Cuộc đua vũ khí hạt nhân: Ấn Độ lần đầu vượt Pakistan, nước nào dẫn đầu châu Á?

Bảo Minh
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), lần đầu tiên sau 25 năm, Ấn Độ đã vượt qua Pakistan về số lượng vũ khí hạt nhân.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cuộc đua vũ khí hạt nhân: Ấn Độ lần đầu vượt Pakistan, nước nào dẫn đầu châu Á?
Ấn Độ vượt Pakistan trong bảng xếp hạng kho vũ khí hạt nhân. (Nguồn: Hindustan Times)

Tờ Economic Times đưa tin, theo báo cáo, được công bố hôm 16/6, tính tới năm 2024, New Delhi đã sở hữu 172 đầu đạn hạt nhân, nhiều hơn Islamabad 2 đầu đạn. Pakistan vốn từ lâu được đánh giá là có thị phần vũ khí hạt nhân lớn hơn nhiều so với Ấn Độ.

Tin liên quan
NATO toan tính bật NATO toan tính bật 'chế độ chờ' cho vũ khí hạt nhân, viện nghiên cứu nổi tiếng tung báo cáo như 'hồi chuông' cảnh tỉnh

Tuy nhiên, về mặt này, Trung Quốc vẫn đang thống trị khu vực châu Á khi sở hữu 500 đầu đạn hạt nhân, tăng mạnh so với con số 410 năm 2023.

Bất chấp sự gia tăng đáng lo ngại của Trung Quốc trong việc sở hữu số lượng vũ khí hạt nhân, phân tích cho thấy, cường quốc châu Á này vẫn kém xa Mỹ và Nga - hai quốc gia đang nắm giữ hơn 90% tổng kho vũ khí hạt nhân thế giới.

Báo cáo có đoạn viết: “Ấn Độ, mặc dù vẫn coi Pakistan là đối tượng chính trong nỗ lực răn đe bằng vũ khí hạt nhân, đã tăng cường chú trọng tới các loại vũ khí tầm xa, bao gồm cả những loại có khả năng tiếp cận các mục tiêu trên khắp Trung Quốc”.

Trong những năm qua, 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trên thế giới - gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Triều Tiên và Israel - đã liên tục cập nhật kho vũ khí của mình với những tiến bộ công nghệ hiện đại.

SIPRI ước tính, tới tháng 1/2024, trong tổng số 12.121 đầu đạn hạt nhân trên toàn thế giới, có khoảng 9.585 đầu đạn được niêm cất để có thể sử dụng. Khoảng 2.100 đầu đạn hạt nhân được lắp lên tên lửa đạn đạo trong tình trạng sẵn sàng hoạt động cao.

Điểm đáng chú ý trong báo cáo của SIPRI năm 2024 là 9 quốc gia này vẫn “tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí loại này, thậm chí có một số hệ thống vũ khí có khả năng mang đầu đạn hạt nhân thế hệ mới hoặc đầu đạn hạt nhân trong năm 2023”.

Báo cáo của SIPRI kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới “lùi lại và suy ngẫm”, trong bối cảnh quan hệ địa chính trị trên thế giới xấu đi vì 2 cuộc xung đột lớn ở Ukraine và Dải Gaza.

Giám đốc Chương trình Vũ khí hủy diệt hàng loạt của SIPRI Wilfred Wan bày tỏ: “Chúng tôi chưa từng thấy vũ khí hạt nhân đóng vai trò nổi bật như vậy trong quan hệ quốc tế kể từ Chiến tranh Lạnh”.

Trong khi đó, Giám đốc SIPRI Dan Smith nhận định, xu hướng “vô cùng đáng quan ngại” nêu trên nhiều khả năng sẽ tiếp diễn và “có thể tăng tốc” trong những năm tới.

Tình hình Ukraine: Một nước Bắc Mỹ nói 'chưa thích hợp' triển khai huấn luyện viên quân sự, Kiev muốn Nga có mặt ở hội nghị hòa bình thứ 2

Tình hình Ukraine: Một nước Bắc Mỹ nói 'chưa thích hợp' triển khai huấn luyện viên quân sự, Kiev muốn Nga có mặt ở hội nghị hòa bình thứ 2

Ngày 17/6, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Bill Blair cho biết, nước này không nghĩ rằng đây là thời điểm thích hợp để điều các ...

Australia chi thêm tiền, nỗ lực với mục tiêu ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân

Australia chi thêm tiền, nỗ lực với mục tiêu ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân

Chính phủ Australia đang tăng cường các biện pháp bảo vệ và các kỹ thuật xác minh về hạt nhân để giúp ngăn chặn phổ ...

Ba nước lên án Iran tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân, 3 nước khác kêu gọi nối lại đàm phán

Ba nước lên án Iran tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân, 3 nước khác kêu gọi nối lại đàm phán

Pháp, Đức và Anh ngày 15/6 đã lên án các bước đi mới nhất của Iran nhằm phát triển hơn nữa chương trình hạt nhân ...

Điểm tin thế giới sáng 18/6: Hàn Quốc 'soi' 1.000 bác sĩ vì điều gì? Trung Quốc miễn thị thực cho Australia, Tổng thống Chile ‘nhắc nhở’ Argentina

Điểm tin thế giới sáng 18/6: Hàn Quốc 'soi' 1.000 bác sĩ vì điều gì? Trung Quốc miễn thị thực cho Australia, Tổng thống Chile ‘nhắc nhở’ Argentina

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 18/6.

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối ...

Đọc thêm

iOS 18 chưa phát hành, thông tin về iOS 19 đã được hé lộ

iOS 18 chưa phát hành, thông tin về iOS 19 đã được hé lộ

Mặc dù Apple chỉ mới phát hàng iOS 18 phiên bản beta, nhưng thông tin về hệ điều hành iOS 19 được ra mắt vào năm sau đã hé lộ.
Ví điện tử Moca trên Grab chính thức dừng hoạt động từ ngày 1/7

Ví điện tử Moca trên Grab chính thức dừng hoạt động từ ngày 1/7

Từ ngày 1/7, ví điện tử Moca (thường được dùng trên ứng dụng gọi xe Grab) sẽ chính thức dừng hoạt động tại Việt Nam, với lý do nhằm "thực ...
Hành động gây sốc của HLV Roberto Martinez ở trận gặp Slovenia

Hành động gây sốc của HLV Roberto Martinez ở trận gặp Slovenia

Nhiều CĐV vô cùng sửng sốt khi chứng kiến HLV Roberto Martinez thản nhiên hát quốc ca Bồ Đào Nha trước trận gặp Slovenia.
Máy bay Boeing 787-9 Dreamliner gặp sự cố phải hạ cánh khẩn, ít nhất 30 người bị thương

Máy bay Boeing 787-9 Dreamliner gặp sự cố phải hạ cánh khẩn, ít nhất 30 người bị thương

Một máy bay của hãng hàng không Tây Ban Nha đã phải hạ cánh khẩn cấp ở Brazil do 'sự cố nhiễu động mạnh' khiến ít nhất 30 người bị ...
Lên Cao Bằng, nghe người Dao đỏ kể chuyện làm nghề thuốc Nam cổ truyền

Lên Cao Bằng, nghe người Dao đỏ kể chuyện làm nghề thuốc Nam cổ truyền

Câu lạc bộ Cộng đồng dân tộc Dao đỏ là nơi bảo tồn và phát triển các bài thuốc cổ truyền của người dân nơi đây.
MU chính thức ra mắt trang phục thi đấu mới trên sân nhà

MU chính thức ra mắt trang phục thi đấu mới trên sân nhà

MU chính thức ra mắt bộ trang phục thi đấu sân nhà mới trước mùa giải Ngoại hạng Anh 2024/25.
Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Cử tri Iran sẽ bước vào cuộc bầu cử trước thời hạn để chọn ra vị nguyên thủ mới sau vụ tai nạn trực thăng khiến Tổng thống Ibrahim Raisi tử nạn hồi tháng trước.
'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

Chỉ phải bỏ ra chưa đến 500 USD, Nga và Ukraine đã có thể sở hữu một thứ vũ khí lợi hại có thể 'làm mưa làm gió' trên thực địa.
Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đang có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 24-26/6 theo lời mời của Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình.
Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường góp phần 'tái khởi động' quan hệ với Australia, củng cố hơn nữa quan hệ với New Zealand và Malaysia.
Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt trong cách nhìn nhận của mỗi bên.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Khó khăn trong nước, thách thức quốc tế “bủa vây” lãnh đạo các nước thành viên khiến Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay ở Italy trở nên đáng chú ý hơn.
‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

Trong thời gian diễn ra Hội nghị Geneva 1954 tại Thụy Sỹ, có hai 'quan sát viên của Việt Minh' tác nghiệp đầy nhiệt huyết giữa Trung tâm báo chí...
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Cuộc bầu cử Quốc hội Anh đang đến rất gần, Đảng Bảo thủ cầm quyền vẫn đang đứng trước muôn vàn thách thức bởi những hệ lụy Brexit kéo dài.
Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Hội nghị thượng đỉnh SCO có tầm quan trọng với các cường quốc như Trung Quốc và Nga và cũng không kém phần ý nghĩa đối với các quốc gia Trung Á.
Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Nếu không có nỗ lực ngoại giao thầm lặng của chính phủ Australia, tự do của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange có lẽ không đến sớm như vậy.
Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Ukraine và Moldova đang đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Đây là bước đầu tiên trong chặng đường dài để trở thành thành viên của khối này.
Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Lãnh đạo Trung Quốc khẳng định luôn đặt việc phát triển quan hệ song phương Trung-Việt là ưu tiên trong chính sách ngoại giao.
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên lại 'nóng' trở lại khi cả Bình Nhưỡng, Seoul và cả Washington có những cách tiếp cận mới nhằm răn đe lẫn nhau.
Phiên bản di động