Đấu tranh không tiếng súng ở Paris

Trong những đóng góp cuối cùng vào đại thắng mùa Xuân năm 1975 trên mặt trận chính trị và ngoại giao ở nước ngoài phải kể đến nỗ lực của đoàn cán bộ từ trong nước phái sang Paris hoạt động tại diễn đàn hai bên miền Nam Việt Nam và diễn đàn Việt Nam DCCH - Hoa Kỳ, tại hai cơ quan đại diện nước ta tại Pháp là Đại sứ quán Việt Nam DCCH và Phái đoàn Thường trực Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam (CPCMLT).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ông Võ Văn Sung (phải) tiễn Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ tại sân bay Paris.

Trước khi đoàn đàm phán của ta rút về nước, lãnh đạo ta đã sắp xếp lại tổ chức và lề lối làm việc ở địa bàn Paris nhằm đảm bảo sự thống nhất hành động của các cơ quan đại diện của hai miền nước ta và đảm bảo tính nhạy bén kịp thời ứng phó với tình hình. Cụ thể là đã chỉ định một Ban cán sự của Đảng gồm tôi là Bí thư, anh Phạm Văn Ba, Trưởng Phái đoàn thường trực của CPCMLT và anh Nguyễn Tuấn Liêu, Tham tán của Đại sứ quán Việt Nam DCCH. Ban cán sự còn được giao nhiệm vụ thông qua Nhóm Việt ngữ chỉ đạo phong trào Việt kiều ở Tây Âu, giúp đỡ phong trào Việt kiều ở Bắc Mỹ, để phối hợp với các hoạt động trong nước.

Vai trò “Đài quan sát”

Ngày 25/11/1974, anh Lê Đức Thọ (Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban tổ chức Trung ương) sang Paris công tác, trước khi về Hà Nội đã triệu tập Ban Cán sự Đảng tại Pháp cùng với mấy cán bộ chủ chốt của phong trào Việt kiều để phổ biến tình hình trong nước, đặc biệt là các hoạt động quân sự của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và việc đánh trả của ta; về nhiệm vụ ở Pháp, anh căn dặn việc đẩy mạnh phong trào Việt kiều để kịp thời hiệp đồng với trong nước.

Sau cuộc họp này, anh Lê Đức Thọ giữ tôi lại để phổ biến riêng về đánh giá của Hội nghị Trung ương thứ 21 và về việc Bộ Chính trị đang chuẩn bị khả năng tranh thủ thời cơ giải phóng miền Nam trễ nhất là năm 1976. Anh yêu cầu tôi chuẩn bị để kịp thời xử lý những hoạt động ở Pháp trong tình huống khẩn trương mà sự chỉ đạo cụ thể của trong nước sang Paris không thể kịp thời...

Từ sau khi gặp anh Lê Đức Thọ, suy nghĩ về các việc trọng tâm tôi cho rằng một vấn đề hàng đầu có ý nghĩa cốt lõi khi quyết định dùng quân sự "đánh cho nguỵ nhào" là việc đánh giá đúng ý đồ và khả năng của Mỹ có đưa quân trở lại miền Nam để cứu chính quyền Sài Gòn không. Lần anh Lê Đức Thọ gặp ông Kissinger tháng 6/1973, ta cũng đã thấy được những hạn chế của Mỹ trong khả năng trở lại Việt Nam bằng quân sự. Do đó câu hỏi "Mỹ dám trở lại Việt Nam không?" là vấn đề ta phải giải đáp rõ ràng hơn. Từ đó, tôi nghĩ rằng hoạt động của ta ở Paris trước tiên cũng phải nhằm góp phần giải đáp câu hỏi này. Tôi tình cờ quen biết từ năm 1946 đại sứ của chính quyền Sài Gòn tại Paris là ông Nguyễn Duy Quang, ngoài ra tôi có biết ông Phạm Đăng Lâm - Đại sứ của Sài Gòn tại Luân Đôn cùng kiêm nhiệm Hà Lan như tôi. Tôi đã đặt mục tiêu tiếp cận hai ông này để tìm tin tức về động thái và ý đồ của Mỹ.

Cuối tháng 1/1975, Sứ quán Paris nhận được điện của Hà Nội yêu cầu: Cho biết Mỹ có khả năng đưa quân trở lại Việt Nam không? Chúng tôi đã phân công anh Lê Đình Nhân (1), Bí thư thứ nhất và anh Hồ Nam, Bí thư thứ hai đi thu thập nhiều tin tức, thông qua nhiều mối quan hệ với các bạn bè ở Tây Âu và Bắc Mỹ và có được mấy thông tin đáng để ý: Một là ngân sách Mỹ cho năm 1975 về chi tiêu quân sự ở châu Á nói chung và chi viện cho chính quyền Sài Gòn chẳng những không tăng mà còn giảm. Thứ hai là qua những tin tức từ Lầu Năm góc cho thấy từ sau khi Nixon mất chức Tổng thống ngày 9/5/1974 do vụ Watergate thì quân Mỹ hầu như bất động, không có cuộc điều động quân đội nào lớn, kể cả các đơn vị đóng ở châu Á.

Giữa tháng 2/1975, Sứ quán đã báo cáo về nước các tin tức trên cùng với những nhận xét qua tiếp xúc với ông Quang và ông Lâm và đề xuất nhận định: Không có khả năng Mỹ đưa quân trở lại Việt Nam!

Tiếp đó cũng vào giữa tháng 2/1975, Hà Nội lại hỏi: Tàu sân bay Enterprise từ Philippines được điều động vào Biển Đông có nhiệm vụ gì? Qua các nguồn tin của bạn bè thuộc ngành hàng hải và có những tin báo chí khác, chúng tôi đã trả lời Hà Nội rằng: Enterprise từ Phillippines sang không có nhiệm vụ chiến đấu, mà có nhiệm vụ "di tản" người Mỹ.

Sau khi Sứ quán báo cáo, Hà Nội đã cho biết tin tức của Paris cung cấp trùng hợp với tin tức của nhà có từ các nguồn khác, đặc biệt Hà Nội rất tâm đắc với chữ “di tản” sử dụng trong báo cáo của Sứ quán do anh Hồ Nam đã có sáng kiến dịch chữ "évacuer" tiếng Pháp là "di tản".

Đây là loại việc làm rất khó khăn và đầy trách nhiệm vì nó có liên quan trực tiếp đến chỉ đạo chiến trường của ta và vì song song với các tin trên, chúng tôi cũng thu được tin tức tung hoả mù theo hướng quân Mỹ có thể trở lại nếu ta đánh vào Sài Gòn. Nhìn chung, chúng tôi đã nhận thức đúng rằng cơ quan ta ở Paris là một trong những đài quan sát quan trọng nhất ở nước ngoài và đã lấy việc thu thập tin tức, nghiên cứu các vấn đề phối hợp với chiến trường làm công tác trọng tâm trong thời kỳ này và điều đáng mừng là những tin tức chúng tôi cung cấp đã khớp với các nguồn tin khác của nhà.

Ba mũi nhọn vào dư luận

Đúng 17 giờ ngày 26/4 bắt đầu cuộc tấn công quân sự lịch sử tiến vào Sài Gòn và được đồng bào Sài Gòn Gia Định nhất tề nổi dậy, lập thành một thế trận kết hợp tấn công và nổi dậy, nổi dậy và tấn công đẹp nhất chưa từng có.

Đối với dư luận, có các vấn đề mới xuất hiện: một số báo và đài xấu bắt đầu đưa ra luận điệu "quân cộng sản" vào Sài Gòn sẽ có tắm máu, có trả thù. Luận điệu này cũng làm cho những người không chống đối ta lo lắng. Vì vậy, Ban cán sự chúng tôi bàn là ta phải chủ động có hoạt động làm yên lòng dư luận: một là làm sao có cuộc hưởng ứng thắng lợi "giải phóng Sài Gòn" một cách mạnh mẽ, rộng rãi; hai là nói chuyện với những nhân vật có tiếng tăm và ảnh hưởng trong chính giới và báo giới, kể cả trong những người Việt Nam thuộc lực lượng thứ ba, hoặc không thuộc tổ chức nào; ba là tranh thủ cơ hội xuất hiện trên vô tuyến truyền hình và nói trên đài phát thanh để có tiếng nói của Việt Nam DCCH và Chính phủ Cách mạng lâm thời về vấn đề này.

Ngày 27/4, tôi được cử làm đại diện của Đảng Lao động Việt Nam dự lễ tang ông J. Duclos, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Pháp vừa từ trần. Tối 28/4 trước lễ mai táng, Đảng Cộng sản Pháp đã tổ chức bữa tiệc cảm ơn các đại biểu quốc tế đến dự.

Gần cuối bữa tiệc, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Pháp G. Marchais hỏi tôi: "Chúng tôi có thể biến cuộc biểu tình 1/5 năm nay mừng Việt Nam toàn thắng hay không?". Tôi nói: "Theo tôi có nhiều khả năng quân giải phóng miền Nam sẽ vào Sài Gòn ngày 1/5, nhưng tôi không dám khẳng định 100%, vì vậy tôi đề nghị Đảng Cộng sản Pháp chuẩn bị theo dự định là hướng biểu tình mồng 1/5 vào khẩu hiệu mừng Việt Nam toàn thắng. Nếu Sài Gòn được giải phóng ngày 1/5 thì đề nghị các đảng khác cũng giúp đỡ Việt Nam theo hướng như Đảng Cộng sản Pháp".

Năm giờ sáng ngày 30/4/1975 (giờ Paris), sau khi được tin quân ta vào Dinh Độc lập, tôi đã gọi điện thoại cho uỷ viên thường trực hôm đó của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Pháp là ông G. Plissonnier.

Có thể nói rằng cuộc biểu tình ngày 1/5/1975 ở Paris là tuyệt đẹp cho chúng ta. Cuộc biểu tình diễu qua các đường phố từ quảng trường La Nation ở gần trung tâm Paris cho đến cửa ô Saint Martin với khẩu hiệu "Mừng Việt Nam toàn thắng". Mấy ngày sau, chúng tôi được tin tức ở các nước lân cận các tổ chức cánh tả cũng đưa khẩu hiệu mừng Việt Nam toàn thắng vào hoạt động ngày 1/5. Nay nhớ lại, tôi thấy quả thật là một sự hợp đồng tuyệt vời giữa trong nước với ngoài nước, giữa các bạn bè thuộc đủ xu hướng ở các nước Tây Âu.

Đối với các nhân sĩ người Việt Nam tại Pháp thì từ ngày 29/4 đến ngày 1/5, nhiều người đã xin gặp anh Phạm Văn Ba và tôi. Trong đó có nhiều vị đã từng hành động chung với Liên hiệp Việt kiều như các ông Trần Đình Lan, Cao Minh Chiếm, Nguyễn Văn Cổn, Nguyễn Văn Công, Hồ Thông Minh... đều chỉ hỏi là họ sẽ làm được gì cho đất nước và không ai tỏ ra lo ngại.

Riêng ông Nguyễn Khánh, nguyên Đại tướng quân đội và nguyên Thủ tướng chính quyền Sài Gòn, vẫn thường lui tới Đại sứ quán, xin gặp tôi trưa 30/4 và hỏi: "Bây giờ các anh đã thắng rồi thì những người như tôi còn có ích gì nữa không?".

Tôi làm ra bộ giận và trả lời: "Sao anh lại nói "các anh" đã thắng? Đây là thắng lợi của toàn dân tộc Việt Nam từ Bắc chí Nam; chúng ta đã thắng. Nếu cần có tên một người Việt Nam nào đó thất bại thì tôi chỉ nói Nguyễn Văn Thiệu thôi. Rồi đây việc đi đến thống nhất đất nước, việc hàn gắn vết thương chiến tranh, việc xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh... còn bao nhiêu việc cần sự đóng góp của mỗi người con dân Việt Nam".

Ông Nguyễn Khánh nói: "Tôi rất cảm động nghe những lời của anh, rồi đây nếu anh thấy có việc gì tôi có thể góp phần thì tôi sẵn sàng".

Từ mồng 1/5 trở đi, có mấy nhà báo xin gặp tôi để hỏi về tình hình Việt Nam. Tôi đã nhân các dịp ấy nói về vấn đề "tắm máu", "trả thù". Tôi vận động một nhà báo của TF1 phỏng vấn tôi trực tiếp trên đài truyền hình về vấn đề này. Tôi phát biểu đại ý: "Ở Việt Nam có đặc điểm là kháng chiến chống xâm lược nước ngoài kéo dài quá lâu, riêng ở miền Nam Việt Nam liên miên gần 30 năm và ước tính có đến 90% gia đình Việt Nam ở miền Nam có người cả hai bên; mặt khác chiến tranh lâu năm cả nước và mỗi gia đình Việt Nam đều chịu nhiều mất mát đau thương, do đó không có cách nào khác là phải tha thứ cho nhau để xây dựng lại, vì nếu làm ngược lại thì 90% gia đình Việt Nam phải tiếp tục đau khổ".

Tôi đã mượn một câu của nhà chính trị nổi tiếng thời Cách mạng Pháp là Talleyrand để kết luận rằng nếu trừng trị thì "đó còn tệ hơn là tội ác, đó là một lỗi lầm”. Nhà báo Pháp phỏng vấn tôi sau chương trình có nói: "Bây giờ tôi mới hiểu. Điều ông Đại sứ vừa nói là có sức thuyết phục".

Mấy tuần tiếp theo, tin tức từ trong nước do các nhà báo phương Tây đưa về cũng có tin tức về các hoạt động mừng giải phóng và có nhiều phóng viên đưa tin là không có hiện tượng gì về "tắm máu" hay "trả thù" và vấn đề này càng lắng đi. Một số báo chí xấu với ta đã chuyển dần từ chỗ mô tả "quân cộng sản" dữ tợn, tàn bạo mà họ tưởng tượng ra, thành những người "lính Bắc Việt mặc quân phục xanh lá cây, quê mùa và thật thà" trong thành phố Sài Gòn hoa lệ!

Đại sứ Võ Văn Sung *

* Tác giả là thành viên thường trực đoàn Việt Nam trong cuộc “đàm phán bí mật” Lê Đức Thọ-Kissinger (1971-1973), là đại biểu chính thức Đoàn Việt Nam DCCH tại lễ ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam ngày 27/1/1973, Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Pháp, cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản. Bài viết trên trích lược từ Hồi ký “Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris”, NXB QĐND-2005.

(1) Sau chiến tranh ông Lê Đình Nhân được tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang vì những thành tích xuất sắc phối hợp với chiến trường.

Bài viết cùng chủ đề

70 năm Ngoại giao Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 3/11/2024: Bọ Cạp đừng quá tự mãn

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 3/11/2024: Bọ Cạp đừng quá tự mãn

Tử vi hôm nay 3/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/11/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/11/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 3/11. Lịch âm hôm nay 3/11/2024? Âm lịch hôm nay 3/11. Lịch vạn niên 3/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/11/2024: Tuổi Dậu nhân duyên tốt lành

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/11/2024: Tuổi Dậu nhân duyên tốt lành

Xem tử vi 3/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 3/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Công dân Hàn Quốc và Slovakia đã được thêm vào danh sách những người không cần thị thực để đến thăm trong tối đa 15 ngày
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024, giá vàng chao đảo trước một cuộc bầu cử Mỹ nhiều biến số. Thị trường trong nước biến động cùng chiều thế giới.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động