Hôm nay 25/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Anh, thảo luận Luật Công chứng

Anh Sơn
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Anh; thảo luận dự án Luật Công chứng (sửa đổi) và họp riêng...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc
Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu tại phiên họp ngày 8/6.

Dự kiến, buổi sáng, các đại biểu Quốc hội xem xét, biểu quyết thông qua việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV;

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland; thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công chứng (sửa đổi).

Tin liên quan
Nhà ngoại giao nữ từ góc nhìn của Gen Z Nhà ngoại giao nữ từ góc nhìn của Gen Z

Sau đó, Quốc hội họp riêng để xem xét, quyết định nội dung thuộc thẩm quyền về công tác nhân sự.

Buổi chiều, Quốc hội tiếp tục họp riêng để xem xét, quyết định nội dung thuộc thẩm quyền về công tác nhân sự.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024. Phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn theo Nghị quyết số 135/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội.

* Về Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, sáng 8/6, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường.

Sau khi nghe Tờ trình, Báo cáo thuyết minh và Báo cáo thẩm tra về việc phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Vương quốc Anh, các đại biểu đã tiến hành thảo luận về nội dung này.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, toàn bộ hồ sơ, tài liệu trình Quốc hội về nội dung này đã được gửi đến đại biểu Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thảo luận, cho ý kiến, Chính phủ đã tiếp thu. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với việc trình Quốc hội phê chuẩn văn kiện ngay tại Kỳ họp này.

Đa số ý kiến đại biểu cơ bản thống nhất với sự cần thiết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương của Vương quốc Anh. Đại biểu đồng tình với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội; đánh giá rất cao nỗ lực của Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ trong thời gian qua đã làm việc liên tục với Vương quốc Anh để thống nhất một số nội dung rất quan trọng.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, Vương quốc Anh là một thành viên của các cơ chế chính trị, an ninh ở tầm khu vực và toàn cầu, cũng là một ủy viên quan trọng trong 5 thành viên của Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, là thành viên trong nhóm G7 có GDP hiện nay đứng thứ 6 trên thế giới. Do đó, việc đồng ý để Vương quốc Anh sớm gia nhập CPTPP sẽ tạo thêm cơ hội cho 11 nước thành viên, trong đó có Việt Nam.

Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland cũng đã công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam nên sẽ ảnh hưởng nhất định đến quyết định của Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Việt Nam sớm thông qua dự thảo nghị quyết sẽ là một trong những nước thành viên CPTPP phê chuẩn đồng ý đang gia nhập, góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế Việt Nam trong hợp tác quốc tế.

Để phát huy hơn nữa tiềm năng, những sự mong đợi về lợi ích đem lại từ việc tham gia CPTPP, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, chúng ta cần làm tốt hơn công tác xây dựng pháp luật, công tác thể chế và đặc biệt nâng cao năng lực cạnh tranh. Bộ Công Thương cần có thêm những thông tin hướng dẫn cụ thể hơn, nhất là việc định hướng cho thị trường, tạo ra những cơ hội để doanh nghiệp có thể tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

“Việc tham gia Hiệp định CPTPP có thêm nước Anh nếu không tận dụng cơ hội sẽ rất lãng phí. Do đó, Chính phủ cần có gói hỗ trợ doanh nghiệp để doanh nghiệp chuyển đổi xanh, yêu cầu thân thiện với môi trường”, đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị.

Tham gia ngay từ đầu vào quy trình thẩm tra việc phê chuẩn văn kiện này, đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng, việc phê chuẩn văn kiện này hay việc thực hiện CPTPP chỉ là 01 trong 16 FTA mà Việt Nam đã ký kết.

Đại biểu mong muốn, việc thực hiện các Hiệp định FTA trong thời gian tới sẽ được cải thiện tốt hơn. “Tôi rất mong chờ trong năm 2024 Bộ Công Thương có thể ban hành được bộ chỉ số FTA để là thước đo thực hiện ở các địa phương; là “kim chỉ nam” cho các các địa phương thực hiện; cũng là căn cứ để Quốc hội giám sát và có những điều chỉnh tốt hơn trong tương lai”, đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung đề nghị.

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, các ý kiến phát biểu thống nhất cho rằng, hồ sơ trình Quốc hội đầy đủ; các ý kiến cũng hoàn toàn nhất trí với việc Quốc hội ra Nghị quyết phê chuẩn Văn kiện Vương quốc Anh gia nhập Hiệp định CPTPP ngay tại kỳ họp này; việc phê chuẩn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo Công ty TNHH Đầu máy và toa xe lửa Đại Liên, Trung Quốc (CRRC)

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo Công ty TNHH Đầu máy và toa xe lửa Đại Liên, Trung Quốc (CRRC)

Chiều ngày 24/6, tại thành phố Đại Liên, trong chương trình chuyến công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Tôn ...

* Về dự án Luật Công chứng (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Đảng và Nhà nước đã và đang đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp, trong đó có lĩnh vực công chứng theo hướng tiếp tục hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực để xã hội hóa và phát triển các lĩnh vực công chứng; xây dựng đội ngũ hành nghề công chứng đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng, hoạt động chuyên nghiệp, tuân thủ pháp luật và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội.

Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động công chứng cũng đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới tác động trực tiếp đến tổ chức và hoạt động công chứng.

Cùng với đó, thực tiễn triển khai Luật Công chứng 2014 bên cạnh những kết quả đạt được cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập như liên quan đến xác định phạm vi công chứng, chất lượng đội ngũ công chứng viên, phát triển tổ chức hành nghề công chứng, thủ tục công chứng…

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh, để khắc phục những hạn chế, bất cập, tạo điều kiện để tiếp tục phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế thì việc xây dựng Luật Công chứng (sửa đổi) để thay thế cho Luật Công chứng năm 2014 là cần thiết.

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Công chứng năm 2014, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) gồm 10 chương, 78 Điều, được xây dựng trên cơ sở giữ nguyên 9 điều, sửa đổi 61 điều, giảm bớt 12 điều và bổ sung 9 điều mới trong tổng số 81 điều của Luật Công chứng năm 2014.

Đây là dự án Luật được Quốc hội thảo luận lần đầu tại Kỳ họp thứ 7.

57 năm quan hệ Việt Nam-Campuchia: Phát triển ngày càng sâu rộng, thực chất và hiệu quả trên mọi lĩnh vực

57 năm quan hệ Việt Nam-Campuchia: Phát triển ngày càng sâu rộng, thực chất và hiệu quả trên mọi lĩnh vực

Truyền thông Campuchia cho rằng, những thành tựu hợp tác Việt Nam-Campuchia trong thời gian qua góp phần quan trọng vào việc duy trì ổn ...

Đảm bảo sự tham gia bình đẳng của phụ nữ ở mọi cấp độ ngoại giao

Đảm bảo sự tham gia bình đẳng của phụ nữ ở mọi cấp độ ngoại giao

Ngày quốc tế Phụ nữ trong ngành ngoại giao được tổ chức vào 24/6 hàng năm nhằm nêu bật những đóng góp của phụ nữ ...

Đối ngoại trong tuần: Chuyến thăm mang tính biểu tượng lịch sử của Tổng thống Putin; kỷ niệm 57 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia

Đối ngoại trong tuần: Chuyến thăm mang tính biểu tượng lịch sử của Tổng thống Putin; kỷ niệm 57 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 17-24/6.

Công tác đối ngoại nửa đầu năm 2024: Những dấu ấn đồng hành cùng đất nước

Công tác đối ngoại nửa đầu năm 2024: Những dấu ấn đồng hành cùng đất nước

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, công tác đối ngoại, ngoại giao sáu tháng đầu năm 2024 tiếp tục tạo dựng cục ...

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 29/9/2024: Cự Giải tài lộc khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 29/9/2024: Cự Giải tài lộc khá tốt

Tử vi hôm nay 29/9/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/9/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 9 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/9/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 9 năm 2024

Lịch âm 29/9. Lịch âm hôm nay 29/9/2024? Âm lịch hôm nay 29/9. Lịch vạn niên 29/9/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/9/2024: Tuổi Sửu công việc vững chắc

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/9/2024: Tuổi Sửu công việc vững chắc

Xem tử vi 29/9 - tử vi 12 con giáp hôm nay 29/9/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Cựu chính trị gia Canada bị nghi làm việc cho nước ngoài, danh tính là ai?

Cựu chính trị gia Canada bị nghi làm việc cho nước ngoài, danh tính là ai?

Theo tài liệu từ Ủy ban can thiệp nước ngoài của Canada, một cựu chính trị gia nước này bị tình nghi cố gắng tác động tới công việc của ...
Xung đột giữa Hezbollah-Israel khiến hơn 700 người thiệt mạng, 50.000 người Lebanon lánh nạn sang Syria

Xung đột giữa Hezbollah-Israel khiến hơn 700 người thiệt mạng, 50.000 người Lebanon lánh nạn sang Syria

Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) Filippo Grandi cho biết hơn 50.000 người tại Lebanon đã chạy sang Syria.
Ngân hàng Phát triển châu Á kỳ vọng khu vực duy trì đà tăng trưởng, giảm lạm phát

Ngân hàng Phát triển châu Á kỳ vọng khu vực duy trì đà tăng trưởng, giảm lạm phát

Theo báo cáo từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 25/09, khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn luôn “kiên cường” đối mặt với các thách thức.
Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông đã bên bờ vực chiến tranh. Đây là thời điểm nghiêm trọng nếu các hoạt động ngoại giao không kết quả, khu vực này sẽ trở thành một biển lửa.
Xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán, lằn ranh đỏ và những động thái trái chiều

Xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán, lằn ranh đỏ và những động thái trái chiều

Xung đột Nga-Ukraine đang đứng trước những bước ngoặt. Các bên liên tục có những động thái đa chiều, đối lập nhau.
Xoay xở giữa các siêu cường

Xoay xở giữa các siêu cường

Tổng thống Maldives chuẩn bị đến Ấn Độ trong chuyến thăm mà dư luận cho rằng giúp xử lý mối quan hệ vốn đang nhạy cảm giữa hai người láng giềng.
Lực hút mang tên Trung Á

Lực hút mang tên Trung Á

Chuyến thăm Uzbekistan và Kazakhstan của Thủ tướng Đức Olaf Sholz thu hút sự quan tâm bởi liên quan một địa bàn chiến lược: Trung Á.
Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.
Tạo đà cho quan hệ Iran-Iraq

Tạo đà cho quan hệ Iran-Iraq

Việc Tổng thống Iran dành chuyến thăm nước ngoài đầu tiên kể từ sau khi nhậm chức đến Iraq cho thấy sự kế thừa trong chính sách ngoại giao của Tehran.
Từ thành công toàn cầu của game Wukong...

Từ thành công toàn cầu của game Wukong...

Trong bài viết đăng trên tờ Rest of World, Lizzi C. Lee - nghiên cứu viên về kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Phân tích Trung Quốc thuộc Viện Chính sách Xã hội châu ...
Ý nghĩa những quả sầu riêng thơm ngon mà Quốc vương Malaysia mang tới Trung Quốc

Ý nghĩa những quả sầu riêng thơm ngon mà Quốc vương Malaysia mang tới Trung Quốc

Trong chuyến thăm Trung Quốc, Quốc vương Malaysia Sultan Ibrahim mang theo sầu riêng nhằm thúc đẩy ngoại giao sầu riêng với quốc gia tỷ dân.
Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ: Phản ứng chiến lược trước Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi

Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ: Phản ứng chiến lược trước Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi

Ấn Độ chứng minh thành công ba trụ cột trong chiến lược quốc phòng với quốc gia láng giềng Trung Quốc, bao gồm năng lực, uy tín và giao tiếp.
Báo Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương

Báo Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương

Theo báo CubaDebate, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương
Chuyên gia Trung Quốc: Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được kỳ vọng đáp ứng những thay đổi lớn của thời đại

Chuyên gia Trung Quốc: Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được kỳ vọng đáp ứng những thay đổi lớn của thời đại

Hội nghị thượng đỉnh Tương lai là cơ hội quan trọng để đưa thế giới thoát khỏi khủng hoảng và bế tắc, đồng thời phản ánh những nỗ lực cải tổ Liên hợp quốc.
Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Có nhiều câu hỏi đặt ra khi Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ ý định gia nhập BRICS, đặc biệt liên quan đến sự 'lựa chọn Đông-Tây' của nước này.
Phiên bản di động