Theo đó, kể từ năm 2018, các cơ sở bán hàng không được phép cung cấp túi nilon miễn phí cho khách. Tuy nhiên, khách hàng vẫn có thể được tùy ý sử dụng loại túi nilon nhỏ trong suốt khi mua các loại bánh mì, rau củ và trái cây.
Việc hạn chế sử dụng túi nilon góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. (Nguồn: BBC) |
Theo quy định mới được Chính phủ Czech thông qua, những thông số phân hủy sinh học phải ghi rõ trên túi nilon. Khối lượng bao bì được hoàn toàn tái chế ở Czech sẽ phải tăng từ 60% lên 70%, đồng thời bảo đảm tỷ lệ bao bì tái sử dụng là 80%. Quy định mới cũng nêu rõ người bán hàng phải bán cho khách hàng đồ uống không chỉ đựng trong các loại bao bì sử dụng một lần, mà cả trong các loại bao bì có thể mang đến cửa hàng trả lại.
Điều luật nói trên sẽ có hiệu lực sau khi được Quốc hội Czech thông qua, dự kiến muộn nhất là vào tháng 11/2016. Trong trường hợp ngược lại, EU có thể xử phạt Czech số tiền khoảng 54 triệu koruna (2 triệu Euro).
Trước đó, vào năm 2015, Anh đã kêu gọi hạn chế sử dụng túi nilon và tính phí loại túi gây ô nhiễm môi trường này. Bởi theo Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn Anh, chỉ riêng trong năm 2014, 7,6 tỷ túi nilon là con số mà nước này sử dụng. Vì vậy, Bộ trưởng Tài nguyên Anh Rory Stewart đã kêu gọi người dân Anh thay đổi thói quen mua sắm, hạn chế dùng túi nilon một lần, và tính phí túi nilon tại các siêu thị. Và kể từ khi túi nilon bị tính phí, số lượng túi đã giảm đáng kể so với trước đây.
Theo một nghiên cứu do Ủy ban châu Âu (EC) tiến hành năm 2011, nhu cầu sử dụng túi nilon, bao gồm cả túi dày và túi mỏng trong suốt, của một người vào khoảng 300 chiếc/năm. Các biện pháp mà EU áp dụng nhằm làm giảm số lượng túi nilon nói trên. Theo tính toán của các chuyên gia châu Âu, ngay vào cuối năm 2019 con số này cần phải giảm xuống còn 90 chiếc/năm/người, và đến cuối năm 2025 xuống còn 45 chiếc.