‘Cuộc biểu tình’ xa lánh USD của Mỹ, Nga-Trung Quốc có thành công khi chọn lối đi riêng?

Hải An
Để vượt qua rào cản từ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow, Trung Quốc và Ấn Độ sử dụng đồng nội tệ của họ để thanh toán thương mại với Nga, thay vì giao dịch bằng USD của Mỹ. Vị trí "bá chủ" của đồng bạc xanh có lung lay?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
‘Cuộc biểu tình’ xa lánh USD của Mỹ, Nga-Trung Quốc có thành công khi chọn lối đi riêng? Nỗi lo ‘hiệu ứng tô mì’ và áp lực lên nền kinh tế nhỏ
Bất kỳ biến động nhỏ nào về tỷ giá USD chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới khi các quốc gia được liên kết với hệ thống tài chính toàn cầu do Mỹ lãnh đạo. Thương mại quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào đồng bạc xanh. (Nguồn: Reuters)

“Làn sóng” xa lánh đồng USD tăng cao trên khắp thế giới, cùng với đó là xu hướng sử dụng đồng nội tệ trong thanh toán thương mại quốc tế. Nhiều quốc gia đang phát triển đã cố gắng thúc đẩy đồng tiền của mình để giao dịch thương mại với các đối tác trong vài năm qua.

Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Nga đang dẫn đầu xu hướng trên và quyết tâm này ngày càng trở nên mạnh mẽ kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra.

Thúc đẩy các đồng nội tệ

Theo tác giả Asjadul Kibria trong bài viết mới đây trên tờ The Financial Express, khi các quốc gia phương Tây do Mỹ dẫn đầu áp đặt một loạt lệnh trừng phạt thương mại đối với Nga, các đối tác của Moscow gặp khó khăn trong giao thương với quốc gia giàu tài nguyên năng lượng này.

Các biện pháp trừng phạt cũng cắt Nga khỏi hệ thống tin nhắn thanh toán toàn cầu SWIFT. Vì vậy, không thể giải quyết bất kỳ giao dịch nào với Nga bằng USD - đồng tiền được chấp nhận rộng rãi cũng như được dự trữ hàng đầu thế giới.

Để vượt qua rào cản, các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ đã bắt đầu sử dụng đồng nội tệ của họ để thanh toán thương mại với Nga. Một số quốc gia khác cũng tham gia “cuộc biểu tình” xa lánh USD. Hơn nữa, các nước này hiện muốn tận dụng cơ hội để từ bỏ đồng tiền của Mỹ.

Theo Ngân hàng Trung ương Nga, tỷ lệ hàng xuất khẩu của nước này được thanh toán bằng Nhân dân tệ là 14% tính đến tháng 9/2022, tăng mạnh so với chỉ 0,4% trước khi xung đột với Ukraine nổ ra (tháng 2/2022).

Hãng dữ liệu Refinitiv cho biết, các doanh nghiệp Nga cũng phát hành trái phiếu bằng đồng tiền Trung Quốc với quy mô 7 tỷ USD vào năm 2022. Trong tháng 2/2023, Nhân dân tệ - Ruble còn trở thành cặp tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên sàn Moscow.

Trong nhiều năm, các nước đang phát triển đã bày tỏ thất vọng về USD. Họ cũng cho rằng, sự phụ thuộc vào đồng tiền của Mỹ đã buộc các quốc gia khác phải chịu chi phí cho biến động tỷ giá hối đoái đột ngột, thường bắt nguồn từ việc điều hành chính sách tiền tệ của Mỹ.

Ví dụ, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất để chống lạm phát thường làm cho USD mạnh hơn. Để đầu tư vào trái phiếu Mỹ với lợi nhuận cao hơn, các nhà đầu tư quốc tế phải giảm bớt các khoản đầu tư bằng đồng nội tệ của họ.

Do đó, nhu cầu đối với các sản phẩm được định giá bằng đồng USD tăng lên và tỷ giá hối đoái trở nên mạnh hơn theo hướng có lợi cho đồng bạc xanh. USD mạnh hơn có nghĩa là tiền tệ của các quốc gia khác yếu hơn.

Tuy nhiên, điều này có thể không phải lúc nào cũng đúng. Các quốc gia đang phát triển va chạm nhiều nhất với những thay đổi trên thị trường tài chính quốc tế, phải đối mặt với tình trạng này do ngân hàng trung ương của họ giữ nguyên lãi suất. Khi đó, các loại tiền tệ có lãi suất cao sẽ mất giá.

Đồng bạc xanh vẫn giữ vị thế “bá chủ”

Mặc dù vậy, bất kỳ biến động nhỏ nào về tỷ giá USD chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới khi các quốc gia được liên kết với hệ thống tài chính toàn cầu do Mỹ lãnh đạo. Thương mại quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào đồng bạc xanh.

Theo các nhà kinh tế của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tỷ trọng của USD, với tư cách là một đồng tiền lập hóa đơn (loại tiền tệ mà sản phẩm sẽ được lập hóa đơn và thanh toán), gấp 3,1 lần tỷ trọng của nó trong xuất khẩu toàn cầu. Tỷ trọng của đồng tiền Mỹ với tư cách là một đồng tiền lập hóa đơn cũng được ước tính là khoảng 4,7 lần tỷ trọng của nó trong nhập khẩu toàn cầu.

Điều đó có nghĩa là, nhiều nhà xuất, nhập khẩu không phải của Mỹ lập hóa đơn thương mại quốc tế của họ bằng USD. Tỷ trọng của đồng Euro gấp 1,2 lần tỷ trọng xuất khẩu của các nước sử dụng đồng Euro.

Tin liên quan
Mỹ vũ khí hóa đồng USD, Mỹ vũ khí hóa đồng USD, 'cuộc chơi' của Nga với đồng NDT và cơ hội nào cho Trung Quốc?

Đồng bạc xanh cũng được thiết lập như một “nơi trú ẩn an toàn” khi các nhà đầu tư quốc tế sử dụng nó để phòng ngừa rủi ro tiền tệ trong thời kỳ hỗn loạn mà không loại tiền tệ dự trữ quốc tế nào khác có thể làm được. Mặc dù tỷ lệ USD trong tiền tệ dự trữ giảm xuống khoảng 59% vào cuối năm 2022 từ mức 72% vào năm 2020, nhưng đây vẫn là loại tiền hàng đầu trong hoạt động ngân hàng toàn cầu.

Theo đánh giá hằng quý của Bank of International Studies Quarterly, khoảng 88% dư nợ ngoại hối của tất cả các loại tiền tệ tính đến cuối tháng 6/2022 là USD. Euro là đồng tiền dự trữ lớn thứ hai với tỷ lệ 20,50%, tiếp theo là Yen Nhật (5,50%), Bảng Anh (4,95%), Nhân dân tệ của Trung Quốc (2,70%), CAD (2,40%) và AUD (2,0%). Phần còn lại, là các loại tiền tệ khác, chiếm khoảng 3,4%.

Do đó, vẫn còn rất xa để Nhân dân tệ của Trung Quốc trở thành đồng tiền dự trữ hàng đầu cho dù một số người đang tranh luận về việc sử dụng nó như một sự thay thế cho đồng bạc của Mỹ.

Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều nước sử dụng Nhân dân tệ để giao thương với Trung Quốc và xu hướng này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai gần. Tuy nhiên, hầu hết các nền kinh tế chưa sẵn sàng chấp nhận Nhân dân tệ như một loại tiền tệ dự trữ quan trọng.

Gây áp lực cho đối tác thương mại nhỏ hơn

Mặc dù các nước đang phát triển đang cố gắng giảm việc sử dụng USD trong thương mại quốc tế, nhưng thay vào đó, hầu hết họ đều quan tâm đến việc thúc đẩy đồng tiền quốc gia của mình. Điều này có thể tạo ra “hiệu ứng tô mì” (spaghetti bawl).

Trong thương mại quốc tế có một thuật ngữ gọi là "hiệu ứng tô mì" thể hiện rằng, một quốc gia tham gia càng nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) thì quan hệ thương mại với các FTA khác lại giảm đi. Mỗi một sợi mỳ tượng trưng cho một FTA, mỗi FTA có chính sách thuế riêng và cùng với đó là một quy tắc nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Số lượng FTA tăng lên bao nhiêu thì quy tắc nguồn gốc cũng tăng như vậy và chồng lấn lên nhau.

Hơn nữa, trong cuộc chạy đua sử dụng đồng nội tệ, các quốc gia đang phát triển cũng có thể tạo ra áp lực buộc các đối tác thương mại nhỏ hơn phải sử dụng đồng tiền của mình để giao thương.

Chẳng hạn, Ấn Độ hiện muốn sử dụng Rupee để thanh toán thương mại với Bangladesh. Vì Ấn Độ đã bắt đầu giao dịch bằng đồng Rupee với một số quốc gia khác nên có thể tìm cách để Bangladesh sử dụng đồng tiền này trong các giao dịch quốc tế với các đối tác thương mại chung như Nepal, Sri Lanka và Indonesia.

Tương tự, Trung Quốc có thể lựa chọn làm như vậy. Điều này có thể gây khó khăn cho việc quản lý ngoại hối đối với các quốc gia như Bangladesh.

Một đồng tiền chung khu vực, như Euro chẳng hạn, có thể là lựa chọn tốt hơn khi một số quốc gia đồng ý sử dụng nó trong thương mại nội khối. Nếu các khoản thanh toán thương mại trong khu vực thành công, đồng tiền này có thể được sử dụng cho giao dịch thương mại quốc tế sau này.

BRICS, khối gồm 4 quốc gia Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, đã khởi xướng động thái giới thiệu một loại tiền tệ chung. Vấn đề là, ngay cả các quốc gia có sức mạnh kinh tế hơn trong khối hoặc khu vực cũng có thể cố gắng chuyển đổi đồng tiền quốc gia của họ thành đồng tiền chung, điều này có thể không được chấp nhận đối với tất cả các đối tác trong khu vực.

Do đó, động thái từ bỏ đồng USD được cho là sẽ có ít cơ hội thành công trong tương lai gần.

Giá vàng hôm nay 9/5/2023: Giá vàng biến động, vẫn là nơi ‘hạ cánh an toàn’ của chuyến bay trốn rủi ro suy thoái, có lãi ngay khi mua-bán vàng SJC

Giá vàng hôm nay 9/5/2023: Giá vàng biến động, vẫn là nơi ‘hạ cánh an toàn’ của chuyến bay trốn rủi ro suy thoái, có lãi ngay khi mua-bán vàng SJC

Giá vàng hôm nay 9/5/2023, giá vàng biến động khi đồng USD giảm giá và rủi ro kinh tế chiếm ưu thế. Vàng vẫn được ...

Giá tiêu hôm nay 9/5/2023, tiêu Việt xuất khẩu có phiên tăng mạnh hiếm hoi, nhận định về yếu tố hỗ trợ giá

Giá tiêu hôm nay 9/5/2023, tiêu Việt xuất khẩu có phiên tăng mạnh hiếm hoi, nhận định về yếu tố hỗ trợ giá

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 71.000 – 74.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 10/5/2023, thị trường chinh phục mốc mới, nhận định về đợt tăng giá tiếp theo, dự báo lạc quan

Giá tiêu hôm nay 10/5/2023, thị trường chinh phục mốc mới, nhận định về đợt tăng giá tiếp theo, dự báo lạc quan

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 72.000 – 75.000 đồng/kg.

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘ăn theo’ đường vành đai 4 hạ nhiệt, đưa ra khỏi danh mục thu hồi gần 1.700ha đất, nhà Hội An ‘mất giá’

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘ăn theo’ đường vành đai 4 hạ nhiệt, đưa ra khỏi danh mục thu hồi gần 1.700ha đất, nhà Hội An ‘mất giá’

Báo Thế giới & Việt Nam tổng hợp những tin tức bất động sản mới nhất trên toàn quốc.

NATO ‘vẫn cảnh giác’ sau vụ Su-35 của Nga lượn ngay trước mũi máy bay Ba Lan ở Biển Đen

NATO ‘vẫn cảnh giác’ sau vụ Su-35 của Nga lượn ngay trước mũi máy bay Ba Lan ở Biển Đen

NATO có phản ứng sau vụ việc máy bay chiến đấu của Nga tiếp cận một máy bay Ba Lan trên Biển Đen.

(theo The Financial Express)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 tại TP. Hồ Chí Minh.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Phiên bản di động