Covid-19 và cái nhìn tích cực về lễ hội

ĐĂNG MINH
TGVN. Hai năm thiếu vắng các lễ hội Xuân, với nhiều người là sự mất mát lớn. Nhưng ở khía cạnh tích cực khác, Covid-19 lại giúp các đơn vị quản lý, cũng như mỗi người dân tự nhìn nhận lại ý nghĩa thực sự của hoạt động lễ hội đầu năm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lần đầu tiên, lễ cầu an được chùa Phúc Khánh (Hà Nội) được tổ chức trực tuyến và phát trên fanpage  và YouTube. (Nguồn: Vietnamnet)
Lần đầu tiên, lễ cầu an được chùa Phúc Khánh (Hà Nội) được tổ chức trực tuyến và phát trên fanpage và YouTube. (Nguồn: Vietnamnet)

Không còn nỗi lo “phản cảm”

Có một thực tế trong nhiều năm qua là cứ mở đầu các lễ hội Xuân, người ta lại phải than phiền về hoạt cảnh “loạn” tại nhiều nơi, không chỉ gây đau đầu cho các nhà quản lý mà còn gây bức xúc mạnh mẽ trong dư luận xã hội.

Nói về tình trạng này, PGS.TS. Lê Quý Đức - nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Phát triển (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, sự phát triển quá đà của hoạt động lễ hội như nhà chùa làm lễ dâng sao giải hạn, nhà sư làm đồng cốt, bán hàng “chặt chém” vẫn thu hút người hành hương… Những biến tướng này đã làm dung tục hóa nơi thờ tự hoặc làm mất đi nét đẹp văn hóa của việc đi lễ đầu năm.

Thế nhưng, hai mùa Covid-19 qua, căn bệnh “trầm kha” ấy dường như biến mất. Không còn cảnh xô xát hay chen lấn, việc đi lễ chùa đầu năm trong điều kiện Covid-19 đã trở lại nét đẹp vốn có là thăm viếng chùa cho tâm hồn được thanh thản, hanh thông và gạt bỏ những gì không tốt trong năm cũ. Đặc biệt, đây cũng là thời điểm để các nhà quản lý có thể nhìn nhận lại những sai lạc và lộn xộn để dựng lại nề nếp cho lễ hội những năm về sau.

Theo PGS.TS Trần Lâm Biền, việc đốt nhiều vàng mã, biến các lễ hội thành nơi “buôn thần bán thánh” là khuôn mặt xấu xí của nhiều lễ hội trong những năm qua. Số đông người dân đều mong muốn biết được ý nghĩa thực sự của nguyên bản lễ hội, nhưng nhiều người thực hành nghi lễ hiện nay không hiểu bản chất của lễ hội. Bởi vậy, ông cho rằng việc nhìn nhận lại các lễ hội cần chấn chỉnh từ việc hành lễ đầu tiên, sau đó mới bàn đến vấn đề “cuồng tín” của người dân.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vỹ cũng tin rằng, những biến tướng của các lễ hội dân gian hiện nay sẽ không bền và sẽ nhanh chóng bị mất đi. Và qua bài học từ dịch bệnh, những phong tục không đẹp ấy có thể thay thế bằng một hình thức nhân văn khác.

Hướng về “Phật tại tâm”

Không thể phủ nhận những mất mát về mặt tín ngưỡng tâm linh của người dân khi thiếu vắng đi các lễ hội Xuân. Thế nhưng, theo nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy, nếu không có điều kiện tới đền chùa, mỗi người đều có thể tự thức tỉnh bản chất tâm linh trong con người mình. Người dân cũng có thể tìm thấy sự bình yên bằng việc thắp hương, vái vọng từ trong tâm mình.

Có thể thấy dịch bệnh Covid-19 đã thay đổi hoàn toàn thói quen đi lễ hội đầu năm của nhiều gia đình so với những năm trước đây. Thay vì đi tới tận cửa các di tích, nhiều người đã quyết định theo dõi các hoạt động tâm linh qua mạng Internet và chú trọng thực hiện việc thờ cúng tổ tiên tại nhà.

Bên cạnh việc soi chiếu lại tâm, hoàn cảnh dịch bệnh cũng là một cơ hội để cho người dân, sau một quá trình quá tải về lễ hội đầu xuân, có thể trở về nhà và kết nối với chính gia đình của mình.

Chẳng hạn, Lễ cầu an năm nay đã được chùa Phúc Khánh (quận Đống Đa, Hà Nội) tổ chức theo hình thức trực tuyến và phát trực tiếp cùng lúc trên fanpage và kênh YouTube của nhà chùa.

Ở Hàn Quốc, sư cô Thích Nữ Giới Tính, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam cũng thường xuyên tụng Kinh Cầu an đầu năm qua kênh YouTube để người dân và các Phật tử có nghe và tụng trì tại gia đình mình.

“Hướng vào nếp sống tâm linh của từng gia đình, đó cũng là cách để cân bằng lại đời sống văn hóa tâm linh trong cộng đồng. Hoàn cảnh hiện nay là dịp để phía Phật giáo giảm bớt những tổ chức phần hội bên ngoài, tập trung nhiều hơn những thời khóa lễ tụng cầu nguyện để chuyển năng lượng lành đến cho xã hội. Phật hoàng Trần Nhân Tông đã dạy: “Phật tại tâm”. Bản mệnh con người vẫn là số 1 và giữ gìn sức khỏe là quan trọng nhất, Thượng tọa Thích Không Nhiên (Thừa Thiên-Huế) nói.

Không còn cảnh xô xát hay chen lấn, việc đi lễ chùa đầu năm trong điều kiện Covid-19 đã trở lại nét đẹp vốn có là thăm viếng chùa cho tâm hồn được thanh thản, hanh thông và gạt bỏ những gì không tốt trong năm cũ.

Củng cố niềm tin thế tục

Khoảng lặng do Covid-19 là cần thiết để chấn chỉnh lại văn hóa tín ngưỡng của người dân. Theo PGS.TS. Lê Quý Đức, củng cố niềm tin thế tục sẽ góp phần làm giảm các “biến tướng” tiêu cực của hoạt động lễ hội.

“Điều quan trọng nữa là chúng ta cần làm cho xã hội giảm thiểu tối đa tiêu cực và những căng thẳng xã hội như tai nạn giao thông, bệnh tật, ô nhiễm môi trường, tham nhũng... dẫn đến những hành động thái quá và cuồng tín tại chốn tâm linh. Con người cần củng cố niềm tin thế tục và tin vào những giá trị của cuộc sống thực”, ông Đức chia sẻ.

TIN LIÊN QUAN
Văn hóa, du lịch Việt Nam trong tâm thế vượt khó năm 2021
Mỹ: Tổ chức lễ hội âm nhạc ngoài trời thời Covid-19 để lan tỏa tinh thần tích cực?
Dịch Covid-19: Nhiều địa phương tạm dừng tổ chức các lễ hội đầu Xuân để phòng chống dịch
PGS.TS Trần Thành Nam: Cần cái nhìn mở hơn với bài tập về nhà để trẻ không 'ngộp thở' ngày Tết
Nhiều lễ hội độc đáo sẽ được tái hiện nhân dịp chào năm mới 2021
ĐĂNG MINH

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Theo truyền thông Hàn Quốc, hai nhà sản xuất ô tô Hyundai và GM sẽ hợp tác làm xe bán tải và sử dụng chéo các sản phẩm của nhau.
Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Sản phẩm nghiên cứu có thể chặn tới 98% ánh sáng trong dải bước sóng 660-720nm - dải sóng được xác định là nguyên nhân gây co giật ở đa ...
Top 5 mẫu xe SUV hạng sang giá từ 3-5 tỷ đồng tại Việt Nam

Top 5 mẫu xe SUV hạng sang giá từ 3-5 tỷ đồng tại Việt Nam

Với tầm tài chính từ 3-5 tỷ đồng, khách hàng Việt có thể lựa chọn những mẫu xe SUV hạng sang với thiết kế ấn tượng, trang bị hiện đại ...
Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Hologram là công nghệ tạo ảnh ba chiều sống động bằng kỹ thuật laser, cho phép hiển thị hình ảnh với độ chi tiết cao và cảm giác thực tế.
Cập nhật lịch thi đấu Cup C1 châu Âu và lịch phát sóng trực tiếp Champions League mới nhất hôm nay

Cập nhật lịch thi đấu Cup C1 châu Âu và lịch phát sóng trực tiếp Champions League mới nhất hôm nay

Cập nhật lịch thi đấu Cup C1 châu Âu và và lịch phát sóng trực tiếp Champions League mùa giải 2024-2025, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Toyota Fortuner sắp bổ sung phiên bản mới tại Việt Nam

Toyota Fortuner sắp bổ sung phiên bản mới tại Việt Nam

Toyota Fortuner tại thị trường Việt Nam sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L mới, thay vì chỉ có động cơ dầu như hiện tại.
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thừa Thiên Huế đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho 'Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế'.
Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, chương trình biểu diễn cổ phục 'Theo sợi chỉ vàng'đ ã diễn ra vào ngày 23/11 tại TP.HCM.
Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Baoquocte.vn. Các công trình kiến trúc lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời khiến Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Báo Văn hoá tổ chức Hội thảo 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi'.
Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Việt Nam sở hữu kho tàng di sản văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử mà còn chứa đựng giá trị tinh thần vô cùng phong phú.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Tối 23/11, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Phiên bản di động