Cuộc chạy đua vũ khí siêu thanh mới ngày một 'nóng' lên

Vũ Đoàn Kết
Cuộc chạy đua vũ khí siêu thanh đang ngày một khốc liệt, trong bối cảnh các cường quốc quân sự liên tục thử nghiệm các loại vũ khí mới và hiện đại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Hôm 28/5, Bộ Quốc phòng Nga công bố thông tin việc nước này thử nghiệm thành công tên lửa hành trình siêu thanh Zircon trên biển Barents. Theo thông tin từ phía Nga, tên lửa Zircon là một phần trong kế hoạch phát triển các thế hệ vũ khí siêu thanh mới có tốc độ gấp 9 lần vận tốc âm thanh và là một “vũ khí bất khả chiến bại”.

Cuộc chạy đua vũ khí siêu thanh mới ngày một 'nóng' lên
Các cường quốc quân sự thời gian qua đang đẩy mạnh việc nghiên cứu và phát triển vũ khí siêu thanh. (Nguồn: Naval Post)

Trước đó, hôm 10/5, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố thông tin cho biết, từ đầu cuộc xung đột tại Ukraine, Nga đã sử dụng tên lửa siêu thanh ít nhất 10-12 lần, chủ yếu “nhằm vào các mục tiêu quân sự” của Ukraine.

Hai thông tin liên tiếp của Mỹ và Nga trong tháng 5/2022 đang làm nóng lên cuộc chạy đua vũ khí siêu thanh mới giữa các cường quốc. Giữa tháng 3/2022, Mỹ cũng đã thử thành công tên lửa thuộc chương trình HAWC (Hypersonic-Air-breathing Weapon Concept) từ máy bay ném bom B-52.

Những bước tiến của Nga

Trở lại với cuộc xung đột đang diễn ra tại Ukraine, ngày 19/3, quân đội Nga đã gây bất ngờ với giới quan sát khi thông báo việc lần đầu tiên sử dụng tên lửa Kinjal vào thực chiến.

Tên lửa Kinjal được Nga thử nghiệm thành công năm 2018 có tầm bắn lên đến 3000km với vận tốc tối đa đạt 12000km/h. Theo các chuyên gia, giống như tên lửa Zircon được phát triển cho tàu chiến và tàu ngầm, Kinjal, phiên bản trang bị cho các máy bay chiến đấu, có đặc tính đáng sợ là gần như không thể phát hiện và không thể đánh chặn nhờ vào khả năng thay đổi quỹ đạo bay, vô hiệu hoá các hệ thống radar cảnh báo hiện có.

Cũng theo các chuyên gia phương Tây, trong những năm gần đây, cùng với chương trình hiện đại hoá quân đội, Nga đã vượt khá xa Mỹ và phương Tây trong việc phát triển các chương trình vũ khí siêu thanh tầm ngắn và tầm trung.

Ngoài tên lửa Kinjal đã được sử dụng thực chiến trên chiến trường Ukraine, tên lửa Zircon có tầm bắn 1000km được trang bị cho tàu chiến và tàu ngầm đang là lợi thế của Nga trong cuộc chạy đua này.

Tuy đã được đưa vào sử dụng tại chiến trường Ukraine nhiều lần như báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, các chuyên gia phương Tây cũng cho rằng các chương trình phát triển vũ khí siêu thanh của Nga, trong ngắn hạn, không mang lại lợi thế lớn cho Moscow trong cuộc xung đột tại Ukraine.

Nguyên nhân là bởi hiện quân đội Nga chưa được trang bị với số lượng lớn tên lửa hiện đại này để có thể thay đổi cục diện chiến trường.

Chính vì vậy, theo họ, việc Nga sử dụng một số lượng hạn chế tên lửa Kinjal từ cuối tháng 3/2022 và thử nghiệm thành công tên lửa Zircon hôm 28/5 chủ yếu “tác động tức thời về mặt tâm lý” và “mang tính răn đe” về dài hạn.

Tính năng vượt trội

Vũ khí siêu thanh được xác định là loại vũ khí nằm giữa “vũ khí quy ước” và “vũ khí răn đe”, tức loại vũ khí mang tính huỷ diệt cao vốn đến nay, ngoại trừ lần duy nhất được sử dụng tại Hiroshima và Nagasaki năm 1945, chỉ được sử dụng để đe dọa.

Nhưng cũng chính nằm ở vị trí này, vũ khí siêu thanh được xem như là có khả năng sử dụng ở cả hai hình thức: trong các cuộc chiến tranh quy ước và chiến tranh huỷ diệt bởi các tính năng hiện đại của nó.

Nền tảng công nghệ chính của vũ khí lửa siêu thanh là Hệ thống vũ khí tấn công từ quỹ đạo thấp (FOBS). Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, cả Mỹ và Liên Xô đều nghiên cứu về FOBS. Liên Xô đã từng triển khai một hệ thống FOBS từ những năm 1970, trước khi loại bỏ chúng vào giữa những năm 1980.

Đặc điểm đầu tiên của loại vũ khí này được phản ánh trong tên gọi của chính nó. Về định nghĩa, “vũ khí siêu thanh là loại các loại tên lửa hoặc thiết bị lượn/bay có thể thay đổi quỹ đạo trong hành trình bay trong khi vẫn có thể duy trì tốc độ ở trên mức Mach 5, tức gấp 5 lần tốc độ âm thanh”.

Tốc độ tối thiểu của một tên lửa siêu thanh phải vượt ngưỡng 6000km/h. Để so sánh, tờ South China Morning Post cho biết tên lửa Tomahawk của Mỹ được phóng từ tàu chiến cần hơn 1 giờ để bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 1.000 km, trong khi đo tên lửa siêu thanh mới chỉ cần khoảng 8 phút.

Đặc điểm thứ hai của vũ khí siêu thanh là việc chúng được phát triển dưới nhiều hình thức chẳng hạn như các tên lửa hành trình siêu thanh (Hypersonic Cruise Missile) và các thiết bị lượn/bay siêu thanh (Hypersonic Glide Vehicle -HGV).

Các tên lửa siêu thanh có thể được phóng đi từ mặt đất, tàu thuỷ, tàu ngầm (Kinjal) hoặc máy bay chiến đấu (Zircon) hay máy bay ném bom (HAWC). Còn các “phương tiện bay siêu thanh” HGV có thể mang theo các đầu đạn hạt nhân, được tên lửa phóng lên độ cao từ 50-100km trước khi đẩy các đầu đạn tới mục tiêu.

Năm 2018, Nga đã thử nghiệm thành công tổ hợp lượn Avangard có thể mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân và đạt tới tốc độ Mach 28 ở độ cao 100km.

Thứ ba là khả năng điều khiển và thay đổi hành trình trong quá trình bay. Theo đánh giá của các chuyên gia vũ khí, cả hai loại vũ khí HCM và HGV đều cho phép khả năng điều khiển dễ dàng hơn rất nhiều so với các loại tên lửa đã được phát triển trước đó.

Đặc điểm thứ tư là khả năng không thể bị đánh chặn do có thể thay đổi hành trình, độ cao trong khi duy trì tốc độ bay/lượn rất cao. Nếu như các tên lửa đạn đạo thế hệ cũ, dù có tốc độc bay Mach 23 vẫn có thể được phát hiện từ xa và đánh chặn thì việc các HCM và HGV với khả năng thay đổi hành trình, bay ở tầm cao thấp giúp chúng có thể vượt qua hầu hết các hệ thống phòng thủ chống tên lửa hiện được các quốc gia trang bị.

Theo tính toán của quân đội Trung Quốc, xác suất bắn trượt của các hệ thống phòng không trước các tên lửa có tốc độ Mach 5 là 78% trong khi xác suất này đối với tên lửa bay ở tốc độ Mach 6 là 90%.

Cuộc chạy đua vũ khí siêu thanh mới ngày một 'nóng' lên
Máy bay chiến đấu MiG-31 phóng tên lửa siêu thanh Kinzhal trong cuộc thử nghiệm tại một địa điểm không được tiết lộ ở Nga vào năm 2018. (Nguồn: AP)

Cuộc đua khốc liệt

Được phân loại nằm ở ranh giới giữa vũ khí quy ước và vũ khí huỷ diệt, vũ khí siêu thanh vừa có thể mang các đầu đạn thông thường hoặc cũng có thể được trang bị các đầu đạn phi quy ước. Và chính cũng vì lẽ đó, chỉ một nhóm nhỏ các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân có thể tập trung phát triển loại vũ khí hiện đại này.

Nếu như Nga là nước đi đầu trong phát triển và đưa vào sử dụng thực chiến, từ nhiều năm nay Mỹ cũng đã ưu tiên phát triển một số chương trình tên lửa siêu thanh. Trên thực tế, Mỹ từng chiếm ưu thế về công nghệ vũ khí siêu thanh trước khi gián đoạn đầu tư một thời gian dài.

Vụ thử nghiệm thành công tên lửa thuộc chương trình HAWC hồi tháng 3 của Mỹ là lần thử thứ hai của loại tên lửa được thiết kế để tích hợp trên máy bay F-35. Ngày 16/5, không quân Mỹ thông báo thử thành công một loại tên lửa thứ hai có tên AGM-183A ARRW, sau 3 lần thử nghiệm thất bại trong năm 2021.

Trước đó, tướng Heath Collins, Giám đốc chương trình vũ khí của Không quân Mỹ, cho rằng đã có thể bắt đầu sản xuất tên lửa bội siêu thanh trong năm tài khóa 2022, nếu hoàn tất khâu thử nghiệm. Không quân Mỹ đã đề xuất 161 triệu USD để mua 12 tên lửa ARRW đầu tiên của Lockheed Martin.

Trong giai đoạn 2015-2025, chương trình nghiên cứu phòng thủ tiên tiến của Mỹ (DARPA) được Lầu Năm Góc tài trợ 15 tỷ USD. Hôm 9/5, chương trình này cho biết đang xây dựng ngân sách bổ sung 60 triệu USD cho năm 2023. Trước sự phát triển nhanh của các đối thủ, Mỹ cũng đưa nội dung phát triển vũ khí siêu thanh vào trong các chương trình hợp tác với các nước đồng minh.

Cuộc đua vũ khí siêu thanh cũng không chỉ là cuộc chơi giữa Nga và phương Tây. Tờ Financial Times ngày 17/10/2021 tiết lộ thông tin Trung Quốc vừa thử nghiệm một tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân mới vào tháng 8/2021.

Tên lửa này được phát triển từ “hệ thống vũ khí tấn công từ quỹ đạo thấp” (FOBS), sử dụng phương tiện lướt siêu thanh với động năng rất lớn, có thể bay nhiều vòng quanh Trái đất ở quỹ đạo thấp và tấn công mục tiêu ở khoảng cách xa hàng ngàn km.

Trước thông tin về việc Trung Quốc thử nghiệm thành công vũ khí siêu thanh được Financial Times công bố, Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cho rằng đây là động thái “rất đáng lo ngại” và thậm chí ví sự kiện này như là một “thời khắc Sputnik” trong so sánh lực lượng Mỹ - Trung.

Trong khi đó, ông Gregory Hayes, Giám đốc điều hành tập đoàn quốc phòng Raytheon của Mỹ nhận định rằng Mỹ đang bị Trung Quốc bỏ xa nhiều năm về vũ khí siêu thanh.

Ngoài Nga, Mỹ và Trung Quốc, hiện có ít nhất 4 quốc gia khác đang phát triển công nghệ siêu thanh trong lĩnh vực quân sự. Không gây ồn ào như các nước kể trên, Pháp cũng đang theo đuổi hai chương trình phát triển vũ khí siêu thanh.

Được khởi động từ năm 2010, một trong hai chương trình này hướng tới việc phát triển một loại tên lửa không đối đất thế hệ thứ tư có khả năng mang đầu đạn hạt nhân (AS4NG) nhằm thay thế cho các tên lửa ASMP-A vào năm 2035. Một chương trình phát triển “phương tiện bay” siêu thanh khác cũng đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Bên cạnh đó, các nước như Nhật Bản, Ấn Độ và thậm chí là Triều Tiên cũng sẽ sở hữu vũ khí siêu thanh. Tháng 9/2021, Triều Tiên đã lần đầu thử nghiệm thành công tên lửa Hwasong-8 với tốc độ Mach 5. Theo thông tin từ Hàn Quốc, tại cuộc thử nghiệm ngày 3/1 vừa qua, tên lửa này đã đạt tốc độ tối đa Mach 10 và có tầm bắn khoảng 5000km.

Theo các chuyên gia, việc một số quốc gia đi đầu về công nghệ vũ trang tập trung phát triển vũ khí siêu thanh chính thức là cách thức các quốc gia này đáp trả lại các chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của các đối thủ.

Trước thách thức này, Doug Loverro, cựu trưởng bộ phận chính sách không gian tại Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định rằng “chúng ta (Mỹ) cần phải suy nghĩ lại về cách thức thực hiện phòng thủ tên lửa”.

Và đó phải chăng cũng chính là lý do ba nước thành viên AUKUS, trong một tuyên bố tháng 4/2022, đã quyết định “hợp tác ba bên phát triển vũ khí siêu thanh và chống siêu thanh”?

Nga thử thành công tên lửa siêu thanh Zircon 'bất khả chiến bại'

Nga thử thành công tên lửa siêu thanh Zircon 'bất khả chiến bại'

Ngày 28/5, Bộ Quốc phòng Nga thông báo nước này đã thử thành công một tên lửa hành trình siêu thanh Zircon với tầm bắn ...

5 vũ khí Nga siêu cấp dễ khiến NATO phải 'toát mồ hôi hột'

5 vũ khí Nga siêu cấp dễ khiến NATO phải 'toát mồ hôi hột'

Xung đột tại Ukraine đã làm gia tăng căng thẳng giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Một số loại ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Kinh ngạc với 3 pha cản phá liên tiếp của thủ môn David de Gea

Kinh ngạc với 3 pha cản phá liên tiếp của thủ môn David de Gea

Thủ môn David de Gea hồi sinh sự nghiệp sau khi gia nhập Fiorentina theo dạng miễn phí vào mùa Hè 2024.
Anh siết chặt trừng phạt dầu Nga; Hungary thúc EU xem xét lại điều về Moscow nếu không sẽ 'rất đau đớn'

Anh siết chặt trừng phạt dầu Nga; Hungary thúc EU xem xét lại điều về Moscow nếu không sẽ 'rất đau đớn'

Ngày 25/11, Ngoại trưởng Anh David Lammy cho biết, nước này đang áp đặt gói trừng phạt lớn nhất đối với 'hạm đội ngầm' của Nga.
Choáng với thành tích ghi bàn ở tuổi băm của Cristiano Ronaldo

Choáng với thành tích ghi bàn ở tuổi băm của Cristiano Ronaldo

Tỏa sáng ở trận Al-Nassr thắng Al-Gharafa tại AFC Champions League, Cristiano Ronaldo gia tăng thành tích ghi bàn đáng nể từ khi sang tuổi 30.
Bất động sản mới nhất: Lý do chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 ‘tuyệt chủng’ ở thành phố lớn, Hà Nội bỏ 2 quyết định liên quan đấu giá đất

Bất động sản mới nhất: Lý do chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 ‘tuyệt chủng’ ở thành phố lớn, Hà Nội bỏ 2 quyết định liên quan đấu giá đất

Chung cư giá dưới 25 triệu đồng/m2 'tuyệt chủng' ở Hà Nội và TPHCM, bỏ 2 quyết định liên quan đấu giá đất… là những tin bất động sản (BĐS) ...
5 trường hợp phải đổi chứng nhận đăng ký xe (cà vẹt xe) và biển số xe từ ngày 1/1/2025

5 trường hợp phải đổi chứng nhận đăng ký xe (cà vẹt xe) và biển số xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là nội dung quy định về 5 trường hợp phải đổi chứng nhận đăng ký xe (cà vẹt xe) và biển số xe từ ngày 1/1/2025.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/11: EUR, Yen Nhật 'leo dốc', USD rời đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/11: EUR, Yen Nhật 'leo dốc', USD rời đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/11 ghi nhận đồng USD đã giảm từ mức cao nhất trong hai năm.
Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Dù Thủ tướng Israel đã tạm thời chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon, song vẫn còn nhiều điểm bất đồng cần được thảo luận tiếp.
Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ đã hướng dẫn cho lực lượng vũ trang Ukraine về cách lựa chọn mục tiêu tấn công ở Nga bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS.
Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/11.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Washington tuyên bố, một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt giao tranh giữa Tel Aviv và Hezbollah có thể được đạt được trong vài ngày tới.
Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Vào ngày 25/11, hàng trăm người Pakistan đã tham gia cuộc tuần hành đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động