Cuốn sách lịch sử đầu tiên sau 70 năm

Với hơn 450 trang, được chia thành bảy chương, cuốn sách Bộ Ngoại giao – 70 năm xây dựng và phát triển đã giúp người đọc hiểu rõ về vai trò và những đóng góp của ngành Ngoại giao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt hơn, cuốn sách này được ra mắt vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cầm trên tay cuốn sách Bộ Ngoại giao – 70 năm xây dựng và phát triển.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan là người đầu tiên cầm trên tay cuốn sách Bộ Ngoại giao – 70 năm xây dựng và phát triển ngay khi nó vừa được ra mắt. Chính ông là chủ biên và chỉ đạo biên soạn công trình thu thập tài liệu và nghiên cứu lớn này. Ông chia sẻ: “Mọi người dân Việt Nam đều biết ngành Ngoại giao nước nhà đã giành được rất nhiều thắng lợi huy hoàng, đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Tuy nhiên, đến tận bây giờ, ngành Ngoại giao mới có một cuốn sách lịch sử cho riêng mình”.

Nhọc nhằn tìm tư liệu

Việc biên soạn một cuốn lịch sử của Bộ Ngoại giao đã được tính đến từ năm 2008. Vào thời điểm ấy, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã mời PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc – nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Việt Nam làm chủ biên. Tuy nhiên, vì những khó khăn khác nhau mà công trình này không được hoàn tất. Sau này, Bộ đã tiếp nhận ý tưởng từ các thế hệ cán bộ trước, để hoàn thành những gì còn dang dở. Khi được giao nhiệm vụ, Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng và Truyền thống Ngoại giao Ngô Hướng Nam đã mời nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cùng một loạt cán bộ ngoại giao kỳ cựu như Nguyễn Đức Hùng, Vũ Chí Công, Vũ Dương Huân, Trịnh Quang Thanh, Trần Trọng Toàn... tham gia vào Ban Biên soạn. Cuốn sách nhằm ghi lại những sự kiện, con người đã góp phần hình thành nên ngành Ngoại giao từ năm 1945 đến nay; giới thiệu cho công chúng về những con người đứng đằng sau các thành tựu của Ngành.

Vì phải gấp rút thực hiện trong một thời gian ngắn (khoảng năm tháng) nên nhóm biên soạn đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Thời gian càng lùi xa, các thông tin, tư liệu liên quan ngày càng mai một; những nhân chứng lịch sử ở thời kỳ trước cũng ít dần đi... Vì thế, việc thu thập tài liệu liên quan là khâu khiến Ban Biên soạn đau đầu nhất. Bên cạnh việc dựa vào các công trình nghiên cứu và các cuốn sách đã được xuất bản trước đó, các nhà ngoại giao kỳ cựu còn thu thập được những thông tin rất quý giá từ các cuốn hồi ký của cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch; trợ lý Bộ trưởng, Đại sứ Ngô Điền; Thứ trưởng Trần Quang Cơ hay từ cuốn Chuyện nghề, Chuyện nghiệp Ngoại giao được xuất bản 2013 với sự tham gia của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan và một số thành viên Ban Biên soạn.

GS. Vũ Dương Huân cho biết những cuốn hồi ký ít ỏi về ngoại giao là nguồn thông tin vô cùng quý báu, đóng góp vào cuốn sách. “Ở chương đầu tiên, chúng tôi đã gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu liên quan đến chuyến đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Trung Quốc và Liên Xô năm 1950. Cuối cùng, những thông tin này được Ban Biên soạn tìm thấy từ cuốn hồi ký của đồng chí Trần Đăng Ninh - Chủ nhiệm đầu tiên của Tổng cục Cung cấp (tiền thân của Tổng cục Hậu cần). Chính ông là một trong những người đã tháp tùng Bác Hồ trong chuyến đi năm đó”, GS. Dương Huân chia sẻ.

Cũng về việc thu thập thông tin, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan có kể một câu chuyện vui. Vào thời kỳ tiếp quản Thủ đô, một số đồng chí lãnh đạo địa phương đã được điều động về Bộ Ngoại giao để làm việc. Dù vẫn còn nhớ mặt những đồng nghiệp ấy nhưng ông Vũ Khoan đã quên tên phần lớn trong số họ. Vì thế, ông đã phải lặn lội đến nghĩa trang Mai Dịch để ghi lại thông tin về các nhân vật cho chính xác. Ông nói: “Chuyện nó buồn cười như thế đấy! Các đồng chí còn sống cũng đã cao tuổi lắm rồi. Chúng tôi đã đến nhà từng người để hỏi chuyện nhưng đa phần họ không còn minh mẫn. Khó khăn như vậy nhưng chúng tôi vẫn may mắn thu thập đủ thông tin về các hoạt động trong từng thời kỳ, về tổ chức và đội ngũ cán bộ”.

Bước đầu quan trọng

Dù thực hiện trong một thời gian rất ngắn nhưng công tác thu thập thông tin, kiểm tra, biên soạn vẫn được nhóm tác giả thực hiện rất kỹ lưỡng. Các bản thảo liên tục được Ban Biên soạn gửi đến nhà các đồng chí cán bộ lão thành để xin ý kiến. Qua tiếp xúc, tất cả đều nhận thấy các đồng chí đánh giá rất tốt về công trình này. Không chỉ điểm lại các sự kiện của Bộ Ngoại giao qua từng thời kỳ, mỗi chương của cuốn sách còn đem đến cho độc giả những phân tích, đánh giá về ảnh hưởng của bối cảnh trong nước và quốc tế đến ngành Ngoại giao; những câu chuyện đằng sau thành công của các sự kiện đối ngoại quan trọng trong suốt bảy thập kỷ qua.

Dù được dư luận đánh giá rất cao nhưng theo nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, cuốn sách này vẫn còn một vài điểm chưa được ưng ý. Ông cho biết, công trình cho ra mắt lần này chưa hẳn đã là một cuốn sách lịch sử đúng nghĩa về Bộ Ngoại giao. Theo ông, viết lịch sử một cách đúng nghĩa đòi hỏi rất nhiều thời gian và tư liệu.

Là một thành viên trong Ban Biên soạn, GS. Dương Huân cũng chưa hài lòng với một vài phần trong cuốn sách. Theo ông, các công tác như xây dựng Đảng, Công đoàn... còn khá “lép vế” bởi các tài liệu mà Bộ Ngoại giao lưu trữ đã bị thất lạc trong chiến tranh. Thêm vào đó, các cán bộ ngoại giao liên tục thay đổi khiến cho công việc giữ gìn và sắp xếp tư liệu còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì những lý do này mà Ban Biên soạn đã quyết định chọn cái tên Bộ Ngoại giao - 70 năm xây dựng và phát triển để đặt cho cuốn sách, thay vì Lịch sử Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên, tác phẩm này vẫn có ý nghĩa rất quan trọng vì có thể làm cơ sở ban đầu cho các thế hệ cán bộ ngoại giao sau này viết nên một cuốn sách lịch sử đích thực.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam, việc cho ra mắt cuốn sách Bộ Ngoại giao – 70 năm xây dựng và phát triển là sự tri ân của Bộ đối với các thế hệ đi trước, những người đóng góp to lớn vào thành công chung của Ngành ngày hôm nay. Nhóm Biên soạn mong muốn, đây sẽ là cuốn sách gối đầu giường của tất cả các cán bộ ngoại giao để thêm hiểu, thêm yêu công việc hàng ngày của mình.

Khi được hỏi về kế hoạch cho ra đời những công trình nghiên cứu khác để bổ sung vào kho lịch sử của Bộ Ngoại giao, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khẳng định, điều này là mong mỏi của Ban Biên soạn, của ngành Ngoại giao và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh.

“Tôi chưa dám nói trước điều gì về việc này vì tuổi đã cao, sức có hạn. Nhưng nếu khả năng còn có thể và được Bộ yêu cầu, chúng tôi sẵn sàng tiếp tục làm việc để hình thành nên một bộ lịch sử đúng nghĩa”, ông Vũ Khoan chia sẻ.

Hoàng Quân

Bài viết cùng chủ đề

70 năm Ngoại giao Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động