Nhỏ Bình thường Lớn

Cuộc tấn công chưa từng có của Iran vào Israel có ý nghĩa gì đối với năng lượng toàn cầu? Tehran sẽ làm điều này nếu ‘không có gì để mất’

Trong vài tuần qua, thị trường năng lượng khá lạc quan bất chấp căng thẳng gia tăng ở Trung Đông, kể cả sau cuộc tấn công của Iran vào Israel. Tuy nhiên, điều này có thể không kéo dài.
Hệ thống chống tên lửa hoạt động sau khi Iran phóng máy bay không người lái và tên lửa về phía Israel, ngày 14/4. (Nguồn: Reuters)
Hệ thống chống tên lửa hoạt động sau khi Iran phóng máy bay không người lái và tên lửa về phía Israel, ngày 14/4. (Nguồn: Reuters)

Theo các chuyên gia của Atlantic Council, thị trường năng lượng đã không có phản ứng gì lớn sau cuộc tấn công chưa từng có của Iran vào Israel cuối tuần qua, bất chấp mối đe dọa leo thang này gây ra cho nguồn cung dầu toàn cầu. Tuy nhiên, khi Israel cân nhắc phản ứng đáp trả Tehran, rủi ro đối với giá nhiên liệu và an ninh năng lượng toàn cầu là cực kỳ cao.

Khoảng 23h ngày 13/4 (giờ Israel), Iran mở cuộc tấn công kéo dài vài tiếng đồng hồ vào Israel. Theo quân đội Israel, Tehran đã phóng tổng cộng hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái (UAV) hướng đến lãnh thổ quốc gia Trung Đông.

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng (8-14/4): Nga chưa bao giờ từ chối giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình, quốc gia Baltic sát cánh Ukraine gia nhập EU và NATO Ảnh ấn tượng (8-14/4): Nga chưa bao giờ từ chối giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình, quốc gia Baltic sát cánh Ukraine gia nhập EU và NATO

Cuộc tấn công xuyên đêm - Iran đặt tên là "Chiến dịch cam kết thực sự" - đánh dấu lần đầu tiên nước này tấn công lãnh thổ Israel dù hai quốc gia đã đối đầu với nhau trong nhiều thập niên. Tehran tuyên bố đây là hành động đáp trả vụ không kích mà họ cho là Israel thực hiện nhằm vào tòa nhà lãnh sự của Iran ở thủ đô Damascus, Syria, ngày 1/4, khiến 7 sĩ quan Iran thiệt mạng, bao gồm 2 tướng. Israel chưa bao giờ thừa nhận hay phủ nhận họ đứng sau vụ tấn công này.

Sau động thái của Iran, ngày 15/4, Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel Herzi Halevi tuyên bố quốc gia của ông sẽ đáp trả cuộc tấn công nói trên.

Phụ thuộc vào phản ứng của Israel

Trong vài tuần qua, thị trường năng lượng khá lạc quan bất chấp căng thẳng gia tăng ở Trung Đông. Tuy nhiên, điều này có thể không kéo dài.

Các giả định cơ bản là eo biển Hormuz sẽ vẫn mở vì lợi ích của Iran. Hoạt động buôn bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã được điều chỉnh để tránh cuộc tấn công của Houthi trong một số trường hợp, nhưng Qatar đã nhanh chóng chuyển giao hàng hóa ra thị trường.

Ngay cả trong tuần này, thị trường đã cảm thấy “nhẹ nhõm” trước khả năng Israel và các đồng minh đẩy lùi cuộc tấn công bằng UAV và tên lửa của Iran, đồng thời tiếp tục cho rằng Israel sẽ không tấn công hoạt động sản xuất dầu của Iran.

Nhưng câu hỏi quan trọng là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Áp lực ở Israel đối với việc đáp trả cuộc tấn công của Iran rất mãnh liệt. Có nguy cơ cao xảy ra đối đầu với lực lượng Hezbollah ở phía Bắc nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công tên lửa tầm ngắn vào Israel. Và người Israel vẫn chưa hoàn thành chiến dịch ở Gaza.

Iran đã thực hiện những gì họ cho là phản ứng được tính toán trước và đo lường kỹ lưỡng đối với cuộc tấn công vào tòa nhà lãnh sự của họ ở Syria để chấm dứt chu kỳ phản ứng, nhưng cả Israel và Mỹ đều không thể chấp nhận các cuộc tấn công của Iran vào Israel như một điều bình thường.

Các vấn đề chính cần theo dõi trong hai tuần tới

Thứ nhất, Mỹ và các đồng minh sẽ thực hiện những biện pháp nào để cố gắng ngăn chặn sự leo thang của Israel có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh rộng hơn.

Thứ hai, liệu các lệnh trừng phạt mới đối với Iran sẽ nhắm vào các công ty bảo hiểm, ngân hàng Trung Quốc (quốc gia khách hàng mua dầu lớn nhất của Tehran) hay cả hai.

Thứ ba, liệu Mỹ có tăng cường đáng kể việc nhắm mục tiêu vào các thành trì của Houthi như một cách để giảm mối đe dọa đối với vận chuyển và trả đũa Iran hay không.

Thứ tư, liệu Israel sẽ thực hiện kiềm chế hay kích hoạt một đợt đáp trả mới.

Ở mức tối thiểu, chi phí vận chuyển có thể tăng do nguy cơ hành động quân sự gia tăng ở Vịnh Ba Tư, áp lực lên các công ty bảo hiểm của Mỹ và châu Âu nhằm tránh mọi giao dịch - kể cả với Trung Quốc - liên quan đến dầu thô của Iran và việc định tuyến lại dầu khí bổ sung. Các chuyến hàng để đối phó với các mối đe dọa của Houthi hoặc phản ứng của đồng minh. Những “cái đầu nguội” hơn ở Mỹ, châu Âu, Jordan, Saudi Arabia và Trung Quốc sẽ cố gắng ngăn chặn sự đối đầu sẽ đẩy giá dầu và khí đốt lên ba con số. Nhưng họ có thể không thắng thế….

Iran sẽ đóng cửa eo biển Hormuz?

Khi xung đột giữa Iran và Israel ngày càng gia tăng, câu hỏi lớn đặt ra là “liệu Iran có đóng eo biển Hormuz”?

Tất cả các tàu thuyền ra vào Vịnh Ba Tư đều phải đi qua tuyến đường thủy hẹp này. Theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), khoảng 21% lượng dầu mỏ lỏng của thế giới (gồm dầu thô, khí ngưng tụ và các sản phẩm dầu mỏ) đi qua eo biển Hormuz, khiến đây trở thành điểm vận chuyển dầu quan trọng nhất toàn cầu.

Nếu Iran ngừng vận chuyển qua eo biển này, nguồn cung dầu sẽ bị ảnh hưởng ngay lập tức và đáng kể. Châu Á sẽ cảm nhận được những tác động sâu sắc nhất, vì 80% dầu thô và khí ngưng tụ rời Vịnh Ba Tư qua eo biển này được vận chuyển đến các khách hàng ở châu Á.

Trong quá khứ, Tehran đã cảnh báo sẽ đóng cửa eo biển quan trọng này nhưng chưa bao giờ thực hiện. Iran khó có thể đóng cửa eo biển đối với dầu của Saudi Saudi, Kuwait, Iraq và Các tiểu vương quốc Arab thông nhất (UAE), vì nếu làm vậy, Mỹ sẽ ngay lập tức triển khai lực lượng hải quân để cấm các tàu chở dầu của Iran ra khỏi Vịnh Ba Tư. Tehran hoàn toàn phụ thuộc vào doanh thu từ hoạt động buôn bán dầu và nếu không thể xuất khẩu nhiên liệu này, chính phủ sẽ ngay lập tức mất khả năng thanh toán.

Mặc dù về mặt kỹ thuật, dầu của Iran đang chịu lệnh trừng phạt nặng nề của Mỹ. Những lệnh trừng phạt đó vẫn được áp dụng đối với những người mua dầu của Iran và những người này có cách “lách” trừng phạt bằng cách che giấu nguồn gốc hàng hóa.

Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Biden đã không tiến hành trừng phạt các hành vi vi phạm lệnh trừng phạt đối với khách hàng lớn nhất của Iran là Trung Quốc, theo những cách đủ mạnh để ngăn cản các nhà lọc dầu tại nền kinh tế số 2 thế giới mua hàng từ quốc gia vùng Vịnh.

Việc thực thi lệnh trừng phạt và an ninh của eo biển Hormuz đi đôi với nhau. Nếu Mỹ bắt đầu thực thi các lệnh trừng phạt dầu mỏ nghiêm ngặt hơn và Iran không thể tìm được người mua hàng của mình, thì Tehran có thể có động cơ đóng cửa eo biển vì họ không còn gì để mất. Nhưng nếu các biện pháp trừng phạt không được thực thi nghiêm ngặt và Iran tiếp tục tạo ra doanh thu đáng kể từ việc bán dầu, thì nước này sẽ có động lực để giữ eo biển Hormuz mở cửa cho mọi hoạt động vận chuyển.

Như vậy, có thể nhận định, Iran sẽ không đóng eo biển Hormuz trừ khi không còn gì để mất. Chi phí bảo hiểm khi vận chuyển dầu qua Vịnh Ba Tư có thể sẽ tăng do khả năng tàu chở dầu vướng vào làn đạn chéo hiện có nhiều khả năng xảy ra hơn. Nguy cơ giá dầu tăng đột biến trong ngắn hạn vẫn còn, nhưng rủi ro giá dầu tăng cao trong dài hạn do cú sốc nguồn cung từ Trung Đông vẫn ở mức thấp.

Iran tung 'kế' mới đối đầu Israel, Mỹ rốt ráo nhờ Trung Quốc và loạt nước ra mặt 'khuyên nhủ' Tehran

Iran tung 'kế' mới đối đầu Israel, Mỹ rốt ráo nhờ Trung Quốc và loạt nước ra mặt 'khuyên nhủ' Tehran

Israel đang ở trong trạng thái cảnh giác cao độ trước nguy cơ một cuộc tấn công tiềm tàng từ Iran nhằm trả đũa vụ ...

Iran và Israel 'đấu khẩu' tại HĐBA, Ngoại trưởng Nga liên hệ với Tehran nói gì?

Iran và Israel 'đấu khẩu' tại HĐBA, Ngoại trưởng Nga liên hệ với Tehran nói gì?

Ngày 14/4, các đại sứ của Iran và Israel tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) tranh cãi nhau gay gắt tại ...

Tin vắn kinh tế: Iran-Thổ Nhĩ Kỳ gia hạn hợp đồng khí đốt, Australia cảnh báo tình trạng lừa đảo hoá đơn, nhân viên lái tàu Anh đình công

Tin vắn kinh tế: Iran-Thổ Nhĩ Kỳ gia hạn hợp đồng khí đốt, Australia cảnh báo tình trạng lừa đảo hoá đơn, nhân viên lái tàu Anh đình công

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin vắn kinh tế thế giới nổi bật mới nhất.

Kinh tế thế giới nổi bật (5-11/4): Triển vọng toàn cầu ảm đạm, Nga thành công ‘xoay trục’ khỏi phương Tây, EU cứng rắn với nông sản Ukraine

Kinh tế thế giới nổi bật (5-11/4): Triển vọng toàn cầu ảm đạm, Nga thành công ‘xoay trục’ khỏi phương Tây, EU cứng rắn với nông sản Ukraine

Tăng trưởng toàn cầu tiếp tục sụt giảm, phương Tây không còn là đối tác thương mại chính của Nga, lạm phát tăng tại Mỹ, ...

Nỗi lo vàng hóa nền kinh tế

Nỗi lo vàng hóa nền kinh tế

Giá vàng thế giới liên tiếp lập kỷ lục mọi thời đại trong bối cảnh làn sóng mua vào diễn ra mạnh mẽ tại nhiều ...

(theo Atlantic Council)

Tin cũ hơn

Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua
Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi