TIN LIÊN QUAN | |
Truyền thông nối liền khoảng cách giới | |
Định kiến giới cản trở tiềm năng của phụ nữ |
Tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội Nguyễn Thị Hà cho biết, những năm qua, công tác bình đẳng giới ở nước ta đã có những bước tiến đáng kể. Hoạt động truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình được đẩy mạnh với nhiều hình thức cụ thể, thiết thực, hướng vào nhiều đối tượng khác nhau.
Hoạt động của truyền thông góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, đẩy lùi tư tưởng, định kiến giới, ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh do việc lựa chọn giới tính thai nhi, nâng cao vai trò và vị thế của người phụ nữ trong xã hội...
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho rằng công tác truyền thông về bình đẳng giới còn nhiều thách thức. (Ảnh: Thanh Mạnh) |
“Tuy nhiên, công tác truyền thông về bình đẳng giới còn nhiều thách thức. Việc tuyên truyền về bình đẳng giới còn chưa được thường xuyên, chỉ tập trung vào một số dịp nhất định như ngày 8/3, 20/10 và trong Tháng hành động về bình đẳng giới. Một số tác phẩm truyền thông vẫn còn định kiến giới như quá đề cao vai trò của phụ nữ trong gia đình. Một số vấn đề có tính chất nhạy cảm giới như bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em gái thường bị lạm dụng để câu view, gây tác động ngược”, bà Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh.
Từ những thách thức đó, việc phát động cuộc thi viết sẽ góp phần thực hiện Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020 nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng công tác truyền thông, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cuộc thi cũng tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về bình đẳng giới. Đây cũng là dịp ghi nhận, động viên, khen thưởng các phóng viên, cộng tác viên, thông tin viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương có các tác phẩm báo chí chất lượng tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.
Cuộc thi được phát động từ ngày 11/9 đến hết ngày 30/11/2018. Buổi lễ tổng kết, công bố các tác phẩm đoạt giải dự kiến sẽ được tổ chức vào giữa tháng 12/2018.
Thể lệ cuộc thi được đăng tải trên Tạp chí điện tử Lao động và Xã hội, Cổng Thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội cùng các phương tiện thông tin đại chúng. Mọi công dân Việt Nam và người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài đều có thể tham gia cuộc thi này.
Các tác giả tham dự cuộc thi có thể gửi các bài viết văn xuôi được thể hiện dưới hình thức: Bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, bình luận, chuyên luận, phóng sự, điều tra, nghiên cứu, hồi ký, bút ký tham dự cuộc thi.
Cuộc thi nhận được sự quan tâm của nhiều phóng viên, nhà báo. (Ảnh: YN) |
Nội dung của tác phẩm nhằm tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ; Phát hiện những tồn tại, bất cập trong ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực bình đẳng giới ở Việt Nam... Qua đó, đề xuất các giải pháp, ý tưởng để bổ sung, hoàn thiện chính sách, thực hiện thành công công tác bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tác phẩm dự thi có thể là các bài viết sáng tác mới hoặc đã được đăng tải, phát hành trong thời gian từ ngày 1/1/2016 đến ngày 25/11/2018 trên sách, báo in, tạp chí, báo, tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Mỗi tác giả, nhóm tác giả được gửi nhiều tác phẩm tham dự cuộc thi. Các tác giả tham dự thi gửi bản in, file mềm, đường link đến Tạp chí Lao động và Xã hội. Ngoài bì thư/tiêu đề thư ghi rõ: Bài dự thi viết về bình đẳng giới năm 2018.
Ban tổ chức sẽ lựa chọn và trao giải cho các tác phẩm xuất sắc nhất, bao gồm 1 Giải Nhất (15 triệu đồng) 2 Giải Nhì (mỗi giải 10 triệu đồng); 3 Giải Ba (5 triệu đồng) và 10 Giải khuyến khích (mỗi giải 2 triệu đồng). |
Truyền thông nối liền khoảng cách giới Truyền thông cần tác động để phụ nữ thoát khỏi vỏ bọc định kiến, tìm kiếm sự giúp đỡ; đồng thời tác động lên nam ... |
Bình đẳng giới từ ngay trong mỗi gia đình “Bình đẳng giới thực chất, quyền trẻ em, phụ nữ cần được tôn trọng ngay trong gia đình là nền tảng để thúc đẩy bình ... |
Chuyện bé gái thích tự cắt tay và vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam Chia sẻ với TG&VN, chuyên gia tâm lý, Tiến sĩ Trần Thành Nam (giảng viên Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia ... |