Cuộc sống muôn màu của người Việt tại Texas

TS. Lại Thái Bình
Nguyên Phó Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Houston, Texas
TGVN. Có một tiểu bang ở Mỹ mà tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức thứ ba, chủ yếu nhờ vào việc gắn bó với sự phát triển của cộng đồng người Việt…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cuoc song muon mau nguoi viet tai texas Đại sứ Hà Kim Ngọc thăm, làm việc tại bang Texas, Hoa Kỳ
cuoc song muon mau nguoi viet tai texas Quảng bá địa phương tại bang Houston, bang Texas, Hoa Kỳ
cuoc song muon mau nguoi viet tai texas
Đám cưới người Việt tại Houston, Texas.

Texas là một tiểu bang quan trọng hàng đầu của Mỹ. Nằm ở phía Nam nước Mỹ bên cạnh Vịnh Mexico, với diện tích gần gấp đôi diện tích Việt Nam (đồng thời là tiểu bang có diện tích lớn thứ hai ở Mỹ sau bang Alaska; đứng thứ nhất trong khu vực lục địa của Mỹ) và dân số khoảng 29 triệu người (tính đến 2019), Texas có nền kinh tế trị giá gần 2 nghìn tỷ USD, chiếm gần 10% tổng giá trị sản phẩm của Mỹ; nếu tính riêng như một nền kinh tế, Texas có thể xếp thứ 9 hoặc 10 trên thế giới (còn lớn hơn các nền kinh tế Canada, Nga, Hàn Quốc, Tây Ban Nha…); tính đến đầu năm 2019 có khoảng 622 nghìn hộ gia đình triệu phú.

Cộng đồng lâu năm và gắn bó

Là một tiểu bang với nền văn hóa đa dạng, Texas thu hút sự quan tâm và gắn bó của nhiều cộng đồng gốc Á đến định cư, trong đó có cộng đồng người Việt, nhất là tại các thành phố lớn như Austin (thủ phủ của tiểu bang Texas), Houston (thành phố lớn và sầm uất nhất tại Texas), Dallas (trung tâm kinh tế), San Antonio (thành phố lịch sử, văn hóa, du lịch…).

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng, tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức thứ ba tại Texas, chủ yếu nhờ vào việc gắn bó với sự phát triển của cộng đồng người Việt ở đây. Trên thực tế, cộng đồng người Việt hiện xếp thứ ba trong số các cộng đồng có nhiều người nhất tại Texas, sau người Mỹ nói tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và trước cộng đồng nói tiếng Trung Quốc. Sự đa dạng về văn hóa, khí hậu có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, công ăn việc làm khá dễ và chi phí sinh hoạt hợp lý đã và đang thu hút người Việt từ trong nước sang định cư cũng như dịch chuyển cộng đồng người Việt từ khắp nước Mỹ về sinh sống tại Texas.

Theo tổng điều tra dân số của Mỹ năm 2010, cộng đồng người Việt tại Texas có khoảng 187 nghìn người. Con số này đã tăng nhanh trong những năm gần đây, chắc chắn cao hơn hẳn mức tăng 15% chung của dân số Texas trong giai đoạn 2010-2019.

Làn sóng định cư của người Việt đến Texas chủ yếu diễn ra vào giai đoạn 1975 và sau đó. Tuy nhiên, trên thực tế có một số người Việt đã đến Texas học tập, làm việc và sinh sống từ những năm 1960 và đầu 1970. J.K, một người Mỹ gốc Việt đã rời Việt Nam sang học và sống tại Texas trong 50 năm qua cho biết, khi mới sang Mỹ anh chỉ biết 5 gia đình người Việt tại Houston và lớn lên trong một “bầu không khí thuần Mỹ”. Do vậy, khi có điều kiện quay trở lại Việt Nam, anh đã rất phấn khởi và chia sẻ nhiều giá trị văn hóa tại đất nước anh từng gắn bó thuở bé.

Chị K.A, người cũng đã định cư lâu năm tại Texas cho biết, khu vực nơi chị ở hiện nay gần thành phố biển Galveston từng rất hoang vắng, hẻo lánh trước khi trở thành nơi “phồn hoa đô hội” và là một giao điểm quan trọng trong tiến trình phát triển nhộn nhịp của các trung tâm kinh tế trong vùng.

cuoc song muon mau nguoi viet tai texas
Hát thánh ca trong một Nhà thờ Tin lành của người Việt tại Houston.

"Nam châm" hút sinh viên Việt Nam

Trong những năm gần đây, Texas chứng kiến sự di chuyển nhanh chóng của nhiều người Việt từ Việt Nam sang học tập, làm việc cũng như di chuyển từ các nơi khác về, có cả từ tiểu bang California nơi người Việt tập trung rất đông đúc.

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến vai trò của cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Texas. Theo số liệu của dự án Open Doors, đến 2019 du học sinh Việt Nam có khoảng 4.750 người (chiếm 5,8%) trong tổng số gần 82 nghìn du học sinh nước ngoài tại Texas. Sinh viên Việt Nam đang theo học nhiều ngành đa dạng từ các trường tư như Đại học Texas tại Austin, Arlington, Dallas, Đại học Texas A&M, Đại học Rice… cho đến hệ thống trường đại học công lập như Đại học Houston (nơi có hàng trăm sinh viên Việt Nam được nhận vào hàng năm). Đặc biệt, hệ thống trường Cao đẳng cộng đồng Houston (học 2 năm, sau đó nhận bằng Cao đẳng hoặc chuyển tiếp học 2 năm tại các trường Đại học để lấy bằng Đại học) hiện có hơn 1.000 sinh viên Việt Nam theo học.

Nằm ở tiểu bang có hệ thống giáo dục rất tốt, các trường phổ thông cũng thu hút sự quan tâm và đăng ký tham gia của học sinh Việt Nam, nhất là các trường danh giá như St. Thomas’ Episcopal School, St. Agnes Academy, The Kinkaid School, St. John’s School…

cuoc song muon mau nguoi viet tai texas
Học sinh Việt Nam cùng học sinh Mỹ chơi bóng rổ.

Cùng với làn sóng người Việt từ Texas về Việt Nam ngày càng đông, người Việt từ Việt Nam sang Texas tìm kiếm các cơ hội việc làm cũng tiếp tục sôi động. Được trang bị khối lượng kiến thức phong phú, ngoại ngữ tốt và quyết tâm đóng góp cho tiến trình phát triển toàn cầu, các bạn trẻ Việt Nam dù tốt nghiệp trong nước hay ngoài nước thường được các công ty, tổ chức tại Texas đánh giá rất cao. Những người Việt trẻ có mặt ở hầu hết các lĩnh vực phát triển tại Texas và làm nhiều việc như giáo viên, doanh nhân, cán bộ kỹ thuật…

H.Q.T tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh và bảo vệ luận án Tiến sĩ tại tiểu bang Oaklahoma, tham gia giảng dạy 5 năm tại Đại học Houston trước khi trở thành nhà tư vấn độc lập và có công ty của riêng mình.

N.B, N.N đều tốt nghiệp cấp 3 từ Khối phổ thông chuyên Lý Đại học Tổng hợp Hà Nội, học Đại học trong nước, có cơ hội học lên cao tại Mỹ và hiện là những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực kinh doanh hóa chất, kỹ thuật dầu khí tại Texas.

Với sự phát triển kinh tế đa dạng, trong đó những ngành đang tiếp tục có sự phát triển nhanh như công nghệ thông tin, dầu khí, không gian vũ trụ (nơi có trụ sở của NASA)..., Texas mang đến nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam tốt nghiệp các ngành kỹ thuật, kinh tế, tài chính dễ dàng có được việc làm với các ưu đãi tốt cả về lương thưởng, điều kiện làm việc, ăn ở.

cuoc song muon mau nguoi viet tai texas
Cửa hàng người Việt ở Houston.

Một điểm cũng quan trọng không kém là qua trao đổi, nhiều người Việt cho biết, họ không hề có cảm giác bị phân biệt đối xử trong cuộc sống cũng như khi làm việc tại Texas. Sự đóng góp tích cực của cộng đồng người Việt tại Texas đã góp phần quan trọng đối cho những thành công trong ngành hàng không vũ trụ (nhất là tại NASA), ngành chế tạo các sản phẩm quân sự và kỹ thuật cao, trong nghiên cứu và điều trị y khoa… Chỉ tính riêng tại Trung tâm ung thư Anderson đã thấy có một loạt gương mặt người Việt sáng giá đang đóng góp rất tích cực ở đây.

Hội nhập và giữ gìn bản sắc Việt

Cộng đồng người Việt tại Mỹ cũng dần tham gia nhiều hơn vào chính trường Mỹ. Hubert Võ đã trở thành Hạ nghị sỹ của tiểu bang Texas từ năm 2010. Nhiều thành phố lớn tại Texas, bao gồm Houston, trong những năm gần đây cũng có các đại diện người Việt tham gia vào Hội đồng thành phố (chủ yếu bao gồm những người Việt đã sang Mỹ định cư lâu năm). Sự quan tâm của giới trẻ người Việt với chính trị Mỹ ngày càng tăng song tiềm năng còn lớn và một trong những vấn đề mà giới chức địa phương tại Texas quan tâm nhất là làm thế nào để có thể lôi kéo được nhiều hơn lượng cử tri người Việt tham gia vào các cuộc bầu cử tại đây.

Theo một nghiên cứu năm 2017 của American Community Survey, 64% số người Việt được hỏi ủng hộ Đảng Cộng hòa và thành tích của Tổng thống Trump (trong khi đó số người Philippines được hỏi có 48% ủng hộ và phần lớn người Mỹ gốc Á ở Texas có quan điểm giảm ủng hộ Đảng Cộng hòa và Trump). Việc thuyết phục người Việt tham gia nhiều hơn vào bỏ phiếu hay đảo ngược quan điểm là điều mà cả Đảng Cộng hòa và Dân chủ rất quan tâm.

cuoc song muon mau nguoi viet tai texas
Chùa Ông Bổn ở Houston, Texas.

Cuối cùng nhưng không phải là tất cả, văn hóa Việt Nam là một trong những điều được cả cộng đồng người Việt tại Texas tiếp tục chú trọng gìn giữ và phát huy. Khác với nhiều thành phố lớn ở Mỹ, khu Việt Nam tại Houston có quy mô và sự hiện diện của cộng đồng lớn hơn hẳn khu “China town”. Cộng đồng người Việt tiếp tục duy trì các cơ sở dạy tiếng Việt hàng tuần và tại nhà, thậm chí bao gồm cả các lớp “luyện thi” như ở Việt Nam.

Là người xa quê đã lâu, bác V.V.L vẫn đang miệt mài sưu tập kỷ vật của Việt Nam trên toàn thế giới và tại Mỹ để hoàn thiện cho công trình độc đáo này, để gìn giữ những giá trị văn hóa Việt cho các thế hệ sau và cũng để thỏa mãn nỗi nhớ Việt Nam đau đáu trong lòng sau bao bôn ba nơi đất khách. Từ các thành phố lớn như Houston, Austin, Dallas… cho đến những nơi xa xôi như Lubbock (nơi có Đại học TexasTech và Trung tâm lưu trữ Việt Nam nổi tiếng) hay El Paso (thành phố sát biên giới Mexico), những quán phở, cà phê, khu chợ Việt Nam… đều có thể làm ấm lòng người Việt mỗi khi nhớ văn hóa quê hương da diết.

cuoc song muon mau nguoi viet tai texas
Món nem rán gợi thương gợi nhớ với người Việt ở Texas.
cuoc song muon mau nguoi viet tai texas

Người truyền nghề nail trên đất Mỹ

TGVN. Ông là Jimmy Luong - thầy hiệu trưởng gốc Việt của một trường dạy nghề hiện đang đào tạo và cho ra lò hàng ...

cuoc song muon mau nguoi viet tai texas

Trong vòng tay người Việt ở Mỹ

TGVN. Hơn 10 cuộc tiếp xúc cởi mở với cộng đồng người Việt tại Mỹ đã được Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường - ...

cuoc song muon mau nguoi viet tai texas

"Hai nửa thế giới": Chuyện ít biết về cộng đồng người Việt tại Mỹ

Chọn một đề tài cực khó nhưng với cách tiếp cận thông minh và tinh tế, những câu chuyện về một bộ phận người Việt ...

Đọc thêm

Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 28/4 đã diễn ra lễ trao giải 'Cuộc thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản' dành cho người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại ...
Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Ngoại trưởng Pháp xác nhận ông sẽ đưa ra đề xuất với các quan chức Lebanon nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Hezbollah và Israel và ngăn chặn xung đột ...
Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Cặp vợ chồng tỷ phú ở bang Gujarat đã chính thức từ bỏ mọi tài sản, cắt đứt quan hệ với gia đình và bắt đầu hành trình đi chân ...
Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực

Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực

Đài Sputnik đưa tin Nga đã công bố phát triển một hệ thống khí tượng thủy văn trên không gian cho phép quan sát liên tục khu vực Bắc Cực.
Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Nỗ lực dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường được thúc đẩy trong bối cảnh Trung Quốc ghi nhận số vụ tự tử gia tăng ở các trường tiểu ...
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động