📞

Cùng ngắm những thành phố đắt đỏ nhất thế giới

17:16 | 20/03/2019
Theo khảo sát do Trung tâm Tham vấn kinh tế của Anh (EIU) thực hiện, Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Paris (Pháp) đã cùng vào tốp đầu những thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Còn Venezuela (thủ đô của Venezuela) được đánh giá là thành phố rẻ nhất thế giới, với chi phí sinh hoạt chỉ cao hơn một chút ở thành phố Damascus của Syria.

EIU đã tiến hành khảo sát chi phí sinh hoạt trên thế giới trong 30 năm qua dựa trên giá cả của hơn 150 mặt hàng tại 133 thành phố trên toàn cầu, từ thực phẩm, đồ vệ sinh, hỗ trợ việc nhà, quần áo, chi phí di chuyển và hóa đơn điện nước. Đây là lần đầu tiên, khảo sát này đưa ra kết quả có tới 3 địa điểm có sinh hoạt phí đắt đỏ nhất thế giới, sau khi Singapore giữ ngôi vị đầu bảng trong suốt 5 năm liền. Những địa điểm khác trong tốp 10 gồm Zurich, Geneva (Thụy Sĩ), Osaka (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Copenhagen (Đan Mạch), New York (Mỹ), Tel Aviv (Israel) và Los Angeles (Mỹ).

Theo bảng xếp hạng, Paris là thành phố đắt đỏ nhất thế giới.

So thành phố New York, Singapore, Hong Kong và Paris đều có chi phí sinh hoạt đắt gấp 7 lần. Nếu xét theo danh mục, các thành phố châu Á có xu hướng mua sắm đắt đỏ hơn, trong khi các thành phố châu Âu có chi phí đắt đỏ nhất về nhà ở, chăm sóc cá nhân và giải trí.

Cùng vị trí với Paris và Singapore, Hồng Kông đã đứng đầu trong số các thành phố đắt đỏ nhất thế giới.
Singapore cũng đứng đầu trong bảng xếp hạng và được đánh giá là đắt hơn so với Zurich, Geneva và New York.
Thành phố Zurich (Thụy Sĩ) đứng ở vị trí thứ tư. (Nguồn: My Switzerland)
Osaka (Nhật Bản) đứng vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng. (Nguồn: Inside Osaka)
Cùng hạng 5 còn có cả thành phố Geneva, Thụy Sĩ. (Nguồn: Liberal International)
Cùng vị trí thứ 7 với Copenhagen và New York là thành phố Seoul. (Nguồn: Inspire Me Korea Blog)

Bảng xếp hạng các thành phố tại các khu vực cũng có sự xáo trộn so với một năm trước. Do đồng USD lên giá mạnh, hầu như tất cả các thành phố của Mỹ đều thăng hạng trong năm 2018, với San Francisco, Houston, Seattle là những thành phố tăng nhiều nhất. Trong khi đó, chi phí sinh hoạt của các thành phố Trung Quốc vẫn tương đối ổn định khi Thượng Hải, Thâm Quyến, Đại Liên và Bắc Kinh đều ít có sự thay đổi.

Thành phố Thượng Hải. (Nguồn: Dilemma-x)
Do đồng USD lên giá mạnh, hầu như tất cả các thành phố của Mỹ đều thăng hạng trong năm 2018. Trong đó, New York đứng thứ 7. (Nguồn: TimeOut)
Trong khi đó, thành phố Los Angeles (ảnh) đứng vị trí thứ 10, cùng thứ hạng với thành phố Tel Aviv (Israel). (Nguồn: Wired)
Tại Anh, sự tăng giá nhẹ của đồng bảng Anh đã làm tăng giá trong nước, điều này đã đẩy London lên vị trí thứ 22 và Manchester lên vị trí thứ 51.
Istanbul đã giảm thứ hạng xuống 48 bậc, tụt xuống vị trí thứ 120 do lạm phát cao không thể kiểm soát.

Các đợt giảm mạnh khác đã được quan sát ở Thụy Điển, thành phố Stockholm rơi xuống vị trí thứ 56 (từ vị trí thứ 37 năm 2018), do suy giảm kinh tế.

Các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga tiếp tục có tác động trực tiếp đến chi phí sinh hoạt ở tại nước này. Theo đó, so với bẳng xếp hạng năm 2018, Moscow giảm 16 bậc (đứng vị trí 102), St Petersburg giảm 14 bậc (đứng vị trí 112).

Tại Đông Nam Á, các thành phố Kuala Lumpur (Malaysia), Bangkok (Thái Lan), Manila (Philippines), Phnom Penh (Campuchia) và Hà Nội đều thăng hạng mạnh do tăng trưởng kinh tế tốt vào năm ngoái.

Ở cuối bảng xếp hạng, Venezuela và Damascus nằm trong số các thành phố rẻ nhất, sau Almaty (Kazakhstan) và Tashkent (Uzbekistan).

Sau cuộc khủng hoảng, Venezuela trở thành thành phố rẻ nhất thế giới.

Khảo sát trên được thực hiện nhằm tính toán trợ cấp sinh hoạt, xác lập các gói hỗ trợ cho kiều dân và những đối tượng đi công tác.

 

(theo Daily Mail)