Cứu vãn thỏa thuận VFA, Philippines thay đổi trong toan tính địa chính trị ở Biển Đông

Hồng Phúc
TGVN. Các nhà phân tích cho rằng quyết định vào tuần trước của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tạm hoãn việc xóa bỏ Thỏa thuận Các lực lượng thăm viếng (VFA), phản ánh sự thay đổi trong những toan tính địa chính trị của Manila, trong bối cảnh sự hung hăng của Bắc Kinh tại Biển Đông làm bùng lên những quan ngại trong khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cuu van thoa thuan vfa philippines thay doi trong toan tinh dia chinh tri o bien dong Indonesia từ chối đề nghị của Trung Quốc đàm phán về Biển Đông
cuu van thoa thuan vfa philippines thay doi trong toan tinh dia chinh tri o bien dong Chuyên gia quốc tế: Động thái của Trung Quốc ở Biển Đông 'đang dần hủy hoại' trật tự thế giới
cuu van thoa thuan vfa philippines thay doi trong toan tinh dia chinh tri o bien dong
Philippines tạm hoãn việc xóa bỏ thỏa thuận Các lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ phản ánh sự thay đổi trong toan tính địa chính trị của Manila trước sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Các chuyên gia nói thêm rằng những vấn đề kinh tế cũng là nhân tố dẫn đến động thái duy trì VFA, thỏa thuận đã tồn tại 2 thập kỷ, là trung tâm của mối quan hệ đồng minh quân sự Mỹ-Philippines, trong bối cảnh Philippines phải vật lộn với hậu quả về tài chính do lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 lây lan.

Học giả Richard Javad Heydarian, cây viết bình luận quốc tế ở Manila cho rằng việc ông Duterte thay đổi suy nghĩ hiện nay không hoàn toàn đáng ngạc nhiên, căn cứ vào những động thái gần đây của Trung Quốc tại tuyến đường biển giàu tài nguyên này, nơi có khoảng 30% lượng hàng hóa thương mại của thế giới đi qua.

Mới đây, Trung Quốc đã điều máy bay trinh sát và tác chiến chống ngầm tới quần đảo Trường Sa và tuyên bố thành lập 2 quận đảo bao trùm Biển Đông đặt trụ sở hành chính tại quần đảo Hoàng Sa. Bắc Kinh cũng được cho là đang xúc tiến các kế hoạch thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ).

Nhà phân tích về an ninh châu Á Lucio Blanco Pitlo III cho rằng ông Duterte có thể vẫn coi quan hệ đồng minh với Mỹ là "quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của đất nước ông và chống lại ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc, do sự bất cân xứng về sức mạnh giữa Manila và Bắc Kinh".

Theo ông, các nhà ngoại giao của Manila và Washington đã cố gắng cứu vãn thỏa thuận này, đồng thời lưu ý rằng có những vấn đề khó giải quyết được, bất chấp mối quan hệ gần gũi hơn giữa quân đội hai nước.

"Một bất đồng dai dẳng là Manila muốn có quyền xét xử các quân nhân Mỹ nếu bất kỳ ai trong số họ dính líu đến tội ác khi ở Philippines. Do đó, việc đình chỉ này sẽ khiến mất thêm thời gian cho các cuộc đàm phán", ông Pitlo phân tích thêm.

Còn nhà phân tích quốc phòng cấp cao Derek Grossman tại viện nghiên cứu Rand Corporation ở Washington nhận định: "Cuối cùng, ông Duterte có thể vẫn chấm dứt VFA. Tuy nhiên, chắc chắn là có một dấu hiệu đầy hứa hẹn rằng Manila coi trọng thỏa thuận này đủ để giữ nó bên cạnh. Điều đó chứng tỏ rằng Philippines tin tưởng quan hệ an ninh với Mỹ là cần thiết để răn đe Trung Quốc".

Nhà nghiên cứu cấp cao Collin Koh Swee Lean thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (Singapore) lại cho rằng ý định tự lực nhiều hơn về quốc phòng của Manila đã bị ảnh hưởng bởi sự tăng vọt nợ công và thâm hụt ngân sách do chi tiêu cho công tác ứng phó với dịch Covid-19.

Ông nói: "Điều này có nghĩa là trong tương lai có thể nhìn thấy trước được, chi tiêu quốc phòng của Philippines sẽ bị ảnh hưởng xấu, điều này không chỉ ảnh hưởng tới các kế hoạch hiện đại hóa và mua sắm quốc phòng có từ trước của quân đội Philippines, mà cũng ảnh hưởng tới khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng hiện tại. Vì vậy, việc duy trì VFA, ít nhất tại thời điểm này, sẽ đóng vai trò là một hình thức bảo hiểm".

Các nhà phân tích cho rằng các nước trong khu vực có thể sẽ cảm thấy nhẹ nhõm bởi quyết định của Philippines, vì điều này có nghĩa là sự hiện diện của quân đội Mỹ vào thời điểm hiện tại sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực.

cuu van thoa thuan vfa philippines thay doi trong toan tinh dia chinh tri o bien dong Báo Nga: Sự hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông, đối đầu Mỹ-Trung và ứng phó của Moscow

TGVN. Bài viết "Biển Đông dậy sóng vì Covid-19” trên trang mạng Infox.ru nhấn mạnh Bắc Kinh đã sử dụng cả hành động quân sự lẫn ...

cuu van thoa thuan vfa philippines thay doi trong toan tinh dia chinh tri o bien dong Đại sứ Philippines: An ninh Biển Đông là mấu chốt của quyết định hoãn xóa bỏ thỏa thuận quân sự với Mỹ

TGVN. Ngày 3/6, Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Manuel Romualdez cho biết những vấn đề an ninh tại Biển Đông tranh chấp đã góp phần ...

cuu van thoa thuan vfa philippines thay doi trong toan tinh dia chinh tri o bien dong Quay ngoắt 180 độ - Philippines hoãn quyết định 'cáo chung' Thỏa thuận Các lực lượng thăm viếng với Mỹ

TGVN. Ngày 2/6, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin thông báo nước này đã tạm hoãn quyết định chấm dứt Thỏa thuận Các lực lượng thăm viếng ...

(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến tdự Diễn đàn Tương lai ASEAN.
Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Phát hiện tượng chân dung 1.800 năm tuổi của Alexander Đại đế

Phát hiện tượng chân dung 1.800 năm tuổi của Alexander Đại đế

Hai nhà khảo cổ học Finn Ibsen và Lars Danielsen vừa phát hiện bức tượng chân dung Alexander Đại đế bằng đồng khi đang khảo sát trên một cánh đồng.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Ngày 23/4, Diễn đàn tương lai ASEAN với chủ đề 'Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm' đã khai mạc.
WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Sáng 23/4, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức buổi công bố báo cáo Điểm lại - cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 4/2024.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động