Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn bảo vệ đề tài khoa học về đổi mới cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập

Nam Dương
Ngày 29/10, tại Hà Nội, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn, Bộ Ngoại giao đã bảo vệ cơ sở Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ "Cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc hoàn thiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập: Kiến nghị cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Ngoại giao".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn bảo vệ đề tài khoa học về đổi mới cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập
Toàn cảnh Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn bảo vệ đề tài khoa học về đổi mới cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập trước Hội đồng nghiệm thu cơ sở. (Ảnh: Anh Sơn)

Đề tài chủ yếu do nhóm cán bộ quản lý trong Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn chủ trì kết hợp với các thành viên đến từ Học viện Ngoại giao và Cục Quản trị Tài vụ, Bộ Ngoại giao. Đây cũng là đề tài khoa học cấp Bộ đầu tiên do Cục Phục vụ ngoại giao đoàn chủ trì thực hiện trong lịch sử 60 năm từ ngày thành lập đơn vị (10/6/1964-10/6/2024).

Tin liên quan
Tọa đàm khoa học về đổi mới cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Ngoại giao Tọa đàm khoa học về đổi mới cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Ngoại giao

Hội đồng nghiệm thu cơ sở đề tài do PGS.TS Đặng Đình Quý, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao làm Chủ tịch Hội đồng; các thành viên Hội đồng gồm: TS. Chu Đình Động, Trưởng Ban Tổ chức cán bộ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; TS. Vũ Hải Nam, Vụ trưởng, Vụ Tổ chức Biên chế, Bộ Nội vụ; Ths. Vũ Thị Hải Yến, Phó Vụ trưởng, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính; Ths. Toán Thị Ngoan, Phó Cục trưởng Cục Quản trị Tài vụ, Bộ Ngoại giao và đại diện Phòng Quản lý Khoa học, Học viện Ngoại giao.

Tại buổi bảo vệ, sau khi lắng nghe đội ngũ thực hiện đề tài trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu trong đó có nội dung bài báo khoa học của đề tài đã được công bố trên Tạp chí Quản lý Nhà nước, PGS.TS Đặng Đình Quý và thành viên Hội đồng nghiệm thu cơ sở đề tài đều đánh giá cao tính nghiêm túc, bài bản, phương pháp tiếp cận phù hợp với thực tế, nguồn dữ liệu có tính đồng bộ, đầy đủ và độ tin cậy cao… của đề tài.

Các thành viên Hội đồng nghiệm thu cơ sở đề tài ghi nhận những khó khăn trong quá trình thực hiện mà nhóm nghiên cứu đã vượt qua và hội đồng đã dành nhiều thời gian cho việc đóng góp các ý kiến về cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình đổi mới cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập; về khung pháp lý; về thực tiễn việc tổ chức, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập của một số nước trên thế giới; về thực trạng đổi mới cơ chế tự chủ hiện nay trên cả nước; bên cạnh việc tổ chức lại các đơn vị này…

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn bảo vệ đề tài khoa học về đổi mới cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập
PGS.TS Đặng Đình Quý, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Hội đồng phát biểu. (Ảnh: Anh Sơn)

Các thành viên Hội đồng cũng phân tích và đối chiếu các dữ liệu, đưa ra khuyến nghị cụ thể đối với các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Ngoại giao như: Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn, Học viện Ngoại giao, Báo Thế giới và Việt Nam, Trung tâm Hướng dẫn Báo chí nước ngoài (trực thuộc Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn), Trung tâm vận tải đối ngoại V75…

Phát biểu kết luận, PGS.TS Đặng Đình Quý, Chủ tịch Hội đồng nhấn mạnh việc nhóm nghiên cứu cần tiếp tục tập trung vào nhiệm vụ và giải pháp đề xuất của đề tài tới ba cấp độ của cơ quan quản lý; nhấn mạnh vào những kinh nghiệm quý báu của quốc tế để làm căn cứ kiến nghị trực tiếp cho các đơn vị mang tính tương đồng; và nhấn mạnh vào đối tượng nghiên cứu là cơ chế tự chủ và tự chủ tài chính.

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn bảo vệ đề tài khoa học về đổi mới cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập
Thạc sĩ Ngô Phương Nghị, Quyền Cục trưởng Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn thay mặt Nhóm tác giả trình bày. (Ảnh: Anh Sơn)

Cuối cùng, Chủ tịch Hội đồng và các thành viên hội đồng nghiệm thu thống nhất ý kiến thông qua việc bảo vệ đề tài ở cấp cơ sở và đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện đề tài thông qua các kiến nghị về cơ chế tự chủ tài chính, trong đó xác định rõ những phần kiến nghị Bộ Ngoại giao có thể quyết định được, phần kiến nghị dành cho các bộ, ngành, địa phương có liên quan và phần kiến nghị chính sách dành cho các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên như Chính phủ, hoặc cấp cao hơn như Quốc hội, Đảng và Nhà nước.

Tưng bừng Hội diễn văn nghệ quần chúng chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn

Tưng bừng Hội diễn văn nghệ quần chúng chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn

Chiều ngày 16/5, tại Hà Nội, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn đã tưng bừng tổ chức Hội diễn văn nghệ quần chúng Kỷ niệm ...

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn: 60 năm đổi mới và phát triển

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn: 60 năm đổi mới và phát triển

Trong suốt chặng đường 60 năm, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn (PVNGĐ) liên tục là đơn vị vững mạnh của Bộ Ngoại giao, luôn ...

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Sáng 10/6, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đến dự Lễ kỷ niệm 60 năm ...

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn thông tin về quỹ nhà phục vụ cho Đoàn Ngoại giao

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn thông tin về quỹ nhà phục vụ cho Đoàn Ngoại giao

Tính đến tháng 7/2024, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn sẽ tiếp nhận quản lý thêm các cơ sở nhà đất còn trống, sẵn sàng ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Vụ Triều Tiên phóng thử ICBM: Có thể đủ sức bao trùm toàn lục địa Mỹ, Trung Quốc tỏ 'nỗi lo'

Vụ Triều Tiên phóng thử ICBM: Có thể đủ sức bao trùm toàn lục địa Mỹ, Trung Quốc tỏ 'nỗi lo'

Nhật Bản đánh giá, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mà Triều Tiên phóng sáng 31/10 có thời gian bay lâu nhất so với các tên lửa thử nghiệm ...
Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hoàng cung Amiri Diwan, Qatar

Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hoàng cung Amiri Diwan, Qatar

Ngày 31/10, lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính do Thủ tướng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani chủ trì.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Sắc màu Halloween thế giới tới Việt Nam

Sắc màu Halloween thế giới tới Việt Nam

Lễ hội hóa trang Halloween, phong tục có nguồn gốc phương Tây, đã phổ biến trên toàn cầu, có sức hấp dẫn đặc biệt với giới trẻ Việt Nam.
Dự báo thời tiết ngày mai (1/11): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi có nơi rét, ngày nắng

Dự báo thời tiết ngày mai (1/11): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi có nơi rét, ngày nắng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (1/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Chuyển đổi số - tạo sức bật mới cho phát triển đô thị Hà Nội

Chuyển đổi số - tạo sức bật mới cho phát triển đô thị Hà Nội

Baoquocte.vn. Chuyển đổi số không chỉ là xu thế tất yếu, mà còn là chìa khóa để Hà Nội tiếp tục phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế kêu gọi chấm dứt cấm vận đối với Cuba tại Đại hội đồng Liên hợp quốc

Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế kêu gọi chấm dứt cấm vận đối với Cuba tại Đại hội đồng Liên hợp quốc

Đại sứ Đặng Hoàng Giang kêu gọi Hoa Kỳ ngay lập tức chấm dứt cấm vận và đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố...
Việt Nam kêu gọi ngăn chặn xung đột lan rộng tại Trung Đông

Việt Nam kêu gọi ngăn chặn xung đột lan rộng tại Trung Đông

Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực ngoại giao nhằm thực hiện ngừng bắn và theo đuổi một giải pháp hòa bình lâu dài và công bằng cho xung đột ở Gaza...
Việt Nam là đối tác quan trọng của Croatia tại khu vực

Việt Nam là đối tác quan trọng của Croatia tại khu vực

Bộ trưởng Grlić Radman nhấn mạnh Việt Nam là đối tác quan trọng của Croatia tại khu vực và đánh giá cao tiềm năng hợp tác giữa hai nước.
Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn bảo vệ đề tài khoa học về đổi mới cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn bảo vệ đề tài khoa học về đổi mới cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn bảo vệ cơ sở Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về đổi mới cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Việt Nam đóng góp vào tăng cường các hoạt động nhân đạo và tôn trọng Luật Nhân đạo quốc tế

Việt Nam đóng góp vào tăng cường các hoạt động nhân đạo và tôn trọng Luật Nhân đạo quốc tế

Việt Nam đề xuất tăng cường vai trò điều phối của Liên hợp quốc, đảm bảo đảm tiếp cận nhân đạo cho các nhóm dễ bị tổn thương.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định tiếp nhận, điều động cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định tiếp nhận, điều động cán bộ cấp Vụ

Ngày 29/10, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định tiếp nhận, điều động cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Qatar là cửa ngõ cho Việt Nam, Việt Nam là cầu nối cho Qatar, cùng hướng tới kỷ nguyên mới

Qatar là cửa ngõ cho Việt Nam, Việt Nam là cầu nối cho Qatar, cùng hướng tới kỷ nguyên mới

Qatar mong muốn mời các công ty và nhà đầu tư Việt Nam tham gia vào thị trường Qatar, hưởng lợi từ môi trường đầu tư, các chính sách ưu đãi.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Saudi Arabia: Xung lực mới cho mối quan hệ một phần tư thế kỷ

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Saudi Arabia: Xung lực mới cho mối quan hệ một phần tư thế kỷ

Theo Đại sứ Việt Nam tại Saudi Arabia Đặng Xuân Dũng, chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tạo xung lực mới cho quan hệ song phương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm UAE: Nâng tầm quan hệ song phương, ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm UAE: Nâng tầm quan hệ song phương, ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện

Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến UAE sau 15 năm, do vậy, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với quan hệ hai nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Qatar: Thúc đẩy quan hệ nhiều mặt, tạo đột phá cho đầu tư, thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Qatar: Thúc đẩy quan hệ nhiều mặt, tạo đột phá cho đầu tư, thương mại

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam đánh giá cao tiềm lực và vai trò của Qatar tại khu vực Trung Đông.
Đơm hoa kết trái cho quan hệ Việt Nam-Saudi Arabia

Đơm hoa kết trái cho quan hệ Việt Nam-Saudi Arabia

Việt Nam và Saudi Arabia đang 'vun trồng' cho quan hệ ngày càng phát triển, gắn kết nhờ các giá trị chung và hợp tác kinh tế cùng có lợi.
Phiên bản di động