Cuộc chiến khí đốt Nga-EU, Moscow vẫn kiếm bộn tiền và châu Âu không chỉ ‘tự bắn vào chân mình’?

Hải An
Mặc dù khí đốt không nằm trong danh sách trừng phạt Nga của các nước phương Tây, nhưng Moscow đã đáp trả bằng cách giảm nguồn cung nhiên liệu này cho nhiều nước châu Âu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cuộc chiến khí đốt Nga-EU
Trước kế hoạch ngừng mua khí đốt Nga, Tổng thống Pháp Macron chỉ đạo chính phủ chuẩn bị một 'kế hoạch tỉnh táo' để tiết kiệm nhiên liệu. (Nguồn: AFP)

Khủng hoảng năng lượng ngày càng tồi tệ

Cuộc xung đột tại Ukraine đã khơi mào cho cuộc chiến kinh tế giữa các quốc gia châu Âu và Nga.

Trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine (ngày 24/2), Moscow cung cấp 40% lượng khí đốt tự nhiên của châu Âu. Đây là nguồn nhiên liệu rất quan trọng đối với hoạt động của các ngành công nghiệp, các tiện ích công cộng và sưởi ấm cho các gia đình.

Dòng khí đốt từ Nga sang châu Âu, đi qua Belarus, Ukraine và Ba Lan, thông qua một mạng lưới đường ống phức tạp bao gồm Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1), Blue Stream và Turk Stream. Trong đó, đường ống Blue Stream và Turk Stream dẫn khí đốt từ Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Nam Âu.

Nga cũng từng cung cấp hơn 1/3 nhu cầu dầu của châu lục này.

Tuy nhiên, xung đột ở Ukraine và hậu quả là các lệnh trừng phạt của phương Tây đã khiến Moscow trả đũa bằng cách giảm nguồn cung cấp khí đốt, mặc dù nguồn nhiên liệu này không nằm trong danh sách trừng phạt, bởi nhiều nước châu Âu, trong đó có nền kinh tế hàng đầu châu lục là Đức, đang phụ thuộc vào nguồn cung cấp của Nga.

Tuy nhiên, Moscow đã đáp trả các lệnh trừng phạt bằng cách giảm nguồn cung cấp khí đốt cho nhiều nước, bao gồm cả nước láng giềng Ba Lan.

Pháp là nước ít phụ thuộc nhất vào khí đốt của Nga, với chỉ 15% điện tại nước này được sản xuất từ khí đốt, 71% từ các lò phản ứng hạt nhân và phần còn lại được tạo ra từ than đá và năng lượng tái tạo.

Nhưng với kế hoạch ngừng hoạt động các lò phản ứng hạt nhân và quyết định loại bỏ nguồn cung cấp từ Nga một cách tự nguyện theo lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU), Paris hiện đang phải vật lộn để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng có khả năng trở nên tồi tệ hơn trong những tháng tới.

Chỉ ra cuộc khủng hoảng năng lượng đang bùng phát, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã yêu cầu chính phủ và người dân chuẩn bị cho tình huống Nga ngừng cung cấp hoàn toàn khí đốt tự nhiên, do đó, cần hạn chế sử dụng năng lượng.

Ông Macron nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình nhân Ngày Bastille (Ngày Quốc khánh Pháp - 14/7): "Chúng ta nên chuẩn bị cho kịch bản không có khí đốt của Nga. Mùa Hè, đầu mùa Thu sẽ rất khó khăn", đồng thời đề cập lạm phát năng lượng, vốn đã làm chao đảo cuộc sống của người dân nước này.

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng tuần (11-17/7): Ông Putin Ảnh ấn tượng tuần (11-17/7): Ông Putin 'phản pháo' lệnh trừng phạt Nga từ phương Tây, bom đạn ở Ukraine, Mỹ kết thân Trung Đông, khủng hoảng Sri Lanka

Người đứng đầu nước Pháp chỉ đạo chính phủ chuẩn bị một "kế hoạch tỉnh táo" để tiết kiệm nhiên liệu, bắt đầu bằng việc tắt đèn điện chiếu sáng công cộng vào ban đêm khi không cần thiết.

Nhà lãnh đạo cũng hứa sẽ tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế và đa dạng hóa nguồn cung khí đốt, kêu gọi xúc tiến việc chuyển hướng sang sản xuất và sử dụng điện gió, hợp tác năng lượng xuyên biên giới nhiều hơn để vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay.

Trước đó, ngày 10/7, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết, quốc gia này đang chuẩn bị ngừng mua hoàn toàn khí đốt từ Nga, đồng thời khuyến cáo các hộ gia đình và doanh nghiệp giảm tiêu thụ năng lượng.

Ngoài ra, theo ông Le Maire, một cuộc kiểm toán năng lượng tại các công ty đang được thực hiện nhằm yêu cầu doanh nghiệp giảm quy mô sản xuất để tiết kiệm năng lượng.

Theo dữ liệu từ cơ quan thống kê nhà nước Pháp INSEE công bố hôm 13/7, cuộc khủng hoảng khí đốt cũng khiến lạm phát ở nước này đang ở mức cao nhất trong hơn ba thập niên.

Theo đó, lạm phát tại Pháp hiện ở mức 6,5%, cao nhất kể từ năm 1991, do giá năng lượng tăng mạnh (tăng 33,1% tính theo năm) và chi phí dịch vụ tăng 3,3% mỗi năm.

Loay hoay bù đắp nguồn cung

Ngày 11/7, tập đoàn khí đốt khổng lồ của Nga Gazprom đình chỉ hoạt động của cả hai đoạn thuộc đường ống dẫn khí Nord Stream 1 đến châu Âu, với lý do bảo trì theo lịch trình kéo dài 10 ngày.

Dòng khí đến lục địa này đã bị giảm xuống 40% công suất do những thách thức trong vận hành, nguyên nhân là Canada không trả lại tuabin bảo dưỡng đúng hạn do lệnh trừng phạt. Sau khi Đức yêu cầu, Canada đã trả tuabin, nhưng việc vận hành lại tuabin sẽ mất nhiều thời gian.

Sự gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt do mạng lưới đường ống Nord Stream bị đình chỉ đã buộc các công ty năng lượng phải khai thác từ các kho chứa dưới lòng đất.

Để đáp trả các lệnh trừng phạt của châu Âu, Nga đã yêu cầu thanh toán hóa đơn mua khí đốt bằng đồng Ruble và cắt nguồn cung cấp cho các quốc gia không thực hiện yêu cầu này. Các nước bị ảnh hưởng gồm Phần Lan, Ba Lan, Bulgaria và các công ty năng lượng lớn của châu Âu như Orsted (Đan Mạch), GasTerra (Hà Lan) và Shell (Anh).

Cuộc chiến khí đốt Nga-EU
Sự gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt do mạng lưới đường ống Nord Stream bị đình chỉ đã buộc các công ty năng lượng phải khai thác từ các kho chứa dưới lòng đất. (Nguồn: Reuters)

Cuộc khủng hoảng khí đốt bao trùm châu Âu đã buộc các công ty năng lượng phải khai thác từ các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất để bù đắp cho nguồn cung bị mất do công tác bảo dưỡng đường ống Nord Stream 1.

Các cơ sở lưu trữ khí được duy trì, chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp như đường ống dẫn khí ngừng hoạt động hoặc gián đoạn nguồn cung cấp lớn.

Hiện nay, châu Âu có khoảng 67 tỷ mét khối khí đốt. Theo dữ liệu từ Gas Infrastructure Europe (GIE), 85,5 triệu mét khối khí đốt tự nhiên đã được rút khỏi các cơ sở dưới lòng đất của Đức vào ngày 12/7.

Tình hình tồi tệ hơn khi trữ lượng khí đốt trong các kho chứa thấp hơn bao giờ hết trong vòng 5 năm qua. Cuộc khủng hoảng năng lượng đã ảnh hưởng đến các quốc gia dễ bị tổn thương nhất ở châu Âu, chẳng hạn như Hungary và Serbia.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban, một trong những người phản đối gay gắt nhất các lệnh trừng phạt chống lại Nga, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh rằng, các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga có thể phá hủy nền kinh tế châu Âu, đồng thời yêu cầu rút lại các biện pháp này.

"Các biện pháp trừng phạt không giúp ích gì cho Ukraine, tuy nhiên, chúng có hại cho nền kinh tế châu Âu và nếu cứ tiếp tục như vậy, chúng sẽ “giết chết” nền kinh tế châu lục”, nhà lãnh đạo Hungary tuyên bố.

Ông Orban nói: "Thời điểm của sự thật phải đến ở Brussels khi các nhà lãnh đạo thừa nhận họ đã tính toán sai lầm, rằng chính sách trừng phạt dựa trên những giả định sai lầm và nó phải được thay đổi".

Thủ tướng Hungary nói thêm rằng, các lệnh trừng phạt không làm mất ổn định nền kinh tế Nga và không buộc Moscow ngừng chiến dịch quân sự tại Ukraine, 'thay vào đó, chúng đã gây ra thiệt hại trên diện rộng cho sự ổn định kinh tế của chính EU”.

Thủ tướng Orban cảnh báo: “Ban đầu, tôi nghĩ chúng tôi chỉ tự bắn vào chân mình, nhưng giờ rõ ràng nền kinh tế châu Âu đã tự bắn vào phổi mình”.

Nhận xét của ông Orban về việc các lệnh trừng phạt không ảnh hưởng đến Nga có thể bắt nguồn từ thực tế rằng giá khí đốt và dầu trên toàn cầu tăng kỷ lục, và Moscow đang kiếm bộn tiền.

Một báo cáo hằng tháng của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) hôm 14/7 cho biết, doanh thu xuất khẩu dầu của Nga trong tháng 6 đã tăng lên trên 20 tỷ USD do giá năng lượng tăng, mặc dù nguồn cung giảm.

Số liệu thống kê của cơ quan này cho thấy, trong tháng 6, Moscow đã thu về thêm 700 triệu USD so với tháng trước, ngay cả khi xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu tinh luyện của Nga giảm 250.000 thùng, xuống còn 7,4 triệu thùng.

Giá dầu vẫn ở mức trên 100 USD/thùng so với mức khoảng 80 USD/thùng ở thời điểm trước xung đột tại Ukraine.

Giá vàng hôm nay 17/7, Giá vàng bị đánh cắp, nhà đầu tư lạnh nhạt, đừng vội ‘phũ phàng’ kim loại quý, vàng SJC lao dốc, nên bắt đáy ngay và luôn?

Giá vàng hôm nay 17/7, Giá vàng bị đánh cắp, nhà đầu tư lạnh nhạt, đừng vội ‘phũ phàng’ kim loại quý, vàng SJC lao dốc, nên bắt đáy ngay và luôn?

Giá vàng hôm nay 17/7, Giá vàng đang trong vùng nguy hiểm. Kim loại quý trải qua một tuần khó khăn, giảm hơn 2% và ...

(theo news9live.com)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 5/5/2024, Giá vàng SJC cao chót vót, một mình một chợ, thị trường thế giới thấm mệt, quý kim sẽ vượt qua cơn bão?

Giá vàng hôm nay 5/5/2024, Giá vàng SJC cao chót vót, một mình một chợ, thị trường thế giới thấm mệt, quý kim sẽ vượt qua cơn bão?

Giá vàng hôm nay 5/5/2024, giá vàng SJC đạt mốc cao kỷ lục mới. Thế giới giảm nhiệt. Trong một thị trường mệt mỏi, xuất hiện việc bán ra chốt ...
Giá tiêu hôm nay 5/5/2024, thị trường tích cực, tiêu Việt xuất khẩu giảm về lượng, tăng về kim ngạch, vẫn thua đối thủ về giá

Giá tiêu hôm nay 5/5/2024, thị trường tích cực, tiêu Việt xuất khẩu giảm về lượng, tăng về kim ngạch, vẫn thua đối thủ về giá

Giá tiêu hôm nay 5/5/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 100.000 – 101.000 đồng/kg.
XSMB 5/5, trực tiếp kết quả xổ số miền bắc hôm nay Chủ nhật 5/5/2024, dự đoán XSMB 5/5/2024

XSMB 5/5, trực tiếp kết quả xổ số miền bắc hôm nay Chủ nhật 5/5/2024, dự đoán XSMB 5/5/2024

XSMB 5/5 - Trực tiếp Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, Chủ Nhật ngày 5/5/2024. SXMB 5/5. xổ số hôm nay 5/5. dự đoán xổ số miền Bắc ...
XSMT 5/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ nhật 5/5/2024. SXMT 5/5/2024

XSMT 5/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ nhật 5/5/2024. SXMT 5/5/2024

XSMT 5/5 - xổ số hôm nay 5/5. Trực tiếp Kết quả xổ số miền Trung hôm nay, Chủ Nhật ngày 5 tháng 5 năm 2024. KQSXMT. SXMT 5/5. XSMT ...
Ukraine mở chiến dịch UAV 'điểm huyệt' kinh tế Nga, đại gia năng lượng cũng không thể xem thường

Ukraine mở chiến dịch UAV 'điểm huyệt' kinh tế Nga, đại gia năng lượng cũng không thể xem thường

Ukraine triển khai chiến dịch bắn phá các nhà máy lọc dầu bên trong nước Nga, sức công phá khá bất ngờ, Moscow không thể coi thường...
XSMN 5/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 5/5/2024. xổ số hôm nay 5/5

XSMN 5/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 5/5/2024. xổ số hôm nay 5/5

XSMN 5/5 - Trực tiếp Kết quả xổ số miền Nam hôm nay, Chủ nhật ngày 5/5/2024. KQSXMN. SXMN 5/5. xổ số hôm nay 5/5. Kết quả xổ số ngày ...
Giá tiêu hôm nay 5/5/2024, thị trường tích cực, tiêu Việt xuất khẩu giảm về lượng, tăng về kim ngạch, vẫn thua đối thủ về giá

Giá tiêu hôm nay 5/5/2024, thị trường tích cực, tiêu Việt xuất khẩu giảm về lượng, tăng về kim ngạch, vẫn thua đối thủ về giá

Giá tiêu hôm nay 5/5/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 100.000 – 101.000 đồng/kg.
Việt Nam quyết tâm cao trong theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chip

Việt Nam quyết tâm cao trong theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chip

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời báo chí về vấn đề thu hút FDI đối với những lĩnh vực như bán dẫn và các ngành công nghệ chip.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực ở cả 3 khu vực

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực ở cả 3 khu vực

Chiều 4/5, Bộ trưởng Trần Văn Sơn chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4.
Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?

Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?

Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?
Giá heo hơi hôm nay 4/5: Giá heo hơi miền Bắc bật tăng nhẹ sau nhiều ngày 'nằm im', thịt heo Mỹ sang Mexico vượt kỷ lục

Giá heo hơi hôm nay 4/5: Giá heo hơi miền Bắc bật tăng nhẹ sau nhiều ngày 'nằm im', thịt heo Mỹ sang Mexico vượt kỷ lục

Giá heo hơi hôm nay 4/5 ghi nhận miền Bắc tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại Yên Bái, Thái Nguyên và Phú Thọ.
VIETSTAR và Đại học Ulsan đồng phát triển chương trình lãnh đạo bền vững cho lãnh đạo cấp cao các doanh nghiệp Việt

VIETSTAR và Đại học Ulsan đồng phát triển chương trình lãnh đạo bền vững cho lãnh đạo cấp cao các doanh nghiệp Việt

Ngày 03/05/2024, tại Đại học Ulsan Hàn Quốc đã diễn ra Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Công ty Cổ phần Tư vấn và Đào tạo Sao Việt (VIETSTAR Training & Consulting JSC) ...
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Phiên bản di động