Ảnh minh họa |
Câu hỏi được đặt ra tại một bàn tròn chuyên gia gồm 5 nhà kinh tế hàng đầu, trong đó có 4 người đoạt giải Nobel, trong dự án “Đồng thuận Copenhagen 2012”.
Hơn 50 nhà kinh tế đã đưa ra gần 40 đề xuất đầu tư các lĩnh vực khác nhau, từ ngăn ngừa xung đột vũ trang, các thảm họa tự nhiên tới vấn đề đói nghèo, giáo dục, và sự nóng lên toàn cầu. Các nhóm đều đưa ra trong nghiên cứu của mình những cách thông minh nhất để xác định chi phí và lợi nhuận để trang trải tiền ở khắp các khu vực của họ. Nhìn chung, những phát hiện cho thấy, nếu chi tiêu thông minh, 75 tỷ USD – tương đương tăng 15% trong chi tiêu viện trợ hiện nay - thì có thể giải quyết nhiều thách thức của thế giới.
Mảng quan trọng nhất trong đầu tư là đẩy mạnh cuộc chiến chống suy dinh dưỡng. Dự án của John Hoddinott thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế và Peter Orazem thuộc Đại học Iowa State đầu tư khoảng 3 tỷ USD hàng năm. Theo đó, họ sẽ theo đuổi gói các biện pháp can thiệp, bao gồm cả cung cấp vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, điều trị các bệnh tiêu chảy, giun sán, và các chương trình thay đổi hành vi, thói quen từ trước đến nay khiến tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính dưới 36% ở các nước đang phát triển được giảm bớt. Cung cấp vi chất dinh dưỡng là biện pháp rất hiếm khi được hoan nghênh nhưng lại có thể làm cho thế giới ngày nay trở nên hoàn toàn khác biệt.
Nhìn chung, một sự đầu tư như vậy sẽ giúp hơn 100 triệu trẻ em bắt đầu cuộc sống mới và thoát khỏi tình trạng chậm phát triển hoặc suy dinh dưỡng. Và nghiên cứu toàn diện vấn đề cho thấy các biện pháp can thiệp như vậy sẽ có tác dụng lâu dài: cơ thể và cơ bắp của trẻ em sẽ phát triển nhanh hơn, khả năng nhận thức được cải thiện, và các em sẽ tập trung nhiều hơn vào việc học, tiếp thu tốt hơn và ở lại trường lâu hơn.
Tương tự như vậy, chỉ cần 300 triệu USD sẽ ngăn chặn 300.000 trẻ em tử vong nếu khoản này được sử dụng để tăng cường cơ chế tài chính của Quỹ Toàn cầu về thuốc chống sốt rét, tạo ra những phương pháp điều trị kết hợp chi phí rẻ hơn cho những nước nghèo. Lợi ích đem lại sẽ lớn gấp 35 lần so với chi phí chữa trị bệnh.
Cũng với con số tương đương, khoảng 300 triệu trẻ em trong độ tuổi sẽ được cắp sách tới trường. Không bị nhiễm trung đường ruột, trẻ em hiểu biết được nhiều hơn, được đi học lâu hơn trở thành những người trưởng thành cống hiến cho đất nước nhiều hơn – cũng là một vấn đề được dư luận quan tâm.
Mở rộng việc điều trị bệnh lao và tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em là hai khoản đầu tư y tế khác nên có. Chi tiêu hàng năm sẽ tăng khoảng 100 triệu USD nhằm phát triển vắc-xin chống lại HIV / AIDS góp phần tạo nên lợi ích đáng kể trong tương lai.
Thực tế, một nửa các ca tử vong có nguyên do từ các bệnh mãn tính ở các nước thế giới thứ ba. Ở đây, các chuyên gia phát hiện ra rằng chỉ cần khoảng 122 triệu USD là có thể cung cấp đầy đủ vắc xin viêm gan B và ngăn chặn khoảng 150.000 ca tử vong hàng năm. Sẽ chỉ tốn 1 khoản chi phí khoảng 200 triệu USD để có thể ngăn chặn 300.000 ca tử vong ở các nước đang phát triển.
Tiếp đó, cần khoảng 2 tỷ USD mỗi năm dành cho nghiên cứu và tăng sản lượng nông nghiệp. Việc này không chỉ này làm giảm đói nghèo bằng cách tăng sản xuất và giảm giá lương thực, nó cũng sẽ bảo vệ đa dạng sinh học, bởi vì cây trồng cho năng suất cao hơn sẽ có nghĩa là nạn phá rừng ít đi, không chỉ vậy, nó còn góp phần vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Và do vậy, chỉ cần chi một số tiền nhỏ - khoảng 1 tỷ USD - để điều tra tính khả thi của việc làm mát hành tinh thông qua các lựa chọn về địa lý-kỹ thuật. Điều này sẽ cho phép chúng ta hiểu tốt hơn về rủi ro công nghệ, chi phí, và lợi ích đồng thời đảm bảo tính tính hiệu quả về chi phí trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu.
Cuối cùng, nên đầu tư thành lập hệ thống cảnh báo sớm có hiệu quả về các thảm họa tự nhiên ở các nước đang phát triển. Với chưa tới 1 tỷ USD một năm, khoản này sẽ làm giảm bớt cả thiệt hại kinh tế trực tiếp và lâu dài và mang lại lợi nhuận khoảng 35 tỷ USD.
Ngân sách 75 tỷ USD từ dự án Đthuận Copenhagen đủ lớn để tạo ra khác biệt thực sự. Và còn rất nhiều giải pháp thông minh đang chờ đợi để được thực hiện.
Bjorn Lomborg (Giáo sư Trường kinh doanh Copenhagen)
Hòa Bình (lược dịch từ Project Syndicate)