Ảnh minh họa. (Nguồn: Bộ Công Thương) |
Thông tin các ca mắc Covid-19 mới
- Tính từ 17h ngày 27/10 đến 17h ngày 28/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 4.892 ca nhiễm mới, trong đó 16 ca nhập cảnh và 4.876 ca ghi nhận trong nước (tăng 472 ca so với ngày trước đó) tại 16 tỉnh, thành phố (có 1.980 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.069), Đồng Nai (745), Bình Dương (618), An Giang (286), Tây Ninh (190), Hà Giang (184), Kiên Giang (160), Tiền Giang (139), Cần Thơ (138), Quảng Nam (129), Sóc Trăng (128), Bình Thuận (116), Long An (93), Trà Vinh (92), Phú Thọ (81), Đắk Lắk (80), Cà Mau (78), Gia Lai (58), Nghệ An (43), Bến Tre (39), Hậu Giang (39), Nam Định (38), Hà Nội (31), Thừa Thiên Huế (31), Khánh Hòa (30), Đồng Tháp (26), Vĩnh Long (25), Ninh Thuận (22).
Thanh Hóa (22), Hà Nam (21), Lâm Đồng (20), Bà Rịa - Vũng Tàu (19), Bắc Ninh (12), Phú Yên (10), Quảng Ngãi (9), Quảng Bình (9), Vĩnh Phúc (7), Quảng Trị (7), Kon Tum (6), Đắk Nông (6), Bình Định (5), Đà Nẵng (4), Bắc Giang (3), Hưng Yên (2), Lào Cai (2), Quảng Ninh (1), Lạng Sơn (1), Thái Nguyên (1), Yên Bái (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bạc Liêu (-242), Đắk Lắk (-174), TP. Hồ Chí Minh (-71).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (+246), Hà Giang (+165), Bình Dương (+97).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 3.980 ca/ngày.
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 905.477 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 152/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.193 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 900.669 ca, trong đó có 811.146 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 13 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Hưng Yên, Điện Biên, Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Kạn.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (429.082), Bình Dương (231.024), Đồng Nai (63.715), Long An (34.541), Tiền Giang (16.124).
Tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.649
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 813.963
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.687 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 1.803
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 446
- Thở máy không xâm lấn: 99
- Thở máy xâm lấn: 319
- ECMO: 20
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 27/10 đến 17h30 ngày 28/10 ghi nhận 54 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (25), Bình Dương (6), Tiền Giang (4), Long An (4), Tây Ninh (4), Đồng Nai (3), Sóc Trăng (2), Kiên Giang (1), Cần Thơ (1), Đắk Lắk (1), Bạc Liêu (1), An Giang (1), Ninh Thuận (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 60 ca.
- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 21.910 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.
- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 116.209 xét nghiệm cho 201.090 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 21.900.217 mẫu cho 59.785.860 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng Covid-19
Trong ngày 28/10 có 1.170.967 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 77.145.612 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 54.520.772 liều, tiêm mũi 2 là 22.624.840 liều.
Covid-19 tại Nghệ An diễn biến phức tạp, nhiều nơi liên tục 'đổi màu' cam - đỏ
Chiều 28/10, thông tin từ UBND TP Vinh cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thành phố đã quyết định nâng cấp độ dịch ở một số địa phương lên vùng đỏ và vùng cam.
Cụ thể, từ ngày 15/10 đến nay, xã Hưng Lộc đã ghi nhận 36 ca bệnh, phần lớn các ca bệnh được phát hiện chủ yếu qua sàng lọc cộng đồng, sàng lọc trong vùng phong tỏa. Do đó, TP Vinh quyết định chuyển từ cấp độ 3 lên cấp độ 4 (vùng đỏ, nguy cơ rất cao) đối với xã Hưng Lộc. Đây là xã có 20.000 dân, là cửa ngõ phía Đông của TP. Vinh.
Như vậy, xã Hưng Lộc đây là địa phương duy nhất ở Nghệ An hiện đang ở trạng thái cấp độ 4.
Ngoài ra, TP Vinh cũng chuyển từ cấp độ 2 lên cấp độ 3 (tương ứng với vùng nguy cơ lên vùng nguy cơ cao) đối với phường Hà Huy Tập và phường Trung Đô.
Trước đó, ngày 21/10, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản thông báo cấp độ dịch của tỉnh Nghệ An, TP. Vinh, huyện Hưng Nguyên và Nam Đàn là cấp độ 2.
Cấp độ dịch cấp 1 là 18 huyện, thị còn lại.
Ở cấp xã, cấp 3 là xã Hưng Lộc (TP. Vinh); cấp 2 gồm các phường Trung Đô, Hà Huy Tập, Vinh Tân, Bến Thủy, Hưng Bình (TP. Vinh), xã Châu Nhân (Hưng Nguyên), xã Kim Liên (Nam Đàn); cấp 1 gồm 452 xã, phường, thị trấn còn lại.
Những hoạt động nổi bật của ngành y tế trong ngày
- Bộ Y tế tổ chức sơ kết công tác phòng chống dịch Covid-19 khu vực 19 tỉnh, thành phố phía Nam.
- Bộ Y tế xây dựng báo cáo tổng hợp các hướng dẫn về cách ly y tế, đúc kết các bài học kinh nghiệm, các vấn đề liên quan trong thực tiễn triển khai tại địa phương.
- Tính đến ngày 27/10/2021, có 63/63 tỉnh thực hiện đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP. Trong đó, 7.264 xã, phường cấp độ 1 (68,5%); 3.126 xã, phường cấp độ 2 (29,5%); 145 xã, phường cấp độ 3 (1,4%); 67 xã, phường cấp độ 4 (0,6%). (Theo công bố cấp độ dịch của các địa phương trên trang thông tin điện tử của Bộ Y tế)
- TP HCM: các quận, huyện và TP Thủ Đức ở TP. Hồ Chí Minh đồng loạt triển khai các điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh.
- Bình Dương: Tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi vào cuối tháng 10/2021.
- Nam Định: Ngành y tế Nam Định tập trung nhân lực tiêm vaccine trên diện rộng, đặt mục tiêu đến hết ngày 28/10 sẽ tiêm xong mũi 1 cho người dân trên 18 tuổi (ước tính khoảng 180 nghìn người) ở toàn bộ địa bàn 25 phường, xã.
Hà Nội có kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ như thế nào?
Sáng 28/10, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, cho biết theo kế hoạch Bộ Y tế chúng ta sẽ bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer cho trẻ em, trước mắt là cho đối tượng 12 - 17 tuổi, ưu tiên theo thứ tự nhóm tuổi cao đến thấp, trẻ trong độ tuổi từ 16 - 17 tuổi sẽ tiêm trước.
Riêng tại TP Hà Nội, ngành Y tế đã lên danh sách khoảng 680.000- 840.000 trẻ thuộc đối tượng tiêm vaccine Covid-19. Hiện Thành phố cũng đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án, cũng như điều kiện cần thiết tại các cơ sở tiêm chủng cho trẻ.
"Hà Nội sẽ tiến hành tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ ngay sau khi được phân bổ lượng vaccine cần thiết", ông Tuấn thông tin.
Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em ở TP. Hồ Chí Minh. (Nguồn: Vietnamnet) |
Bổ sung thông tin, ông Ngô Khánh Hoàng - Phó Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm thuộc CDC Hà Nội cho hay hiện Thành phố vẫn tiếp tục rà soát các đối tượng, nếu có đầy đủ vaccine sẽ triển khai tiêm diện rộng.
Theo ông Hoàng, Hà Nội có 2 phương án triển khai tiêm. Nếu học sinh đi học đầy đủ sẽ tiêm tại trường học, bởi thời gian qua ngành Y tế và ngành Giáo dục đã phối hợp rất tốt trong các chiến dịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ em. Còn nếu dịch diễn biến phức tạp sẽ tiêm tại cộng đồng.
Theo ông Tuấn, công tác chuẩn bị và triển khai tiêm chủng cho đối tượng này sẽ đặc biệt khó khăn hơn, do số lượng người nhà buộc phải đi cùng trẻ khi tiêm, cũng như những tâm lý lo sợ điển hình ở trẻ, như hiệu ứng dây chuyền, hiệu ứng blouse trắng… "Đôi khi phản ứng sau tiêm của trẻ là do tâm lý chứ chưa hẳn là do vaccine" - ông Tuấn nói.
Do đó, các cơ sở tiêm chủng cần chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ và người giám hộ, cũng như chuẩn bị các phương án để tiêm cho trẻ an toàn ngay tại các trường học…
Điều lưu ý thứ hai là sự chuẩn bị tâm lý trước và trong khi tiêm cho trẻ. Phụ huynh cần động viên, trấn an các cháu để tránh tâm lý lo sợ, tương tự như khi tiêm các loại vaccine khác.
Ngoài ra, việc theo dõi sau tiêm rất quan trọng. Các cháu còn nhỏ tuổi, đôi khi chểnh mảng, chưa thể tự theo dõi và báo lại kịp thời các phản ứng sau tiêm. Do đó gia đình cần quan tâm nhiều hơn phản ứng sau tiêm của trẻ trong ít nhất 7 ngày đầu, trong đó đặc biệt là 30 phút sau khi tiêm cần được cán bộ y tế theo dõi sát sao.
"Tuy nhiên nhìn chung, phản ứng sau tiêm vaccine Covid-19 ở trẻ 12 - 17 tuổi hầu như không có gì quá khác biệt so với người lớn" - bác sĩ Tuấn nhận định.
| Tiêm vaccine có ngăn ngừa lây Covid-19 cho người khác? Nghiên cứu mới cho thấy những người được tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19 vẫn có khả năng lây lan virus, tuy nhiên, nguy cơ ... |
| Sống chung với dịch bệnh cần có các giải pháp tổng thể, trong đó cần tập trung bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương, ... |