (2), Bình Dương (1), Phú Yên (1).

+ Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (27), Bình Dương (25), Đồng Nai (22), Tiền Giang (18), Cần Thơ (23 ca trong 02 ngày), Vĩnh Long (15 ca trong 2 ngày), Long An (10), Sóc Trăng (9), Tây Ninh (9), Đồng Tháp (9), Bình Thuận (7), Kiên Giang (7), Bạc Liêu (5), Khánh Hòa (4), Bến Tre (3), Cà Mau (3), Hải Phòng (3), Trà Vinh (3), Bình Định (2), Bình Phước (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Hà Nội (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 241 ca.

- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 28.616 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 120.640 mẫu xét nghiệm cho 299.463 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 28.236.001 mẫu cho 71.771.988 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine phòng Covid-19

Trong ngày 14/12 có 568.806 liều vaccine Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 135.202.794 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 75.140.181 liều, tiêm mũi 2 là 59.003.177 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 1.059.436 liều.

F0 tăng nhanh, Hà Nội đang tổ chức điều trị bệnh nhân Covid-19 như thế nào?

Theo thống kê của Bộ Y tế cập nhật tới hết ngày 14/12, hiện có gần 1.300 bệnh nhân Covid-19 điều trị ở Hà Nội (tại các cơ sở của Hà Nội và Trung ương) có mức độ trung bình; 132 ca mức độ nặng, nguy kịch. So với trung bình 7 ngày trước, tỷ lệ bệnh nhân trung bình và nặng/nguy kịch tăng lần lượt gần 30% và hơn 34%. Trong số này, có 113 ca phải thở oxy, 1 ca thở máy không xâm nhập, 5 ca thở máy xâm nhập (mức độ nguy kịch).

Trên cả nước, hiện có 21 tỉnh/thành phố có ca nhiễm Covid-19 điều trị tại nhà với tổng số gần 254.000 người. Riêng 3 địa phương gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai có hơn 180.000 người.

Hà Nội, Hà Giang và Phú Thọ là 3 tỉnh/thành phía Bắc đã cập nhật dữ liệu F0 điều trị tại nhà lên hệ thống quản lý. Tính tới hết ngày 14/12, Hà Nội có 9.627 trường hợp F0 đang được điều trị. Trong đó, các trạm y tế lưu động đang điều trị 2.832 ca và 727 F0 điều trị tại nhà, chiếm 37% tổng số bệnh nhân. Đây là những trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ hoặc không triệu chứng.

Ngoài ra, có 3.737 bệnh nhân đang điều trị tại 4 cơ sở thu dung, gồm: Cơ sở điều trị Đền Lừ III; cơ sở KTX Phenikaa; cơ sở điều trị Thượng Thanh và cơ sở điều trị Pháp Vân - Tứ Hiệp.

Tại các bệnh viện, có 2.331 bệnh nhân có địa chỉ ở Hà Nội đang điều trị, cụ thể: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 có 82 ca, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở điều trị Covid-19 Hoàng Mai có 175 ca; 29 bệnh viện của Hà Nội có 2.074 ca.

Như nhiều tỉnh/thành khác, Hà Nội phân tầng điều trị Covid-19 thành 3 tầng. Trong đó: Tầng 1 là F0 tại trạm y tế lưu động và điều trị tại nhà; Tầng 2 dành cho trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, mức độ trung bình với nguy cơ cao điều trị tại cơ sở thu dung điều trị và hơn 20 bệnh viện; Tầng 3 dành cho trường hợp nặng hoặc nguy kịch với nguy cơ rất cao, được điều trị tại 6 viện của Hà Nội gồm: Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông, Xanh Pôn, Sơn Tây, Phụ sản Hà Nội và các bệnh viện tuyến Trung ương (như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội).

Trước việc các ca F0 tăng mạnh như hiện nay, TP. Hà Nội đã triển khai các phương án để đáp ứng thu dung, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19. Trong đó, lực lượng chức năng quận Đống Đa và quận Hai Bà Trưng đã quyết định trưng dụng Ký túc xá trường Đại học Thủy Lợi và Đại học Xây dựng để làm nơi thu dung, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 thể nhẹ/không triệu chứng.

TP. Hồ Chí Minh xây dựng thế trận y tế ứng phó với Omicron

Ngày 14/12, UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch xây dựng thế trận y tế ứng phó với biến thể Omicron, với mục tiêu triển khai hiệu quả các biện pháp ngăn chặn biến thể xâm nhập và phát hiện sớm nhất sự xuất hiện của biến thể Omicron tại thành phố.

Kế hoạch chuấn bị sẵn sàng các phương án kiếm soát, can thiệp kịp thời, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của dịch bệnh đối với sức khỏe người dân và hoạt động kinh tế - xã hội khi biến thể xuất hiện. Theo đó, TP. Hồ Chí Minh đưa ra 8 giải pháp ứng phó với biến thể Omicron.

Thứ nhất, tăng cường giám sát kiểm dịch tại cửa khẩu hàng không, hàng hải.

Thứ hai, tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc biến thể Omicron tại địa bàn dân cư, cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp.

Thứ ba, tổ chức giám sát bằng xét nghiệm nhằm phát hiện sớm nhất các trường hợp nhiễm biến thể Omicron, thực hiện xét nghiệm giải trình tự gen tất cả các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 thuộc nhóm người nhập cảnh trong vòng 28 ngày và người tái mắc Covid-19.

Thứ tư, tăng cường cập nhật thông tin liên tục trên thế giới về biến thể Omicron để có đánh giá đúng mức về sự nguy hiểm, chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa, can thiệp và tổ chức truyền thông phù hợp, hiệu quả.

Thứ năm, triển khai đầy đủ, kịp thời việc tiêm vaccine Covid-19 liều bổ sung, liều nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Thứ sáu, kiện toàn và triển khai đồng bộ hệ thống kiểm dịch từ cấp thành phố đến cấp huyện và cấp xã; ứng phó linh hoạt tùy thuộc theo cấp độ nguy hiểm của dịch do biến thể Omicron gây ra

Thứ bảy, tiếp tục triển khai đầy đủ và hiệu quả các trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng.

Thứ tám, xây dựng kế hoạch triển khai bệnh viện dã chiến hoặc cơ sở thu dung, điều tri Covid-19 ở cấp huyện, sẵn sàng kích hoạt và đưa vào hoạt động ngay khi có yêu cầu.

Giá vàng hôm nay 15/12, Giá vàng mất phanh, nên mua vàng ngay?

Giá vàng hôm nay 15/12, Giá vàng mất phanh, nên mua vàng ngay?

Giá vàng hôm nay vẫn không thể lên giá trước áp lực lạm phát "nóng hầm hập". Giá vàng giảm dù lợi suất trái phiếu ...

Chính thức ra mắt Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, nắm giữ 100% vốn điều lệ HNX và HOSE

Chính thức ra mắt Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, nắm giữ 100% vốn điều lệ HNX và HOSE

Sáng 11/12, Bộ Tài chính tổ chức Lễ ra mắt Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX). Các công ty do VNX nắm giữ ...

(theo Bộ Y tế)