Cuộc chiến chống đại dịch Covid-19: Tự hào Việt Nam!

Viết Chung
TGVN. Thành công phi thường của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đến từ sự vào cuộc mạnh mẽ và quyết liệt của cả một hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của mọi tầng lớp, người dân.  
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cuoc chien chong dai dich covid 19 tu hao viet nam Giải mã thành công chống dịch Covid-19 ở Việt Nam, truyền thông Đức nói gì?
cuoc chien chong dai dich covid 19 tu hao viet nam New York Post ca ngợi thành tích chống Covid-19 của Việt Nam
cuoc chien chong dai dich covid 19 tu hao viet nam
Thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 đến từ sự vào cuộc mạnh mẽ và quyết liệt của cả một hệ thống chính trị đến người dân.

Bước qua 130 ngày chống dịch Covid-19 cam go và nhiều thử thách, Việt Nam đã đẩy lùi được dịch bệnh và chuyển sang trạng thái trạng thái “bình thường mới” - vừa tập trung phục hồi, phát triển kinh tế, vừa không chủ quan trong phòng, chống dịch hiệu quả.

Còn nhớ thời điểm những ngày đầu khi các phương tiện truyền thông đưa tin về chủng virus lạ xuất hiện tại Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 12/2019, không ai có thể hình dung được quy mô và mức độ khủng khiếp của dịch bệnh.

Chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng, đại dịch Covid-19 đã lan rộng khắp toàn cầu và trở thành cơn “ác mộng kinh hoàng” khi số người nhiễm và người tử vong tăng theo cấp số nhân. Tâm lý hoang mang và hoảng loạn bao trùm khắp nơi, tại mọi châu lục, mọi quốc gia.

Ngay trong bối cảnh “nước sôi lửa bỏng” đó, Việt Nam với những bước đi khác biệt và táo bạo đã đạt được những thành công phi thường, được thế giới không ngớt lời ngợi khen...

Chung sức, đồng lòng

Đêm 29 Tết (23/1) khi hai ca nhiễm đầu tiên là người Trung Quốc được công bố, Chính phủ đã ngay lập tức tổ chức một cuộc họp khẩn cấp. Cả hệ thống chính trị được kích hoạt để bắt đầu một cuộc chiến chống dịch với tinh thần khẩn trương dù chưa thể lường hết quy mô và mức độ nguy hiểm của “kẻ thù vô hình”.

Kể từ thời điểm đó cho đến cuối tháng Tư, hàng trăm cuộc họp lớn nhỏ, một loạt Chỉ thị, quy định cụ thể đã được áp dụng linh hoạt cho từng giai đoạn chống dịch.

Từ ổ dịch đầu tiên ở xã Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), đến ổ dịch ở Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) hay quán bar Buddha (TP. Hồ Chí Minh), các giải pháp đồng bộ, kịp thời đã nhanh chóng xác định được các ca lây nhiễm để cách ly xử lý; không để xảy ra sự cố phức tạp, ngoài tầm kiểm soát.

Cùng với sự kích hoạt hết sức hiệu quả của hệ thống y tế dự phòng khắp các địa phương, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia đã đưa lực lượng quân đội ngay vào trận chiến phòng dịch từ những ngày đầu. Những quyết sách hết sức táo bạo và sáng tạo về yêu cầu cách ly triệt để, y tế các tuyến vừa chuẩn bị cơ sở điều trị tại chỗ, vừa liên tục nghiên cứu phác đồ điều trị, vừa tiến hành các biện pháp phát hiện, truy tìm dấu vết để khoanh vùng và cách ly những ổ dịch.

Việt Nam đã chủ động áp dụng một loạt biện pháp phòng, chống dịch bệnh chưa có trong tiền lệ với quy mô lớn. Các biện pháp luôn được đặt ở mức cao và khẩn thiết hơn so với các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) như cách ly quy mô lớn tiến tới cách ly toàn xã hội; là quốc gia đầu tiên áp dụng khai báo y tế bắt buộc với người nhập cảnh; một trong số ít quốc gia thực hiện biện pháp ngừng miễn thị thực, hạn chế nhập cảnh và áp dụng hình thức cách ly tập trung với người nhập cảnh từ hoặc đi qua các vùng dịch và với tất cả mọi người nhập cảnh, triển khai hệ thống khai báo y tế cá nhân…

Không chỉ quyết liệt trong phòng chống dịch, Việt Nam cũng đạt được nhiều kỳ tích, thành tựu nổi bật về y tế như phân lập, nuôi cấy thành công virus SARS-CoV-2; phát triển loại sinh phẩm xét nghiệm PCR có thể thay thế nguồn nước ngoài và được WHO, Anh công nhận; thành công trong việc nghiên cứu dự tuyển vaccine phòng Covid-19 và tiêm thử nghiệm trên chuột hơn hai tuần…

Giữa tâm dịch, Việt Nam đã tổ chức nhiều chuyến bay đóng người dân từ các nước trên thế giới về nước. Công tác bảo hộ công dân luôn được các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài ưu tiên hàng đầu, trở thành nhiệm vụ chính trị bậc nhất.

cuoc chien chong dai dich covid 19 tu hao viet nam

Bên cạnh sự vào cuộc khẩn trương của cả hệ thống chính trị, thành công của cuộc chiến “chống giặc” Covid-19 còn đến từ sự chung sức, đồng lòng của gần 100 triệu người dân Việt.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ, mọi người dân đều tuân thủ nghiêm túc các quy định về cách ly, phòng dịch; các tập đoàn lớn ủng hộ trang thiết bị… cho lực lượng tuyến đầu chống dịch; tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “tương thân tương ái” của người Việt hỗ trợ nhau trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn đã được lan tỏa rộng rãi thông qua những dòng tin nhắn ủng hộ, mô hình cây ATM gạo, siêu thị 0 đồng…

Nỗ lực chống dịch của Việt Nam đã được WHO ghi nhận và đánh giá cao. “Chính nhờ sự lãnh đạo xuyên suốt nên Việt Nam đã có sự vào cuộc nhịp nhàng, đồng bộ của cả hệ thống chính trị cùng với sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội”, TS. Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhận định.

Đến nay, sau hơn 130 ngày căng mình chống dịch Covid-19, Việt Nam chỉ ghi nhận 328 ca mắc, không có ca tử vong và 48 ngày không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Thành công phi thường

Những ngày qua, cái tên Việt Nam với thành công trong chống dịch Covid-19 liên tục xuất hiện trên các trang báo quốc tế. Những cụm từ như “câu chuyện thành công ngoại lệ”, “điểm sáng chống dịch”, “kết quả phi thường”, “ngọn cờ đầu chống dịch”, “phép nhiệm màu Việt Nam”… là những lời khen tặng “có cánh” mà báo chí quốc tế đã ưu ái dành tặng cho thành tích chống dịch của Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn các hãng thông tấn, cơ quan báo chí quốc tế thường trú tại Việt Nam chiều 21/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, thành công của Việt Nam đến từ việc nhận thức sớm dịch bệnh, có biện pháp đúng, chỉ đạo quyết liệt, đặt người dân làm trung tâm và được nhân dân ủng hộ, chung tay hành động.

Quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam là chủ động, không chủ quan, “chống dịch như chống giặc”, huy động sức mạnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng xã hội, lấy phòng dịch làm ưu tiên, ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch từ bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để từ bên trong, điều trị hiệu quả, chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của người dân.

Trước các tác động tiêu cực do dịch bệnh gây ra, Chính phủ cũng đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là quan tâm đến cuộc sống của người dân, có các gói hỗ trợ người lao động, đảm bảo an sinh xã hội.

Tin liên quan
cuoc chien chong dai dich covid 19 tu hao viet nam Việt Nam - tấm gương sáng ngời trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19

“Cảm ơn Việt Nam”

Có lẽ với những bệnh nhân Covid-19 người nước ngoài bị “kẹt” tại Việt Nam, những ngày được điều trị tại một đất nước xa lạ sẽ là một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời. Sự chăm sóc tận tình, chu đáo, tận tâm của đội ngũ y tế Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh đối với các bệnh nhân người Trung Quốc, Anh, Brazil, Pháp… trong những ngày chống chọi với căn bệnh đáng sợ Covid-19.

“Cảm ơn Việt Nam” là những lời được nói nhiều nhất và chứa đựng nhiều cảm xúc nhất mà các bệnh nhân gửi gắm đến các y, bác sĩ người Việt và đất nước Việt Nam thân thiện, mến khách.

“Tôi rất biết ơn nỗ lực của các y bác sĩ ở đây, họ đều là những người rất phi thường. Thật tuyệt vời, cận kề sinh tử mà chúng tôi vẫn còn sống”, bà Shan Coralie Barker, vợ của bệnh nhân 74 tuổi có tiền sử ung thư máu 10 năm được các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cứu sống khỏi Covid-19 chia sẻ.

Đại sứ các nước đã gửi những lời cảm ơn sâu sắc của mình tới Việt Nam vì đã hỗ trợ công dân nước họ tại các khu cách ly, hỗ trợ công dân trở về nước an toàn, hỗ trợ các trang thiết bị phòng, chống dịch và đặc biệt, họ cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ trước sự điều trị tận tâm của đội ngũ y, bác sĩ Việt Nam.

Trong hành trình chống dịch Việt Nam cũng đã nhận được nhiều thư, điện từ lãnh đạo nhiều nước, vùng lãnh thổ thế giới, bày tỏ khâm phục trước thành tích chống dịch của Việt Nam cũng như sự cảm kích đối với sự tương trợ, ủng hộ của Việt Nam về vật chất lẫn tinh thần...

77 tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài và Trung tâm Dữ liệu Phi chính phủ nước ngoài - Liên hiệp Hữu nghị bày tỏ sự biết ơn và ủng hộ đối với chính phủ Việt Nam vì đã “vào cuộc kịp thời, hiệu quả và minh bạch trong cuộc chiến nhằm đẩy lùi dịch Covid-19”.

Điểm đến hàng đầu

Phát biểu tại Khoá họp thứ 73 Đại hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới ngày 19/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, cơ bản kiểm soát tốt dịch Covid-19, Việt Nam đã bước sang trạng thái “bình thường mới”, vừa tập trung phục hồi, phát triển kinh tế, vừa không chủ quan trong phòng, chống dịch hiệu quả.

Nhờ thành tích chống dịch hiệu quả, Việt Nam đang được nhiều nhà đầu tư quốc tế quan tâm, lựa chọn là điểm đến kinh doanh yêu thích, báo hiệu một làn sóng đầu tư nước ngoài (FDI) “nở rộ” hậu dịch bệnh.

Việt Nam cũng được các tạp chí du lịch nổi tiếng bình chọn vào tốp điểm đến hàng đầu thế giới sau dịch Covid-19, bởi lợi thế cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, giá cả hợp lý và đang kiểm soát tốt tình hình dịch.

Có thể nói, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của toàn dân, sức mạnh Việt Nam, tinh thần Việt Nam sẽ luôn chiến thắng trong mọi cuộc chiến cam go và thử thách.

cuoc chien chong dai dich covid 19 tu hao viet nam

CNN ca ngợi cách Việt Nam kiểm soát dịch Covid-19

TGVN. CNN, một trong những hãng tin tức nổi tiếng của Mỹ và thế giới đã có bài viết đánh giá cao công tác kiểm ...

cuoc chien chong dai dich covid 19 tu hao viet nam

Bệnh nhân 91 - phi công người Anh: Giành giật sự sống từ tay 'tử thần'

TGVN. Không phải là bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân 91 - phi công người ...

cuoc chien chong dai dich covid 19 tu hao viet nam

Ý thức, trách nhiệm của Việt Nam trong đại dịch Covid-19 làm gia tăng danh tiếng trên trường quốc tế

TGVN. Trang mạng Eastasiaforum.org ngày 28/5 đăng bài viết đánh giá Việt Nam là một trong những nước thành công nhất ở châu Á trong ...

Viết Chung (tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bài viết sau có nội dung về công tác thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025 được quy định trong Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.
MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh, MU bước vào lễ Giáng sinh với vị trí ở nửa sau bảng xếp hạng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.
Kết quả bóng đá hôm nay 23/12 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 23/12 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 23/12. KQBĐ hôm nay của Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Benfica vs Estoril

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Benfica vs Estoril

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Inter vs Como 1907...
Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Nền công nghiệp quốc phòng Nga đang phát triển mạnh mẽ với việc chế tạo ra các loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, như tên lửa đạn đạo hay ...
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động