Covid-19 tối 2/3: Thêm 110.301 ca mới; Hà Nội, Thanh Hóa, Bắc Ninh tăng mạnh nhất; TP. HCM lại 'nóng' lên; Bộ Y tế lưu ý cách dùng thuốc Molnupiravir

Chu Văn
Trong 24 giờ qua, tính từ 16h ngày 1/3 đến 16h ngày 2/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 lần đầu ghi nhận 110.301 ca nhiễm mới, trong đó 21 ca nhập cảnh và 110.280 ca ghi nhận trong nước (tăng 11.537 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 74.166 ca trong cộng đồng), thêm 114 trường hợp tử vong.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Covid-19 tối 2/3: ; TP. Hồ Chí Minh lại nóng lên từng ngày;
Người dân hạn chế tiếp xúc tránh lây lan dịch Covid-19, Hà Nội vắng vẻ dù không có quy định hạn chế ra đường.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+1.791), Thanh Hóa (+896), Bắc Ninh (+765).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Lào Cai (-642), Gia Lai (-299), Cao Bằng (-280).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 88.033 ca/ngày.

Thông tin các ca mắc Covid-19 mới

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (15.114), Bắc Ninh (4.698), Nghệ An (4.329), Quảng Ninh (3.992), Sơn La (3.672), Hưng Yên (3.458), Lạng Sơn (3.186), Nam Định (3.176), Phú Thọ (2.993), Vĩnh Phúc (2.934), Lào Cai (2.756), TP. Hồ Chí Minh (2.746), Thái Nguyên (2.684), Đắk Lắk (2.667), Hòa Bình (2.599), Bắc Giang (2.546), Hải Phòng (2.510), Hải Dương (2.318), Yên Bái (2.293), Ninh Bình (2.293), Quảng Bình (2.270), Tuyên Quang (2.237), Hà Giang (2.179), Khánh Hòa (2.076), Thái Bình (2.058), Bình Phước (1.699), Điện Biên (1.572), Đà Nẵng (1.458), Cao Bằng (1.438), Đắk Nông (1.391), Thanh Hóa (1.389), Bình Định (1.380), Hà Nam (1.345), Bắc Kạn (1.224), Cà Mau (1.180), Lai Châu (1.151), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.123), Gia Lai (1.093), Quảng Trị (1.084), Lâm Đồng (1.059), Bình Dương (1.033),

Phú Yên (968), Hà Tĩnh (797), Quảng Ngãi (465), Tây Ninh (452), Bến Tre (419), Quảng Nam (396), Bình Thuận (395), Thừa Thiên Huế (331), Bạc Liêu (283), Vĩnh Long (276), Trà Vinh (234), Kon Tum (200), Đồng Nai (189), Cần Thơ (156), Long An (150), Kiên Giang (41), An Giang (30), Sóc Trăng (28), Ninh Thuận (27), Đồng Tháp (20), Hậu Giang (12), Tiền Giang (8 ).

- Ngày 2/3, Sở Y tế Nam Định đăng ký bổ sung 20.866 ca, Sở Y tế Bắc Giang đăng ký bổ sung 12.691 ca và Sở Y tế Thái Nguyên đăng ký bổ sung 7.994 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 36.902 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.516.785 ca

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.949 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.238 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 337 ca

- Thở máy không xâm lấn: 77 ca

- Thở máy xâm lấn: 288 ca

- ECMO: 9 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 1/3 đến 17h30 ngày 2/3 ghi nhận 114 ca tử vong tại:

+ Tại TP. Hồ Chí Minh (2) ca từ An Giang (1), Tiền Giang (1) chuyển đến.

+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (18), Quảng Nam (11), Nam Định (7 ca trong 2 ngày), Đồng Nai (6 ca trong 2 ngày), Bắc Giang (5 ca trong 2 ngày), Đà Nẵng (5), Bình Định (4), Khánh Hòa (4), Quảng Ninh (4), Thái Nguyên (4), An Giang (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Đồng Tháp (3 ca trong 2 ngày), Hải Phòng (3), Hòa Bình (3), Phú Yên (3 ca trong 2 ngày), Quảng Ngãi (3), Bình Dương (2), Bình Phước (2), Hà Nam (2), Kiên Giang (2), Nghệ An (2), Ninh Bình (2), Vĩnh Long (2), Bạc Liêu (1), Bắc Ninh (1), Đắk Lắk (1), Gia Lai (1), Lâm Đồng (1), Lạng Sơn (1), Lào Cai (1), Sóc Trăng (1), Thái Bình (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 97 ca.

- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.452 ca, chiếm tỷ lệ 1,1% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

TP. Hồ Chí Minh có 13 phường 'thăng hạng' thành 'vùng cam'

Tình hình dịch bệnh tại TP. Hồ Chí Minh những ngày gần đây đã khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ thành phố sẽ lập đỉnh dịch trở lại trong thời gian tới. Nguy cơ này chủ yếu đến từ sự xuất hiện các ca nhiễm biến chủng Omicron và khả năng xuất hiện dòng phụ của nó là Omicron tàng hình.

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa báo cáo UBND TP. Hồ Chí Minh về đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn thành phố trong tuần qua theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế. Cụ thể, so với tuần trước, thành phố tăng 13 phường, xã ở nguy cơ dịch cấp 3 (vùng cam), gồm: các phường 5, 7, 11, 12 (quận 10); phường An Lợi Đông, An Phú, Tam Phú, Tăng Nhơn Phú B (Thành phố Thủ Đức); xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh); phường 3 (quận 5); phường 11 (quận 11); xã Bà Điểm (huyện Hóc Môn).

77 phường, xã ghi nhận nguy cơ dịch cấp 2 (vùng vàng), tăng 40 phường, xã so với tuần trước. 222 phường, xã đạt cấp 1 (vùng xanh).

TP.HCM cũng đã ban hành loạt quyết định giải thể chính thức nhiều bệnh viện điều trị Covid-19 và bệnh viện dã chiến. Nếu cần thiết, các đơn vị này sẽ được kích hoạt trở lại trong vòng 24 giờ.

Theo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, nguyên nhân khiến số xã, phường vùng cam và vùng vàng tăng do ca mắc mới tăng và tỉ lệ tiêm chủng không đạt.

Trước đó, ngày 27.1, Bộ Y tế đã ban hành quyết định 218/BYT-QĐ hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11.10.2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" thay thế quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12.10.2021 của Bộ Y tế.

Cập nhật đánh giá cấp độ dịch Covid-19 tại địa phương theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ trên Cổng thông tin Bộ Y tế đến trưa ngày 1/3 cho thấy cả cả nước hiện có 5 tỉnh, thành "thăng hạng" lên 'vùng cam' gồm: Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Phú Thọ và Yên Bái. Trước đó các tỉnh này đều thuộc 'vùng xanh' và 'vùng vàng'.

39 tỉnh, thành khác 'vùng xanh'- cấp độ 1 về dịch Covid-19 và 19 tỉnh, thành còn lại là 'vùng vàng' - cấp độ 2 về dịch Covid-19.

Về tỷ lệ đánh giá cấp độ dịch theo phạm vi xã, phường, thị trấn, hiện cả nước có 5.410 (51%) xã thuộc cấp độ 1, 2.939 xã thuộc cấp 2; 1.871 xã thuộc cấp độ 4 và 365 xã thuộc cấp độ 4.

Bộ Y tế lưu ý về việc dùng thuốc Molnupiravir điều trị Covid-19 đúng cách

Theo cập nhật hướng dẫn sử dụng thuốc Molnupiravir điều trị Covid-19 của Bộ Y tế, thuốc này được chỉ định cho bệnh nhân Covid-19 người lớn từ 18 tuổi trở lên mức độ nhẹ đến trung bình và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng. Liều dùng là 800 mg/lần, uống 2 lần/ngày.

Thuốc được khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi do quan ngại nguy cơ độc tính trên thai nhi, trên xương, sụn của thuốc.

Không dùng Molnupiravir cho phụ nữ có khả năng mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và có hiệu quả trong quá trình điều trị và trong vòng 4 ngày sau khi sử dụng liều Molnupiravir cuối cùng. Không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong vòng 4 ngày sau khi sử dụng liều Molnupiravir cuối cùng.

Đối với nam giới trong độ tuổi sinh sản sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và hiệu quả trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Monulpiravir cuối cùng

Thuốc chứa Molnupiravir là thuốc mới, được cấp phép có điều kiện, là thuốc kê đơn, cần tiếp tục theo dõi về chất lượng, hiệu quả, an toàn của thuốc trong quá trình lưu hành. Việc sử dụng thuốc Molnupiravir cần phải có sự thăm khám, kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế.

  1. Molnupiravir không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp.
  2. Molnupiravir không được sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng COVID-19.
  3. Không sử dụng Molnupiravir cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi do quan ngại nguy cơ độc tính trên thai nhi, trên xương, sụn của thuốc.
  4. Người dân không nên lo lắng, không tự ý mua, sử dụng thuốc Molnupiravir trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường, chỉ sử dụng các thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành để đảm bảo chất lượng, hiệu quả điều trị và sức khỏe của chính mình.
  5. Việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định sẽ ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh đồng thời tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe do nguy cơ về các phản ứng có hại của thuốc.
Giá vàng hôm nay 2/3: Giá vàng tăng dựng đứng, xung đột Nga-Ukraine kéo dài, vàng và dầu mỏ lại lập đỉnh

Giá vàng hôm nay 2/3: Giá vàng tăng dựng đứng, xung đột Nga-Ukraine kéo dài, vàng và dầu mỏ lại lập đỉnh

Giá vàng hôm nay 3/2 tiếp tục củng cố xu hướng tăng dựng đứng. Trong cơn 'bão lửa' Nga-Ukraine, thị trường kim loại quý đang ...

Kinh tế Việt Nam: Cơ hội ‘trăm năm có một’!

Kinh tế Việt Nam: Cơ hội ‘trăm năm có một’!

Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển quan trọng, với kỳ vọng sự phục hồi, phát triển trong năm 2022 và 2023 sẽ ...

(theo Bộ Y tế)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
Phiên bản di động