CPTPP mở rộng - Cầu nối Mỹ-Trung?

Thái Bình
TGVN. Việc mở rộng một cách thận trọng sẽ mở ra cánh cửa cho CPTPP, dù đi một mình hoặc kết hợp với RCEP, trở thành cầu nối khả thi giữa Trung Quốc và Mỹ, hạn chế những rạn nứt về kinh tế, đứt gãy trong công nghệ và ngăn chặn các biện pháp trả đũa đầy thiệt hai giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
CPTPP mở rộng - Cầu nối Mỹ-Trung?
Việc Trung Quốc gia nhập CPTPP có thể giúp xoa dịu căng thẳng với Mỹ, thúc đẩy tăng trưởng, đa dạng hóa thị trường và hiện đại hóa đất nước. (Nguồn: VOX)

Năm 2021, với vai trò Chủ tịch luân phiên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Nhật Bản sẽ triệu tập cuộc họp thường niên của các bên tham gia, nói một cách ngắn gọn là Ủy ban CPTPP.

Sau khi Mỹ, quốc gia khởi xướng và đặt những nền móng đầu tiên cho tiền thân của CPTPP là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) tuyên bố rút lui, chính Nhật Bản đã tiếp quản vai trò tiên phong trong quá trình xúc tiến đàm phán và hoàn thành CPTPP.

3 thách thức lớn

Hiệp định này về cơ bản dựa trên các nội dung của TPP, song tạm đình chỉ một số điều khoản – trong đó có nhiều chi tiết liên quan đến các vấn đề mà Mỹ xem là mối quan tâm hàng đầu. Thay vào đó, CPTPP được bổ sung một số nội dung về hiểu biết song phương giữa các nền kinh tế thành viên.

Tin liên quan
Báo Nga: Liệu Trung Quốc có tham gia Hiệp định CPTPP? Báo Nga: Liệu Trung Quốc có tham gia Hiệp định CPTPP?

Thách thức hiện nay mà Hiệp định này phải đối mặt là: hoàn thành quá trình phê chuẩn tại 4 quốc gia là Brunei, Chile, Malaysia và Peru; xem xét mở rộng hiệp định bằng cách đàm phán với các quốc gia muốn gia nhập và xem xét phạm vi của thỏa thuận.

Việc Quốc hội các nước đã ký thỏa thuận hoàn tất việc phê chuẩn trước khi Ủy ban cân nhắc các đề xuất về mở rộng quy mô CPTPP là điều hợp lý song các thủ tục thông qua này đòi hỏi Chile, Peru và Malaysia phải tháo gỡ nhiều vấn đề chính trị nội bộ hiện tại.

Với khả năng 4 nước Brunei, Chile, Malaysia và Peru khó có thể sớm phê chuẩn CPTPP, 7 nền kinh tế còn lại cho rằng nhóm không nên tiếp tục trì hoãn việc xem xét mở rộng quy mô của Hiệp định.

Nhiều người nhìn nhận đây là một cơ hội không thể bỏ qua, nhất là với sự dẫn dắt của Nhật Bản trong năm nay.

Nhiều ý kiến kêu gọi CPTPP mở rộng để hướng đến giải quyết các vấn đề như quản trị kỹ thuật số, chuỗi cung ứng và đầu tư nước ngoài, song trọng tâm hiện tại nên là mở rộng phạm vi địa lý của Hiệp định.

CPTPP kết hợp RCEP?

Bên cạnh câu hỏi rõ ràng rằng nước Mỹ của chính quyền Joe Biden có quan tâm đến việc tái gia nhập CPTPP hay không, còn có nhiều đối tác tiềm năng khác đang được nhắc đến như Anh và các nền kinh tế trong khu vực như Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia và thậm chí là cả Đài Loan.

Trung Quốc từng tỏ bày tỏ sự quan tâm với CPTPP, gần đây nhất là trong phát biểu tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) trực tuyến vào tháng 11/2020, diễn ra chỉ vài này sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand với 10 nước thành viên ASEAN - được ký kết.

Sáu trong số các quốc gia RCEP (Australia, Brunei, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand và Singapore) cũng là thành viên của CPTPP. Thực tế này đã khiến nhiều người đề cập khả năng ở một thời điểm nào đó, cả 2 nền tảng có thể cùng kết hợp thành một khu vực thương mại tự do rộng lớn và đầy tham vọng ở châu Á-Thái Bình Dương.

Một nghiên cứu gần đây do các giáo sư người Mỹ Peter Petri và Michael Plummer thực hiện cho thấy sự kết hợp của CPTPP và RCEP có thể bù đắp những thiệt hại thương mại toàn cầu ước tính lên tới 301 tỷ USD vào năm 2030 do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Việc kết nạp thêm các thành viên cho CPTPP giúp gia tăng lợi nhuận, và mức tăng này sẽ là rất đáng kể nếu có sự tham gia của Trung Quốc.

Hai tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh: “RCEP và CPTPP mang lại hy vọng trong một thế giới đang bị chia rẽ đầy nguy hiểm. Sự kết hợp này có thể bù đắp phần nào thiệt hại của cuộc xung đột Mỹ-Trung, khuyến khích hợp tác ở châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời gợi mở những hướng đi khả thi cho hệ thống thương mại thế giới”.

Điều đáng nói ở đây là các nghiên cứu của Peter Petri và Michael Plummer hoàn toàn không tính đến Mỹ với tư cách là một bên tham gia. Chính quyền ông Biden có cân nhắc tham gia CPTPP hay không vẫn là điều còn phải chờ xem.

Chính quyền mới tại Washington phải dành nhiều thời gian và công sức cho các vấn đề kinh tế và y tế nội địa, dù từng nhiều lần khẳng định mối quan tâm đến việc hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia cùng chí hướng để giải quyết những thách thức kinh tế và chính trị.

Sự tham gia của Trung Quốc

Nếu thực sự nghiêm túc về việc tham gia CPTPP, Trung Quốc phải thực hiện một số cải cách kinh tế nội địa (như thay đổi vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế), điều được nhiều người cho là bất khả thi ở thời điểm hiện tại.

Tin liên quan
Mỹ sẽ quay lại CPTPP vì Trung Quốc? Mỹ sẽ quay lại CPTPP vì Trung Quốc?

Tuy nhiên, rõ ràng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang để ngỏ các lựa chọn của mình bằng cách bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia CPTPP vào một số thời điểm chưa xác định trong tương lai, và cùng lúc đảm nhận vai trò lãnh đạo RCEP, cùng với ASEAN, trong quá trình xúc tiến một hiệp định thương mại khu vực lần đầu tiên bao gồm cả Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Nhật Bản từng tuyên bố lập trường ủng hộ việc mở rộng CPTPP và với tư cách là Chủ tịch luân phiên năm 2021, Tokyo có cơ hội thúc đẩy những ý định này.

CPTPP đem đến những lựa chọn để hướng đến xây dựng một hiệp định khung có tiêu chuẩn cao, thúc đẩy tự do hóa thương mại và áp đặt chế tài đối với các hành vi bóp méo thương mại (khác với những tiêu chuẩn bị cho là ở mức thấp của RCEP), và điều quan trọng là CPTPP phải duy trì vị thế của mình bằng cách chào đón những nền kinh tế sẵn sàng chấp nhận các điều kiện mà họ đưa ra.

Việc mở rộng một cách thận trọng sẽ mở ra cánh cửa cho CPTPP, dù đi một mình hoặc kết hợp với RCEP, trở thành cầu nối khả thi giữa Trung Quốc và Mỹ, hạn chế những rạn nứt về kinh tế, đứt gãy trong công nghệ và ngăn chặn các biện pháp trả đũa đầy thiệt hai giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

TIN LIÊN QUAN
Hỏi đáp về CPTPP: Những điều cần biết về Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm tham gia CPTPP với Anh
Anh chính thức đề nghị gia nhập CPTPP
Nhật Bản - 'Người gác cổng' cần mẫn của CPTPP
Hàn Quốc cân nhắc tham gia CPTPP
Hiệp định ‘siêu khu vực’ vẽ lại bản đồ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
(theo China Focus)

Đọc thêm

Trung Quốc: Phát hiện dấu chân một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất thế giới

Trung Quốc: Phát hiện dấu chân một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất thế giới

Một nhóm nhà khoa học phát hiện tại Trung Quốc những dấu chân của loài deinonychosaur (chim khủng long) lớn nhất được biết đến nay.
Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5 ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng cao nhất 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Từ ngày 15/6/2024, xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ

Từ ngày 15/6/2024, xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ

Xin cho tôi hỏi theo quy định mới xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ đúng không? - Độc giả Bích Ngọc
Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới; quý kim tiếp tục được ‘đẩy thuyền’

Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới; quý kim tiếp tục được ‘đẩy thuyền’

Giá vàng hôm nay 7/5/2024, Giá vàng SJC tăng, cán mốc cao nhất mọi thời đại. Giá quý kim tăng cao trong bối cảnh tâm lý rủi ro được cải ...
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giấc mơ về một Điện Biên đổi mới, phát triển giàu mạnh đang đến thật gần

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giấc mơ về một Điện Biên đổi mới, phát triển giàu mạnh đang đến thật gần

Baoquocte.vn. Chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước còn mãi vang dội. Điện Biên ngày ấy giờ đã khoác lên mình diện mạo mới, đang dần vươn tầm mạnh mẽ.
Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5 ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng cao nhất 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giấc mơ về một Điện Biên đổi mới, phát triển giàu mạnh đang đến thật gần

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giấc mơ về một Điện Biên đổi mới, phát triển giàu mạnh đang đến thật gần

Baoquocte.vn. Chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước còn mãi vang dội. Điện Biên ngày ấy giờ đã khoác lên mình diện mạo mới, đang dần vươn tầm mạnh mẽ.
PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác

PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác

PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác...
Điện Biên đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội dựa trên thế mạnh

Điện Biên đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội dựa trên thế mạnh

Năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Điện Biên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Giá tiêu hôm nay 7/5/2024, giá cao cũng chỉ bằng nửa mốc kỷ lục, bài toán cung cầu gặp khó, đà tăng của thị trường trong nước còn mạnh

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024, giá cao cũng chỉ bằng nửa mốc kỷ lục, bài toán cung cầu gặp khó, đà tăng của thị trường trong nước còn mạnh

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 – 104.000 đồng/kg.
Điện Biên từng bước chuyển mình

Điện Biên từng bước chuyển mình

Những năm qua, Điện Biên đã chủ động đề ra nhiều giải pháp phù hợp, linh hoạt với điều kiện thực tiễn, từng bước đạt được những kết quả nổi bật.
Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Không còn hứng thú với chung cư, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven; thu hồi hơn 1.400ha đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
Phiên bản di động