Cùng bảo vệ ‘huyết mạch’ Mekong

Minh Châu
“Sông Mekong quanh co, gấp khúc, nhưng thái độ của chúng ta đối với dòng sông luôn rõ ràng, minh bạch, vì môi trường sinh thái, lợi ích của cộng đồng cư dân và trách nhiệm với thế hệ tương lai”, Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các nhà lãnh đạo chụp ảnh chung tại Hội nghị cấp cao lần thứ 4 Ủy hội sông Mekong quốc tế. (Nguồn: VGP)
Các nhà lãnh đạo chụp ảnh chung tại Hội nghị cấp cao lần thứ 4 Ủy hội sông Mekong quốc tế. (Nguồn: VGP)

Ngày 5/4, Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) lần thứ tư với chủ đề “Đổi mới và hợp tác nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong” đã diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào.

Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu. Cùng tham dự Hội nghị có Thủ tướng Chính phủ các nước Lào, Campuchia và Tổng thư ký Văn phòng tài nguyên nước Thái Lan; lãnh đạo và đại diện các đối tác đối thoại, đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế, khu vực, các tổ chức xã hội và cộng đồng.

Cùng bảo vệ một huyết mạch của Đông Nam Á

Sông Mekong là một trong những huyết mạch của Đông Nam Á, bảo đảm cuộc sống cho gần 200 triệu người trong ngành nông nghiệp và thủy sản.

Vấn đề khai thác, sử dụng nguồn nước ở lưu vực sông Mekong là nền tảng và lý do tồn tại của MRC. Chính vì vậy, các nước ở hạ nguồn lưu vực Mekong, gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan, đã cùng nhau xây dựng Hiệp định Mekong năm 1995.

Hiệp định đặt ra những nguyên tắc nền tảng, một mặt tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia trong việc khai thác và sử dụng nguồn nước, mặt khác phải sử dụng nguồn nước một cách hợp lý, công bằng, tôn trọng lợi ích của các nước ở hạ nguồn.

Hiện nay, các nước đang có nhiều hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, khiến việc khai thác, sử dụng nguồn nước cũng chịu tác động nặng nề, một số nơi quá mức. Chúng ta cũng đã chứng kiến sự phát triển của các đập thuỷ điện trên dòng chính sông Mekong, tác động trực tiếp tới nguồn nước, sự di chuyển của phù sa, các nguồn thuỷ hải sản trong khu vực…

Theo dự báo của các chuyên gia, đến năm 2040, lượng phù sa về Đồng bằng sông Cửu Long sẽ giảm hơn chín lần so với hiện nay và gần 30 lần so với cách đây 15 năm. Mặt khác, mối nguy hại này còn bị cộng hưởng bởi các tác động rất tiêu cực của biến đổi khí hậu, gây ra các hiện tượng khí hậu cực đoan, lũ lụt, hạn hán, tình trạng nước biển dâng khiến xâm nhập mặn ảnh hưởng xấu đến Đồng bằng sông Cửu Long và an ninh nguồn nước, an ninh lương thực trong khu vực.

Hội nghị cấp cao MRC lần này diễn ra trong bối cảnh lưu vực sông Mekong đối mặt với những thách thức to lớn do tác động kép của biến đổi khí hậu và việc khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh kế của người dân trên toàn lưu vực, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên toàn thể Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ tư. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên toàn thể Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ tư. (Nguồn: TTXVN)

Lưu vực sông Mekong đứng trước thách thức lớn

Phát biểu tại phiên họp toàn thể, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu bật những thách thức từ suy giảm nguồn nước mà hơn 60 triệu dân lưu vực sông Mekong đang đối mặt.

Theo Thủ tướng, 10 năm qua, tổng lượng dòng chảy của lưu vực giảm 4-8%, trong khi các nước trong lưu vực tăng sử dụng nước sông Mekong 5-12%. Dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong về hạ du giảm nghiêm trọng.

Đồng bằng sông Cửu Long ở hạ nguồn sông Mekong đối mặt với hệ quả của suy giảm dòng chảy sông Mekong. Hiện tượng xâm nhập mặn tại đây có xu hướng xuất hiện sớm hơn 1-1,5 tháng với phạm vi, cường độ lớn hơn so với trước đây.

Dự báo đến năm 2040, Đồng bằng sông Cửu Long còn dưới 5 triệu tấn phù sa mỗi năm, giảm hơn chín lần hiện nay và gần 30 lần so với cách đây 15 năm. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của hơn 20 triệu người dân sinh sống tại lưu vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các nước lưu vực sông Mekong đổi mới tư duy hợp tác, phối hợp hành động để đáp ứng các yêu cầu cấp bách. Trong đó, MRC cần đổi mới quản lý, điều hành qua chuyển số, áp dụng công nghệ.

Thủ tướng tái khẳng định cam kết mạnh mẽ, quan trọng trong thực hiện Hiệp định Mekong 1995, cũng như Bộ Quy chế sử dụng nước, coi đây là cơ sở cho mọi hành động của Ủy hội và các nước thành viên. Nhà lãnh đạo Việt Nam đề nghị các thành viên MRC cùng các đối tác đối thoại hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển năng lượng tái tạo, góp phần phát triển bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết, trong phát biểu của lãnh đạo cấp cao các nước, có nhiều ý kiến chia sẻ đồng tình với Việt Nam, khẳng định cam kết mạnh mẽ với việc thực hiện Hiệp định Mekong năm 1995, coi trọng vai trò của MRC.

Tất nhiên, mỗi nước có những ưu tiên, quan tâm riêng, nhưng có thể thấy điểm đồng rất lớn của các nước thành viên Ủy hội chính là nhu cầu tăng cường hợp tác, xây dựng các kế hoạch, dự án phát triển chung, bảo đảm sự phát triển bền vững của lưu vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Campuchia, Thủ tướng Lào và Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia, Thái Lan tham dự Phiên toàn thể Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ tư. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Campuchia, Thủ tướng Lào và Tổng thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia, Thái Lan tham dự Phiên toàn thể Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ tư. (Nguồn: TTXVN)

Hợp tác vì một lưu vực sông Mekong bền vững

Kết thúc Hội nghị cấp cao MRC lần thứ tư, Tuyên bố chung Vientiane được Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone công bố tại Hội nghị cho thấy sự thống nhất chính sách và cách giải quyết thách thức mà các quốc gia lưu vực sông Mekong đang đối mặt.

Theo đó, Tuyên bố chung tái khẳng định cam kết chính trị cao nhất của lãnh đạo các nước về việc tiếp tục thực hiện hiệu quả Hiệp định Mekong 1995 và vai trò của Ủy hội là một kênh ngoại giao quan trọng, là trung tâm về tri thức để nhằm đạt được tầm nhìn chung về một lưu vực sông Mekong thịnh vượng.

Tuyên bố chung Vientiane nhìn nhận các cơ hội cho sự phát triển bền vững ở tất cả các lĩnh vực liên quan đến nước. Việc sử dụng nước sông Mekong đóng góp đáng kể vào tăng trưởng, nhưng cũng có thể tác động tiêu cực mà các bên cần hợp tác để cùng nhau giải quyết. Đặc biệt là vấn đề môi trường, những cộng đồng dễ bị tổn thương đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Theo đó, Tuyên bố đưa ra các hành động ưu tiên bao gồm, thông qua quy hoạch vùng chủ động hơn, thích ứng hơn trên cơ sở đầu tư chung các dự án mang tầm quốc gia, có giải pháp toàn diện ứng phó biến đổi khí hậu. Hỗ trợ cộng đồng thích ứng với các thay đổi của dòng sông, đảm bảo thông báo, thông tin liên lạc kịp thời về tình hình lưu vực, chia sẻ các dữ liệu vận hành nguồn nước, thông tin lũ, hạn hán, chất lượng nước, dòng chảy, các vấn đề khác liên quan tới nước…

Đồng thời, các bên ủng hộ sử dụng công nghệ mới - yếu tố quyết định cho phát triển. Đảm bảo việc tham vấn hiệu quả các bên liên quan, tăng cường quản lý toàn lưu vực sông. Tận dụng cơ chế huy động tài chính công-tư, làm cơ sở cho ủy hội có sự chuyển đổi bền vững và tự tài trợ vào năm 2030. Tuyên bố chung chỉ ra con đường phía trước là tiếp tục cam kết mạnh mẽ trong các nỗ lực chung để nâng cao vai trò của MRC, hoan nghênh việc thay đổi chiến lược, lập quy hoạch chủ động, quản lý hoạt động nhịp nhàng hơn, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc cởi mở, minh bạch, toàn diện, cùng có lợi, bình đẳng, tham vấn, phối hợp, hợp tác, tôn trọng chủ quyền. Hoan nghênh sự thay đổi mang tính chiến lược về quy hoạch lưu vực chủ động và thích ứng, phối hợp trong quản lý vận hành các công trình, Tuyên bố đồng thời kêu gọi tất cả các quốc gia trong lưu vực, các đối tác và các bên liên quan tiếp tục hợp tác với ủy hội để duy trì thực hiện Hiệp định Mekong năm 1995 và các thủ tục có liên quan, và để hỗ trợ việc triển khai Chiến lược phát triển Lưu vực giai đoạn 2021-2030 phù hợp với Tuyên bố chung này và phù hợp với “Tinh thần Mekong”.

Hội nghị cấp cao MRC lần thứ năm sẽ được tổ chức vào năm 2026 tại Vương quốc Thái Lan.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thể hiện sự quan tâm và quyết tâm phát huy vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam trong việc ứng phó các thách thức, tăng cường đoàn kết với các nước trong Ủy hội để quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, bảo đảm lợi ích của các quốc gia trong lưu vực, trong đó có Việt Nam.

Tại Hội nghị, Thủ tướng đã có những thông điệp rất quan trọng, sâu sắc và toàn diện.

Thứ nhất, Thủ tướng khẳng định mạnh mẽ cam kết của Việt Nam đối với Hiệp định Mekong năm 1995, kêu gọi các nước tuân thủ đầy đủ Hiệp định này, cũng như các bộ quy tắc đã được xây dựng liên quan việc sử dụng nguồn nước sông Mekong. Thứ hai, Thủ tướng nhấn mạnh về cách tiếp cận toàn dân, toàn diện, toàn lưu vực; lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể trong khai thác, sử dụng nguồn nước ở sông Mekong, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng và tăng cường khả năng thích ứng của người dân trước những biến động của dòng sông hiện nay, cũng như những hiện tượng thời tiết cực đoan, lũ lụt, hạn hán, tình trạng tội phạm xuyên quốc gia đang diễn biến rất phức tạp trong lưu vực. Thứ ba, Thủ tướng đã đề xuất các hoạt động hợp tác cụ thể, trong đó có tăng cường chia sẻ dữ liệu, nghiên cứu chung, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển giao thông đường thuỷ bền vững, phối hợp xử lý tội phạm xuyên quốc gia, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kết nối lưới điện, phát triển năng lượng trong khu vực. Thứ tư, Thủ tướng kêu gọi các nước đối tác, nhất là các nước thượng nguồn và các đối tác phát triển hợp tác, chia sẻ dữ liệu, tăng cường hỗ trợ về tri thức, kinh nghiệm, tài chính và nguồn lực để Ủy hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm tốt nhất sự phát triển bền vững của dòng sông và lưu vực sông Mekong.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt

MRC: Tăng cường hợp tác Mekong trước thách thức kép

MRC: Tăng cường hợp tác Mekong trước thách thức kép

Sự kiện chính trị cấp cao nhất của MRC nhằm thảo luận các chủ đề liên quan những nhận thức mới nhất và các giải ...

Thủ tướng tới thủ đô Vientiane, Lào dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế

Thủ tướng tới thủ đô Vientiane, Lào dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế

Ngoài dự và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên toàn thể, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có các cuộc gặp song phương, ...

Việt Nam nhấn mạnh cách tiếp cận toàn diện, lấy con người làm trung tâm  trong ứng phó với nước biển dâng

Việt Nam nhấn mạnh cách tiếp cận toàn diện, lấy con người làm trung tâm trong ứng phó với nước biển dâng

Ngày 14/2, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tiến hành phiên thảo luận mở về “Nước biển dâng - các tác ...

Hội thảo quốc tế ‘Hợp tác tại tiểu vùng Mekong: Mối quan hệ giữa nguồn nước - năng lượng - lương thực’

Hội thảo quốc tế ‘Hợp tác tại tiểu vùng Mekong: Mối quan hệ giữa nguồn nước - năng lượng - lương thực’

Hội thảo 'Hợp tác tại tiểu vùng Mekong' là minh chứng cho cam kết của Anh thúc đẩy phát triển bền vững của khu vực.

Chung tay mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho Hợp tác Lan Thương - Mekong

Chung tay mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho Hợp tác Lan Thương - Mekong

Nhân dịp Tuần lễ Lan Thương - Mekong năm 2023, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba đã có bài viết gửi ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư góp phần tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực...
3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 3 cách đơn giản để chèn công thức toán học trong Word 2010, giúp tạo tài liệu học tập hoặc báo cáo khoa ...
Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động