Ngày 16/2, cả nước có 34.737 ca mắc mới Covid-19, tăng gần 3.000 F0 so với hôm qua. Hà Nội nhiều nhất với gần 3.900 ca. (Nguồn: Vietnamnet) |
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Lạng Sơn (-232), Hải Dương (-209), Bà Rịa - Vũng Tàu (-196).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Thái Nguyên (+1.203), Quảng Ninh (+290), Hồ Chí Minh (+279).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 28.869 ca/ngày.
Thông tin các ca mắc mới Covid-19
Tính từ 16h ngày 15/2 đến 16h ngày 16/2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 34.737 ca nhiễm mới, trong đó 14 ca nhập cảnh và 34.723 ca ghi nhận trong nước (tăng 2.936 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 25.026 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (3.888), Thái Nguyên (2.497), Hải Dương (1.598), Quảng Ninh (1.536), Hải Phòng (1.487), Phú Thọ (1.332), Ninh Bình (1.316), Nam Định (1.281), Vĩnh Phúc (1.274), Bắc Ninh (1.209), Nghệ An (1.188),
Hòa Bình (974), Thái Bình (836), Bình Định (805), Thanh Hóa (781), Sơn La (770), Lào Cai (769), Đà Nẵng (743), Bắc Giang (711), Hưng Yên (648), Hồ Chí Minh (620), Quảng Nam (606), Yên Bái (595), Quảng Bình (574), Lạng Sơn (552), Hà Tĩnh (417), Khánh Hòa (412), Tuyên Quang (395), Quảng Trị (391), Đắk Lắk (384), Lâm Đồng (362), Phú Yên (316), Bà Rịa - Vũng Tàu (298), Gia Lai (275), Cao Bằng (269), Bình Phước (264), Thừa Thiên Huế (258), Quảng Ngãi (245), Hà Nam (229),
Đắk Nông (179), Kon Tum (171), Điện Biên (166), Cà Mau (128), Lai Châu (122), Bình Thuận (119), Hà Giang (118), Đồng Nai (87), Bạc Liêu (78), Bình Dương (76), Vĩnh Long (69), Bến Tre (65), Bắc Kạn (56), Tây Ninh (31), An Giang (27), Đồng Tháp (24), Sóc Trăng (19), Long An (18), Cần Thơ (15), Trà Vinh (13), Hậu Giang (12), Kiên Giang (11), Ninh Thuận (10), Tiền Giang (4).
- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 198 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Hưng Yên (6), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.606.824 ca nhiễm, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 26.396 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.599.624 ca, trong đó có 2.246.338 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (517.097), Bình Dương (293.277), Hà Nội (179.931), Đồng Nai (100.228), Tây Ninh (88.867).
Tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 6.882 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.249.155 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.826 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.122 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 315 ca
- Thở máy không xâm lấn: 79 ca
- Thở máy xâm lấn: 292 ca
- ECMO: 18 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 15/2 đến 17h30 ngày 16/2 ghi nhận 66 ca tử vong tại:
+ Tại TP. Hồ Chí Minh (2) từ các tỉnh chuyển đến: An Giang (1), Long An (1).
+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (15), Thanh Hóa (10 ca trong 02 ngày), Đà Nẵng (5), Quảng Nam (4), Vĩnh Long (4), Bình Thuận (3), Bắc Giang (2), Bình Định (2), Đồng Tháp (2), Hòa Bình (2), Lạng Sơn (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bắc Ninh (1), Cà Mau (1), Đồng Nai (1), Gia Lai (1), Ninh Bình (1), Phú Thọ (1), Phú Yên (1), Quảng Bình (1), Quảng Ngãi (1), Tây Ninh (1), Thái Nguyên (1), Yên Bái (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 82 ca.
- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.188 ca, chiếm tỷ lệ 1,5% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
TP. Hồ Chí Minh tăng 36 xã, phường thành 'vùng vàng'
Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh mới đây cho biết, bắt đầu từ ngày 14/2, TP. Hồ Chí Minh đánh giá cấp độ dịch Covid-19 theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế. Theo đó, thành phố có 275 phường, xã đạt cấp 1, tương đương 'vùng xanh', 37 phường, xã ở cấp độ 2- tương đương 'vùng vàng' (tăng 36 phường, xã cấp 2 so với cách đánh giá cũ).
Đối với 37 phường, xã trong tuần qua có cấp độ dịch ở cấp 2, có 4 nhóm nguyên nhân chính:
Tỉ lệ tiêm vaccine Covid-19 đủ mũi không đạt quy định sẽ bị tăng thêm 1 mức độ lây nhiễm, do đó làm tăng thêm 1 cấp độ dịch. Nhóm này có 28 phường, xã (2 phường ở quận 8, 7 phường ở quận Bình Tân, 10 phường ở quận Gò Vấp, 1 phường ở quận Tân Phú, 6 phường ở TP Thủ Đức, 2 xã ở huyện Hóc Môn).
Mức độ lây nhiễm ở mức 2 nhưng khả năng đáp ứng ở mức trung bình nên cấp độ dịch sẽ là cấp 2. Nhóm này có 5 phường, xã (3 phường ở quận 12, 1 phường ở quận Gò Vấp và 1 xã ở huyện Nhà Bè).
Mức độ lây nhiễm ở mức 3 và khả năng đáp ứng ở mức cao nên cấp độ dịch sẽ là cấp 2, nhóm này có 1 phường ở quận 6.
Tỉ lệ ca tử vong/100.000 dân vượt ngưỡng quy định (6 ca/100.000 dân). Do đó đối với những phường, xã có mật độ số dân dưới 16.667 người, chỉ cần 1 ca tử vong trong tuần thì sẽ vượt ngưỡng và tăng thêm 1 cấp độ dịch. Nhóm này có 3 phường (2 phường ở quận 5 và 1 phường ở quận 8).
Sở Y tế nhấn mạnh các phường, xã cần phải tập trung vận động người dân tiêm vaccine đủ mũi, đặc biệt là người thuộc nhóm nguy cơ; tăng cường truyền thông để người dân khi phát hiện triệu chứng nghi nhiễm hoặc tự test nhanh dương tính phải khai báo ngay cho trạm y tế để chăm sóc, cấp phát thuốc điều trị Covid-19 kịp thời, hạn chế thấp nhất tỉ lệ chuyển nặng và tỉ lệ tử vong.
Nghệ An dừng vận tải hành khách ở vùng đỏ
Ngày 16/2, ông Nguyễn Văn Hải, Phó Giám đốc Sở GTVT Nghệ An cho biết, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn, nhiều địa phương có dịch cấp độ 4. Bởi vậy, các hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô ở các địa bàn này sẽ tạm dừng hoạt động từ 0h ngày 16/2.
Hiện trên địa bàn có 22/25 phường xã ở TP. Vinh có dịch ở cấp độ 4. Ngoài ra, 77 phường, xã ở các huyện Quỳnh Lưu, Thái Hòa, Nghĩa Đàn, Diễn Châu, Yên Thành… cũng ở cấp độ này.
Theo đó, vận chuyển hành khách bằng xe ô tô, gồm: vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh, nội tỉnh đi/đến các bến xe: Phía Đông thành phố Vinh, chợ Vinh, miền Trung, xe buýt, xe hợp đồng, xe du lịch; xe taxi, xe vận chuyển học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Vinh và trên các xã, phường, thị trấn của các huyện, thị xã có dịch được công bố cấp độ 4 sẽ tạm dừng hoạt động.
Riêng, xe taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ ngồi (xe hợp đồng, xe du lịch sử dụng hợp đồng điện tử) có vách ngăn với khách, thanh toán điện tử được phép hoạt động.
Sở GTVT Nghệ An cũng yêu cầu hành khách tuân thủ nghiêm túc 5K và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định, hạn chế tiếp xúc gần đối với lái xe, đeo khẩu trang trong suốt hành trình.
Thanh Hóa linh động xử lý khi F0 trong trường học tăng
Dù ghi nhận nhiều trường hợp giáo viên, học sinh mắc Covid-19 sau khi triển khai dạy học trực tiếp, nhưng tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều biện pháp nhằm thích ứng linh hoạt với công tác phòng chống dịch và đảm bảo chất lượng dạy học.
Kể từ khi cho học sinh đến trường học trực tiếp trở lại, tại thành phố Thanh Hoá, Trường Tiểu học, Trung học cơ sở Lý Tự Trọng; Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi; Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám… và rất nhiều trường học khác đã ghi nhận hàng chục trường hợp học sinh, giáo viên mắc Covid-19. Trên tinh thần tổ chức học trực tiếp, các nhà trường đang tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, đảm bảo công tác dạy và học trong các nhà trường.
Ông Lê Thành Đồng, Quyền Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố Thanh Hóa cho biết, mỗi ngày phát hiện hàng trăm F0 trong trường học, vì vậy phải linh hoạt trong xử lý tình huống. "Vẫn phải đảm bảo cả 2 là học sinh đến trường nhưng đảm bảo an toàn. Toàn thể tinh thần là học trực tiếp là chính, nếu cứ có F0 mà cho nghỉ thì trường nào cũng nghỉ vì trường nào cũng có F0. Tất nhiên đối với các trường họp F0 thì phải nghỉ, F1 và những cháu nguy cơ cao phải nghỉ".
Tại buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, quan điểm chung của ngành Giáo dục là phối hợp với ngành Y tế là nhất quán, cương quyết, kịp thời trong việc mở cửa trường học từ mầm non cho tới đại học. Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, chúng ta xác định phải sống chung với dịch bệnh lâu dài chứ không phải một sớm một chiều. Vì vậy, các cơ sở giáo dục cần tuyên truyền để phụ huynh hiểu đúng về dịch bệnh và cùng phối hợp trong chuẩn bị, xử lý tình huống phát sinh một cách phù hợp.
| Cuộc chiến với Covid-19 năm thứ ba Theo TS. Bác sĩ Phạm Quang Thái, Phó Trưởng khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, virus SARS-CoV-2 sẽ ... |
| Mỹ sẽ tốn 22 triệu USD mỗi tháng nếu không bắt buộc nhân viên liên bang tiêm vaccine Covid-19 Quy định về tiêm phòng bắt buộc được Tổng thống Joe Biden đưa ra hồi tháng 9/2021, theo đó 3,5 triệu nhân viên liên bang ... |