Cùng “thắp sáng” một tương lai cho ASEAN

Nhu cầu điện trong khu vực ASEAN dự kiến ​​sẽ tăng 250% vào năm 2040, ASEAN cần phải đẩy mạnh hợp tác để “thắp sáng” tương lai cho chính mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cung thap sang mot tuong lai cho asean Bức tranh việc làm trong ASEAN trước cuộc CMCN 4.0
cung thap sang mot tuong lai cho asean Việt Nam nằm trong nhóm 8 nước tiêu biểu của Đông Nam Á về tăng trưởng

Những thách thức lớn

ASEAN đang trải qua một giai đoạn tăng trưởng kinh tế bền vững bất chấp cuộc chiến tranh thương mại hiện tại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như những biến động về tiền tệ. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hoá sẽ dẫn đến tiêu thụ nguyên liệu theo đầu người cao hơn, trong đó có tiêu thụ năng lượng.

cung thap sang mot tuong lai cho asean
Việc xây dựng một hệ thống lưới điện xuyên quốc gia và vô cùng cần thiết. (Nguồn: Brink Asia)

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo, nhu cầu năng lượng căn bản trong khu vực ASEAN sẽ tăng hơn 2/3 vào năm 2040. Đi cùng với đó, ASEAN sẽ phải đối mặt với một số thách thức liên quan đến an ninh năng lượng, tiếp cận năng lượng, đầu tư và môi trường. Những thách thức này sẽ dễ dàng giải quyết nếu các quốc gia thành viên gắn kết với một tầm nhìn chung và một lộ trình dài hạn.

Thách thức đầu tiên liên quan tới an ninh năng lượng. Theo dự báo, khu vực dự kiến ​​sẽ tiêu thụ nhiều dầu và khí tự nhiên hơn để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch làm tăng mối lo ngại về an ninh năng lượng cho khu vực. Sau nhiều năm là khu vực xuất khẩu ròng, ASEAN đã dần trở thành khu vực nhập khẩu ròng nhiên liệu hóa thạch. Sự phụ thuộc vào nhập khẩu này sẽ đặt gánh nặng tài chính lên các quốc gia thành viên.

Thách thức thứ hai liên quan tới đầu tư. Nhu cầu điện trong khu vực ASEAN dự kiến ​​sẽ tăng 250% vào năm 2040, nhanh hơn nhiều so với nhu cầu năng lượng sơ cấp. Thực tế này đòi hỏi khu vực phải phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp. Để có một hạ tầng hiện đại, đủ để cung ứng năng lượng điện cho khu vực trong tương lai, vấn đề đầu tư đóng một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay lượng vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực năng lượng trong ASEAN đang có dấu hiệu giảm do lĩnh vực đầu tư ngày càng kém sức hấp dẫn, cũng như một số rào cản đối với nhà đầu tư liên quan tới các quy trình pháp lý.

Thách thức thứ ba là vấn đề môi trường, ASEAN cần phải tìm mọi cách để cung cấp nguồn năng lượng bền vững, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với nhiều vấn đề như ô nhiễm không khí, nguồn nước… do việc xử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch gây ra.

Chia sẻ tầm nhìn chung

Để giải quyết những thách thức nêu trên cũng như để có được một mô hình chuyển đổi năng lượng hiệu quả trong ASEAN đòi hỏi sự đồng thuận cao trong các giới và có một kế hoạch, tầm nhìn dài hạn, cũng như một lộ trình kèm theo.

Theo nghiên cứu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), trong tương quan so sánh với các nền kinh tế lớn, ASEAN hoàn toàn có cơ hội cải thiện an ninh năng lượng và môi trường bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình chuyển đổi năng lượng hiệu quả thông qua cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường sáng tạo và tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống năng lượng mới.

cung thap sang mot tuong lai cho asean
Trong tương quan so sánh với các nền kinh tế lớn, ASEAN hoàn toàn có cơ hội cải thiện an ninh năng lượng và môi trường bền vững. (Nguồn: Brink Asia)

Với ASEAN, một tầm nhìn chung cho chiến lược phát triển đóng vai trò quan trọng. Bởi lẽ, là một khu vực mà sự đa dạng là đặc trưng rõ nét, đa dạng về vị trí địa lý, quy mô dân số, GDP đầu người, hệ thống chính trị…, ASEAN rất khó đạt được sự tăng trưởng đồng đều nếu không hợp tác dựa trên một tầm nhìn chung. Về năng lượng, hợp tác để có lưới điện, ống dẫn khí đốt xuyên biên giới là việc cần phải đẩy mạnh.

Trong lĩnh vực năng lượng, các quốc gia ASEAN có các nguồn năng lượng sơ cấp rất phong phú và đa dạng: các nước Lào, Myanmar, Campuchia và Việt Nam sở hữu tiềm năng thủy điện rất lớn, trong khi các nước Indonesia, Malaysia và Brunei lại rất giàu nguồn nhiên liệu hóa thạch.

Tuy nhiên, việc tận dụng các nguồn này có thể là một nhiệm vụ đầy khó khăn, thách thức, bởi vì chúng không ở gần các trung tâm tiêu thụ, hoặc không dễ khai thác.

Hơn nữa, mỗi nước cũng muốn có một chương trình đầu tư nguồn nhiên liệu đa dạng để đảm bảo an ninh năng lượng. Tất cả các yếu này là nguyên nhân hết sức thuyết phục để ASEAN điều phối việc sử dụng các nguồn lực sẵn có và liên kết các hệ thống năng lượng giữa các nước thành viên.

Hiện nay, hợp tác năng lượng trong ASEAN diễn ra trên cơ sở Kế hoạch Hành động ASEAN về Hợp tác Năng lượng (APAEC). Đây là khuôn khổ chung cho các sáng kiến củng cố an ninh năng lượng, tăng cường tiếp cận và đảm bảo sự bền vững của các nguồn năng lượng trong khu vực. ASEAN đã phối hợp thành công trong việc thực hiện các dự án nổi bật là Mạng lưới điện ASEAN và Hệ thống kết nối đường ống khí đốt. Dù gặp nhiều thách thức về phạm vi và mức độ phức tạp của các dự án này, tới nay ASEAN đã triển khai được 6 trong tổng cộng 16 dự án kết nối điện và 12 đường ống dẫn khí đốt song phương kéo dài 3.377km. ASEAN cũng đã phối hợp triển khai các sáng kiến về nâng cao hiệu quả năng lượng (EE), năng lượng tái tạo (RE) và nhiệt điện sạch.
cung thap sang mot tuong lai cho asean Kỷ niệm 51 năm Ngày thành lập ASEAN tại New Zealand

Ngày 19/9, tại thủ đô Wellington, New Zealand, Đại sứ quán Việt Nam, trên cương vị là Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Wellington đã ...

cung thap sang mot tuong lai cho asean ASEAN có “lợi thế nhất định” trước cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Về ngắn hạn, xu hướng chuyển dịch các cơ sở sản xuất sang Đông Nam Á của Trung Quốc có thể thúc đẩy kinh tế ...

cung thap sang mot tuong lai cho asean Timor-Leste mong muốn Việt Nam ủng hộ nguyện vọng gia nhập ASEAN

Chiều ngày 12/9, bên lề Hội nghị WEF ASEAN 2018, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc gặp song ...

Thu Hiền (theo Brink Asia)

Đọc thêm

Mbappe tiết lộ lý do hồi sinh phong độ

Mbappe tiết lộ lý do hồi sinh phong độ

Kylian Mbappe trở lại mạnh mẽ sau khi đá hỏng hai quả phạt đền liên tiếp của Real Madrid.
Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Nền kinh tế Eurozone được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn so với dự đoán trước đây trong năm 2025, chỉ tăng nhẹ so với năm 2024.
UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS tạo dựng một môi trường hòa bình để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, bảo đảm an ninh, an toàn và để lại những con số ấn ...
Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Nhờ được bạn đồng nghiệp 'mách' mua ngay vé số, một người đàn ông ở tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) may mắn trúng thưởng 1 tỷ Won (17,5 tỷ đồng).
Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động