Cựu quan chức Philippines: Không để 'một li' bờ biển bị chà đạp, lập trường mới của Tổng thống đắc cử về Biển Đông là sáng suốt

Hà Phương
Việc Tổng thống đắc cử Philippines Ferdinand Marcos Jr khẳng định sẽ kiên quyết áp dụng Phán quyết của tòa PCA về Biển Đông được các cựu quan chức nước này nhiệt liệt hoan nghênh, khi một 'chiến thắng' quan trọng đã không bị lãng quên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Dư luận về lập trường “bất ngờ” của Tổng thống đắc cử Philippines đối với vấn đề Biển Đông
Việc Tổng thống đắc cử Philippines Ferdinand Marcos Jr khẳng định sẽ kiên quyết áp dụng Phán quyết của tòa PCA về Biển Đông là sự thay đổi lập trường đáng chú ý. (Nguồn: AP)

Lập trường đúng đắn cần được duy trì

Cựu thẩm phán Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio đã ca ngợi tuyên bố gần đây của Tổng thống đắc cử Ferdinand Marcos Jr rằng ông sẽ kiên quyết áp dụng phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài thường trực (PCA) để chống lại các yêu sách rộng lớn của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ Biển Đông.

Tại cuộc hội thảo hôm 28/5, ông Carpio phát biểu: "Chúng tôi chắc chắn hoan nghênh lập trường mới của ông Marcos Jr., đó là lập trường đúng đắn duy nhất mà bất kỳ tổng thống nào của Philippines cũng cần duy trì trong vấn đề Biển Tây Philippines (tên gọi chính thức của chính phủ Philippines đối với các khu vực phía Đông của Biển Đông)".

Cho rằng tuyên bố của Tổng thống đắc cử là "một sự thay đổi lập trường đáng chú ý và gây ngạc nhiên đối với vấn đề Biển Tây Philippines", vị cựu thẩm phán chia sẻ: “Giờ đây, chúng ta có thể thở phào nhẹ nhõm như thể cơn bão chính trị mạnh nhất được dự báo sắp ập vào đất nước chúng ta kể từ sau Thế chiến II đã đột ngột tan".

Ông Carpio là người luôn thẳng thắn chỉ trích việc Trung Quốc xâm nhập vùng biển nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) dài 370 km của Philippines ở Biển Đông.

Tin liên quan
Quan chức Mỹ: Báo cáo mới không thay đổi lập trường của Washington với Trung Quốc ở Biển Đông Quan chức Mỹ: Báo cáo mới không thay đổi lập trường của Washington với Trung Quốc ở Biển Đông

Trước đó, ngày 26/5, trong cuộc phỏng vấn với một số hãng truyền thông, cựu quan chức này cũng đã bày tỏ quan điểm trước những tuyên bố của ông Marcos liên quan tới tranh chấp hàng hải với Trung Quốc.

Đưa vấn đề Biển Đông trở thành tuyên bố chính sách đối ngoại đầu tiên của mình kể từ khi đắc cử tổng thống, ông Marcos khẳng định: “Chúng ta có một phán quyết rất quan trọng có lợi cho chúng ta và chúng ta sẽ sử dụng nó để tiếp tục khẳng định quyền lãnh thổ của mình.

Đó không phải là một yêu sách. Đó đã là chủ quyền lãnh thổ của chúng ta”.

Không thỏa hiệp theo bất kỳ cách nào

Tháng 7/2016, PCA đã ra phán quyết rằng, các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ Biển Đông là vô hiệu.

Ông Marcos quả quyết: “Chủ quyền của chúng ta là điều thiêng liêng và chúng ta sẽ không thỏa hiệp theo bất kỳ cách nào. Chúng ta sẽ không cho phép dù chỉ một li một lai bờ biển của chúng ta, vốn kéo dài tới 200 km, bị chà đạp”.

Tổng thống đắc cử nhấn mạnh rằng, Philippines sẽ kiên định trao đổi với Trung Quốc bằng “tiếng nói cứng rắn”, phải tiếp tục thảo luận với Bắc Kinh về những tuyên bố chồng lấn.

Tại một cuộc tranh luận trong chiến dịch tranh cử tổng thống hồi tháng 2 năm nay, ông Marcos cho biết, Philippines cũng sẽ cùng các thành viên ASEAN khác thúc đẩy Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) để giải quyết các yêu sách chồng lấn đối với toàn bộ hoặc một vài vùng biển của tuyến đường thủy này và ngăn chặn tranh chấp hàng hải leo thang.

Cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cũng hoan nghênh tuyên bố của ông Marcos về việc tiếp tục sử dụng phán quyết của PCA.

Ông Del Rosario, người từng là Trưởng đoàn tranh tụng của Manila tại PCA ở The Hague năm 2016, cho biết "hy vọng nhiệt thành" của ông là người kế nhiệm Tổng thống Duterte sẽ giữ lời hứa và bảo vệ Biển Đông vì lợi ích của người dân Philippines.

Di sản cho thế hệ trẻ

Theo cựu thẩm phán Carpio, người dân Philippines “phải kiên quyết, nỗ lực gấp đôi và cảnh giác hơn bao giờ hết trong việc bảo vệ Biển Tây Philippines.

Phán quyết của tòa trọng tài là một di sản của thế hệ chúng tôi để lại cho thế hệ của các bạn. Khi hàng ngũ của thế hệ chúng tôi dần mỏng đi, chúng tôi muốn tầng lớp thanh niên bắt đầu xây dựng các thành lũy để bảo vệ Biển Tây Philippines”.

Ông Carpio nhấn mạnh, việc “bảo vệ an toàn các khu vực hàng hải của chúng ta ở Biển Tây Philippines là nhiệm vụ của mọi thế hệ người dân Philippines. Các thế hệ người dân Philippines hiện tại và tương lai phải thực hiện nghĩa vụ lịch sử trang trọng này”.

Trong khi đó, ông Carl Schuster, đại tá hải quân Mỹ đã nghỉ hưu và hiện là Giáo sư khoa học quân sự và ngoại giao tại Đại học Hawaii Pacific cho rằng, còn quá sớm để nói chính xác các chính sách của ông Marcos sẽ như thế nào.

Những tuyên bố ban đầu cho thấy Tổng thống đắc cử sẽ cố gắng cân bằng các mối quan hệ của Philippines với cả Trung Quốc lẫn Mỹ - đồng minh hiệp ước của Philippines.

Giáo sư Đại học Hawaii Pacific lưu ý, mặc dù tuyên bố sẽ kiên quyết đối phó với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, song Tổng thống đắc cử Marcos cũng “bày tỏ sẵn sàng hợp tác” với Bắc Kinh.

Chuyên gia này nhận định, “Tổng thống đắc cử Marcos sẽ thấy rằng, việc cân bằng quan hệ giữa hai siêu cường đang cạnh tranh với nhau trong một thời điểm có nhiều thách thức địa chiến lược ở châu Á giống như đi trên dây".

Nhật Bản: Không được phép lãng quên phán quyết PCA về Biển Đông, đặc biệt là Trung Quốc

Nhật Bản: Không được phép lãng quên phán quyết PCA về Biển Đông, đặc biệt là Trung Quốc

Tờ Japan Times vừa qua đã đăng xã luận khẳng định rằng phán quyết về Biển Đông mà Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở ...

5 năm phán quyết PCA về Biển Đông, lập trường của các nước đã 'xoay trục'

5 năm phán quyết PCA về Biển Đông, lập trường của các nước đã 'xoay trục'

Lập trường của các bên sau 5 năm phán quyết về Biển Đông đã có nhiều sự thay đổi.

(theo Asia News)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số AFC Bournemouth vs Brighton tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Xem tử vi 23/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 23/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim

Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim

MU vs Ipswich: Nếu Amorim thành công tại MU, người ta sẽ nhớ mãi về trận đấu đầu tiên của ông, để mà hoài niệm, để mà so sánh.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động